Cơm nóng và cơm nguội ăn loại nào lợi cho sức khỏe hơn? Đáp án khiến nhiều người đổi hẳn thói quen ăn cơm

Ngày 22/08/2023 15:28 PM (GMT+7)

Nhiều người cho rằng ăn cơm nguội có thể giúp hạ đường huyết và duy trì sức khỏe đường ruột, điều này có đúng không?

Bạn trở về nhà sau một ngày dài với cái bụng đói cồn cào. Bạn mở tủ lạnh và thấy nồi cơm được đậy kín từ bữa tối hôm trước. Bạn nên ăn cơm nguội hay cắm cơm nóng? 

Ăn cơm nóng hay cơm nguội thì tốt cho sức khỏe hơn?

Về cơ bản, cơm nguội là cơm ở nhiệt độ thấp hơn cơm mới nấu. Cơm nguội có thể là cơm thừa từ tối hôm qua hoặc do bạn cố tình cho vào tủ lạnh. Thông thường, phải mất 1,5 giờ để cơm nguội ở nhiệt độ phòng. Để quá trình này diễn ra nhanh hơn, mọi người có xu hướng cho cơm nóng vào tủ lạnh.

Nhiều người thích ăn cơm nóng vì mềm, thơm hơn cơm nguội. (Ảnh minh họa)

Nhiều người thích ăn cơm nóng vì mềm, thơm hơn cơm nguội. (Ảnh minh họa)

Theo các chuyên gia, sau khi cơm được nấu chín, để nguội, tinh bột được nấu chín sẽ trở về trạng thái tinh bột thô mà cơ thể không dễ tiêu hóa. Tinh bột sinh ra từ quá trình này còn được gọi là tinh bột kháng. Tinh bột kháng hoạt động giống như chất xơ, làm chậm quá trình tăng đột biến lượng đường trong máu. Hơn nữa, tinh bột kháng không thể được hấp thụ bởi ruột non và sẽ được lên men trong ruột già để tạo ra axit béo chuỗi ngắn, có thể giúp ức chế sự tăng sinh và chuyển đổi quá mức của tế bào ruột, cải thiện sức khỏe đường ruột và điều chỉnh hệ vi khuẩn đường ruột.

Không có nhiều tinh bột kháng trong cơm nóng vì không có tinh bột biến tính trong đó. Do đó, cơm nguội có nhiều tinh bột kháng hơn cơm nóng. Vì amylose bị phân hủy và trở thành thức ăn cho vi khuẩn nên ăn cơm nguội sẽ giúp bạn nạp ít đường hơn so với cơm nóng thông thường. Nên lưu ý, tinh bột kháng sẽ không bị biến chất nữa nếu bạn hâm nóng lại cơm nguội. Cấu trúc hồ hóa của nó được cố định sau khi biến đổi, do đó, bạn có thể tăng tỷ lệ tinh bột kháng bằng cách hâm nóng cơm nguội.

Lợi ích bất ngờ của cơm nguội 

Hầu hết các lợi ích sức khỏe của việc ăn cơm nguội đến từ tinh bột kháng. Mặc dù cơm nguội và cơm nóng giống nhau, nhưng sự hình thành của tinh bột kháng làm cho chúng bổ dưỡng theo những cách khác nhau.

Với người bị tiểu đường, cơm nguội rất phù hợp. Tinh bột kháng là đường trong gạo biến đổi thành các chất khác không hoạt động như đường. Do đó, khi bạn tiêu thụ cùng một lượng cơm nguội so với cơm nóng, lượng đường hấp thụ sẽ thấp hơn.

Cơm nguội tốt không thua cơm nóng. (Ảnh minh họa).

Cơm nguội tốt không thua cơm nóng. (Ảnh minh họa).

Giảm lượng đường ăn vào cũng hỗ trợ những người muốn giảm cân, do nạp vào lượng carb thấp hơn và no lâu hơn. Để tối ưu hóa quá trình, bạn có thể sử dụng gạo lứt nguội thay cho gạo trắng do gạo này có nhiều chất xơ hơn và thậm chí hàm lượng đường thấp hơn.

Cơm nguội giúp tăng cường sức khỏe đường ruột. Khi tinh bột kháng đến ruột già, nó bắt đầu lên men với vi khuẩn ở đó và tạo ra một loại axit béo. Chất này thực sự là thức ăn của các tế bào ruột kết, làm cho ruột kết hoạt động hiệu quả hơn và giữ cho khu vực này khỏe mạnh. Tinh bột kháng cũng giúp giảm viêm trong ruột. Do đó, nó ngăn cơ thể bạn hình thành các bệnh về đường ruột. Ngoài ra, tinh bột kháng còn có khả năng tăng cường hấp thu khoáng chất trong cơ thể. 

Ăn cơm nguội cũng giúp tránh lãng phí thực phẩm. 

Nên lưu ý gì khi ăn cơm nguội?

Hẳn nhiên cơm nguội hữu ích, nhưng trong một số trường hợp, bạn nên lưu ý. Khi bạn cho cơm vào tủ, hơi lạnh từ môi trường tủ lạnh sẽ hút hết mùi thơm và nước ra khỏi cơm. Cuối cùng, cơm của bạn sẽ trở nên khô và mất vị. Kể cả khi bạn hâm nóng, hương vị sẽ không được mềm và cơm của bạn khó có thể có mùi như cũ. 

Cần lưu ý cách bảo quản cơm trong tủ lạnh để tránh nhiễm vi khuẩn. (Ảnh minh họa)

Cần lưu ý cách bảo quản cơm trong tủ lạnh để tránh nhiễm vi khuẩn. (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, cơm thừa có thể có vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm. Ngộ độc thực phẩm từ B.cereus trong cơm nguội thể hiện qua các triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy và nhức đầu. Để tránh điều này, cần bảo quản cơm nguội đúng thời gian và ở nhiệt độ thích hợp. Nếu cơm có mùi lạ, thay đổi màu sắc, tuyệt đối không ăn. 

So với cơm nóng, cơm nguội làm tăng đường chậm hơn một chút nhưng vẫn là thực phẩm có chỉ số đường huyết cao. Một nghiên cứu cho thấy cơm nóng có chỉ số đường huyết là 91, sau khi để nguội là 88, vẫn là thực phẩm có chỉ số đường huyết cao. Trên thực tế chỉ số đường huyết của cơm nóng và cơm nguội không khác nhau nhiều. Do đó, bạn có thể ăn cơm nóng hoặc lạnh, chỉ số đường huyết về cơ bản không thay đổi nhiều.

5 món ngon có thể chế biến từ cơm nguội còn dư, đảm bảo ăn là mê ngay
Thay vì để cơm nguội trong tủ lạnh và đem đi hấp thì chỉ cần sáng tạo một chút, kết hợp với các nguyên liệu là có ngay một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng.

Món ngon mỗi ngày

Theo Thùy Linh (Dịch từ Eatthis) 
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chế độ ăn ảnh hưởng sức khỏe