Cảnh báo từ Hội Tai Mũi Họng Việt Nam, bệnh về hô hấp có tỷ lệ người mắc cao nhất (17,3%) trong cơ cấu 5 bệnh tật tại Việt Nam (gồm: bệnh hô hấp, chửa đẻ và sau đẻ, bệnh hệ tuần hoàn, bệnh hệ tiêu hóa, bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh).
Đây cũng là bệnh có tỷ lệ tử vong cao thứ 2 (sau bệnh về hệ tuần hoàn) ở nước ta. Nguyên nhân chính là do không khí tại Việt Nam đang ô nhiễm đáng báo động. Thế giới đã cảnh báo về tình trạng này năm 2016, báo cáo chất lượng môi trường (EPI) thực hiện bởi Đại học Yale (Hoa Kỳ) đã chỉ ra Việt Nam nằm trong nhóm 10 nước ô nhiễm nhất thế giới.
Trước tình trạng ô nhiễm, sức khỏe của người dân đang bị đe dọa nghiêm trọng. Đáng lo ngại nhất là trẻ em, đối tượng có hệ hô hấp nhạy cảm và chưa hoàn chỉnh rất dễ mắc bệnh do ô nhiễm ngày một trầm trọng. Năm 2016, thế giới có khoảng 2 triệu trẻ em tử vong do nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp, trong đó 60% trường hợp có liên quan đến ô nhiễm không khí. Năm 2017, Việt Nam nằm trong 15 nước có số lượng trẻ mắc viêm phổi nhiều nhất thế giới. Hàng năm, khoảng 2,9 triệu lượt trẻ mắc bệnh và có tới 4000 trẻ em Việt Nam chết vì viêm phổi. (Theo cổng thông tin điện tử Bộ Y Tế)
Đó là những con số không thể nào tồi tệ hơn, đòi hỏi mỗi chúng ta phải có những biện pháp bảo vệ đường hô hấp. Sau đây là những thói quen được các chuyên gia Hội Tai Mũi Họng Việt Nam khuyên dùng để bảo vệ mũi xoang và ngăn ngừa bệnh về hô cho cả gia đình mỗi ngày.
1. Sử dụng khẩu trang khi ra đường
Một trong những biện pháp hiệu quả để cả người lớn và trẻ em bảo vệ sức khoẻ là mang khẩu trang y tế khi ra đường nhằm giảm bớt sự tiếp xúc với không khí ô nhiễm. Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp phòng ngừa cơ bản, vì khẩu trang chỉ hạn chế được một số loại bụi có kích thước lớn, mà không thể ngăn chặn hoàn toàn những hạt bụi có kích thước siêu nhỏ. Các hạt bụi này có thể xuyên qua khẩu trang đi qua mũi, vào phổi, làm giảm chức năng của phổi gây nên các bệnh nguy hiểm về đường hô hấp, có thể dẫn đến tử vong.
Các bác sĩ Tai Mũi Họng khuyến cáo, ngoài đeo khẩu trang khi ra đường, người dân cần phải thực hiện cùng lúc với thói quen xịt rửa, vệ sinh mũi mỗi ngày để tăng cường bảo vệ sức khoẻ mũi xoang cho cả gia đình.
2. Thực hiện xịt sạch mũi mỗi ngày
Nhiều người Việt còn bỡ ngỡ khi nghe đến điều này, nhưng xịt rửa mũi mỗi ngày là biện pháp được người dân ở các quốc gia phát triển áp dụng từ lâu. Thói quen này giúp họ phòng tránh hữu hiệu các bệnh lý về đường hô hấp. Những quốc gia như Mỹ, Úc, Canada, Iceland, New Zealand… có tỷ lệ tử vong do ô nhiễm không khí cũng thuộc hàng thấp nhất thế giới. (Theo dữ liệu của WHO và IEA).
Để thực hiện việc vệ sinh mũi, trước hết, bạn cần chọn cho gia đình một sản phẩm uy tín và chất lượng. Nước biển sâu Xisat là một chọn lựa được các bác sĩ Hội Tai Mũi Họng Việt Nam khuyên dùng. Nước biển sâu Xisat được tinh chiết hoàn toàn từ thiên nhiên ở độ sâu 450m dưới mặt nước biển, được sản xuất bằng công nghệ tiên tiến tại các nhà máy tiêu chuẩn hiện đại. Đặc biệt, nước biển sâu chứa đến 12 nguyên tố vi lượng như Đồng, Kẽm, Mangan, Nhôm… hiệu quả cao trong việc làm sạch các tác nhân gây bệnh, kháng khuẩn, kháng viêm, săn se niêm mạc, tăng sức đề kháng cho niêm mạc mũi, giúp phòng ngừa viêm xoang, viêm mũi,...
Sử dụng nước biển sâu kết hợp cùng công thức dễ nhớ “1-2-3 xịt sạch” sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc vệ sinh mũi.
Vậy 1 - 2 - 3 Xịt sạch là gì?
số “1” nhắc bạn thực hiện việc vệ sinh mũi đều đặn mỗi ngày. Với số “2”, bạn cần ghi nhớ thực hiện việc xịt sạch mũi 2 lần/ngày. Thời điểm phù hợp nên là buổi sáng ngay sau khi đánh răng và buổi tối trước khi đi ngủ để tống sạch bụi bẩn, vi khuẩn. Cuối cùng, số “3” chính là để ghi nhớ xịt 3 nhát mỗi bên mũi.
Với trẻ nhỏ, các mẹ lưu ý sử dụng các sản phẩm dành riêng cho trẻ với đầu xịt phun sương hạt mịn áp lực nhẹ để tránh gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé.
3. Uống nhiều nước, nhất là ở trẻ nhỏ
Uống nhiều nước giúp làm loãng niêm dịch nên sự dẫn lưu của mũi xoang tốt hơn, tránh ứ đọng bụi bẩn, vi khuẩn, giảm khả năng lây nhiễm và bảo vệ đường hô hấp cho trẻ em lẫn người lớn. Đặc cần lưu ý: trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn hoặc ăn sữa bột thì không cần uống nước. Trẻ từ 6-12 tháng tuổi sẽ cần 100 ml nước/ kg cân nặng cơ thể một ngày (bao gồm cả lượng sữa). Trẻ trên 1 tuổi sẽ cần 1 lít nước mỗi ngày. Trẻ từ 10 tuổi trở lên và người lớn: 2-2,5 lít mỗi ngày.
4. Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng
Việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cũng là cách bảo vệ đường hô hấp cho người lớn lẫn trẻ em. Mẹ nên chú ý bổ sung nhiều protein từ thịt, cá, trứng, sữa... cũng như các vitamin A, B, C từ trái cây, rau củ giúp cả nhà tăng sức đề kháng.
5. Lưu ý trong việc sử dụng máy lạnh
Mùa hè nóng, nhiệt độ cao khiến việc sử dụng máy lạnh là rất cần thiết. Khuyến cáo nên giữ ở nhiệt độ 26-28 độ C để đảm bảo chệnh lệch nhiệt độ không quá lớn, tránh gây ra mũi xoang, viêm ngứa, khô và đau rát. Với phòng của trẻ, cần lưu ý không để luồng khí máy lạnh thổi trực tiếp vào giường/nôi của trẻ. Đắp chăn mỏng cho trẻ vào buổi tối và giữ nhiệt độ máy lạnh 27 độ C.
Một điều nữa mẹ cần lưu ý là nên vệ sinh máy lạnh định kỳ hàng tháng để tránh vi khuẩn và bụi bẩn tích tụ, dễ gây bệnh về đường hô hấp.