Gan là cơ quan nội tạng có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng trao đổi chất của cơ thể; xử lý các chất dinh dưỡng, khoáng chất từ thực phẩm, cũng như độc tố và vi khuẩn. Tuy nhiên, khi phải liên tục làm việc “quá sức” để xử lý các chất độc hại, gan sẽ bị rối loạn và bị tổn thương.
Viêm gan: mối nguy lớn dẫn đến ung thư gan
Theo ThS.BS Trần Ngọc Lưu Phương, Trưởng đơn vị Tiêu hóa can thiệp - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, viêm gan A là bệnh gan do virus viêm gan A gây ra, thường lây lan từ người này sang người khác do ăn chung, uống chung thức uống, thực phẩm bị nhiễm virus; ô nhiễm môi trường, vệ sinh kém cá nhân kém... Trong một số trường hợp, sò ốc sống ở vùng nước bị ô nhiễm cũng có thể lây bệnh. Viêm gan A không gây ra bệnh gan mãn tính, hiếm khi gây tử vong, nhưng nó có thể gây ra các triệu chứng suy nhược và suy gan cấp tính.
Đối với viêm gan B, người bị nhiễm virus viêm gan B (HBV) có nguy cơ tổn thương gan, xơ gan, suy gan, ung thư gan. Diễn biến ở giai đoạn ung thư gan thường diễn ra nhanh và khoảng thời gian sống chỉ kéo dài vài tháng. Mỗi năm, có đến một triệu người trên thế giới chết vì bệnh này do được chẩn đoán bệnh quá muộn. Viêm gan B được ví như “kẻ giết người thầm lặng” bởi người bị nhiễm virus hoàn toàn không thấy có bất kỳ triệu chứng nào. Họ cảm thấy khỏe mạnh cho đến khi phát hiện bệnh thì đã quá muộn. Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ những người này có thể truyền bệnh cho người khác mà không hề hay biết.
Kẻ “giấu mặt” phá hủy lá gan
Theo thống kê của Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ, trong số 100 người bị nhiễm virus viêm gan C thì có 75-85 người sẽ chuyển sang virus viêm gan C mãn tính; 60-70 người mắc bệnh sẽ tiến triển thành bệnh gan mãn tính; 5-20 người sẽ phát bệnh xơ gan trong khoảng thời gian từ 20-30 năm; 1-5 người qua đời vì xơ gan hoặc ung thư gan. Tương tự như viêm gan B, viêm gan C có thể là một căn bệnh thầm lặng không có triệu chứng cho đến khi thiệt hại nghiêm trọng về gan.
Tương tự như viêm gan B, viêm gan C có thể là một căn bệnh thầm lặng không có triệu chứng cho đến khi thiệt hại nghiêm trọng về gan
Viêm gan siêu vi B và C thường lây lan qua đường máu hoặc chất dịch cơ thể của người bị bệnh. Người sử dụng ma túy dùng chung kim tiêm; quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm bệnh có nguy cơ cao mắc bệnh viêm gan B và C. Thậm chí mầm bệnh có thể tiềm ẩn trên bàn chải đánh răng và dao cạo râu. ThS.BS Phương chia sẻ: Nếu gia đình có người bị viêm gan thì điều quan trọng là phòng ngừa cho những người khác để tránh lây bệnh. Đặc biệt, rửa tay, giữ vệ sinh sạch sẽ là cực kỳ quan trọng. Ths.BS Phương cũng lưu ý: Những người sống chung với bệnh nhân viêm gan B, quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh, những đứa trẻ sinh ra từ người mẹ bị viêm gan B, hoặc nhân viên chăm sóc y tế... cần được tiêm phòng ngừa viêm gan B. Đối với viêm gan C, hiện tại do không có thuốc tiêm phòng nên việc chăm sóc người bệnh cần cẩn trọng, tránh quan hệ tình dục hoặc tiếp xúc với máu của người bị nhiễm bệnh; không dùng chung kim tiêm, dao cạo râu, bàn chải đánh răng...
Gan có khỏe thì cơ thể mới mạnh. Do lá gan đã làm việc liên tục mỗi ngày nên khi chúng ta sử dụng những loại thực phẩm không đảm bảo an toàn sẽ khiến gan trở nên “đuối sức”. Chẳng hạn như rượu bia, nước uống, thực phẩm độc hại, không khí ô nhiễm hay các loại thuốc giảm đau không qua kê toa. Bởi như vậy sẽ khiến gan phải làm việc cực nhọc hơn. Vì vậy, cần tăng cường bảo vệ gan thông qua chế độ ăn uống khỏe mạnh, đầy đủ dưỡng chất tốt cho gan như ăn nhiều rau xanh; các lọai rau củ quả thiên nhiên như đu đủ, củ cải trắng, gấc, lêkima, tỏi, khổ qua,…; nên uống nhiều nước lọc và tập thể dục mỗi ngày.
Naturenz – Cho lá gan khỏe hân hạnh đồng hành cùng chương trình NHẬT KÝ BÁC SĨ – HÀNH TRÌNH CHĂM SÓC GAN.
Bạn đọc có thắc mắc về gan, xin vui lòng gửi câu hỏi về chương trình để được Tiến Sĩ Phạm Thị Thu Thủy, BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương và BS.CK2 Trần Ánh Tuyết tư vấn trực tuyến 24/7.