Loại quả ai nhìn thấy cũng thèm nhưng lại có chất độc nguy hiểm, những người này đừng ăn dù chỉ một miếng

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 30/08/2023 18:24 PM (GMT+7)

Dù là loại quả quá quen thuộc, được mọi người sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như ăn trực tiếp, chế biến món ăn, ít ai biết quả này có thể gây độc.

Qủa khế không còn xa lạ với nhiều người, đặc biệt loại quả này có khả năng kích thích vị giác rất tốt, chỉ cần nhìn người khác thái hoặc bổ là đã muốn ăn ngay lập tức. Khế ngoài có tác dụng như một loại trái cây thông thường, còn có thể dùng như một loại thực phẩm để chế biến món ăn như canh chua nấu khế, làm gỏi-nộm, hoặc ăn kèm đồ cuốn. 

Bác sĩ Nguyễn Thị Mai Phương, Khoa Y học cổ truyền - Bệnh viện TWQĐ 108 cho biết, quả khế có vị chua, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, trừ phong và tiêu viêm, lợi tiểu, long đờm. Ngoài ra, khế còn chứa những yếu tố vi lượng như Ca, Fe, Na và nhất là có nhiều vitamin K. Khế có các vitamin A, C, B1, B2 và P…

Khế chứa một số dưỡng chất và còn là vị thuốc trong đông y. Ảnh minh họa.

Khế chứa một số dưỡng chất và còn là vị thuốc trong đông y. Ảnh minh họa. 

Theo bác sĩ Mai Phương, trong cuộc sống hàng ngày, ngoài dùng để làm thực phẩm, món ăn thì có thể sử dụng khế để hỗ trợ điều trị một số bệnh. Bác sĩ Mai Phương tư vấn một số bài thuốc từ khế như:

- Trị ho và đau họng: Quả khế tươi khoảng 100-150g ép nước uống trong 3-5 ngày.

- Chữa tiểu tiện không thông: Dùng 7 quả khế, ở mỗi quả lấy 1/3 chỗ gần cuống, sắc với 600ml nước, đun cho tới khi còn 300 ml, uống lúc ấm nóng. Kết hợp một quả khế giã nát với một củ tỏi đắp lên rốn, dùng liên tục 3-5 ngày.

- Trị cảm cúm (sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, đau mình mẩy): Khế 3 quả đem nướng rồi vắt lấy nước cốt hòa cùng 50 ml rượu trắng và uống chia 1 hoặc 2 lần, làm trong 3 ngày, không uống khi quá no hoặc đói.

BSCK II Huỳnh Tấn Vũ (BV Đại học Y dược TP HCM, cơ sở 3) cho biết, không chỉ quả khế mà hoa khế cũng có tác dụng chữa bệnh và đặc biệt hiệu quả với trẻ bị ho. Theo đó, khi trẻ bị ho có thể dùng hoa đu đủ đực, hoa khế, lá tía tô mỗi thứ 10g, đường phèn 5g. Tất cả cho vào bát sứ, thêm chút nước lọc rồi đun cách thủy, để sôi nhỏ lửa càng lâu càng tốt. Nước này để nguội hoặc cho vào chai thủy tinh (không cho vào chai nhựa, không cất tủ lạnh). Hằng ngày, cho trẻ uống 1/2 thìa cà phê, bằng cách thấm dần ở đầu lưỡi, từ ít đến nhiều.

Có thể chế biến khế thành nhiều món ăn ngon, nhưng người bệnh thận không nên ăn loại quả này. Ảnh minh họa.

Có thể chế biến khế thành nhiều món ăn ngon, nhưng người bệnh thận không nên ăn loại quả này. Ảnh minh họa. 

Ngoài ra, cũng có thể dùng hoa khế tươi 30g, gừng 10g, nấu với 200ml nước và để sôi 5 phút thì dùng được. Dùng tốt nhất khi còn ấm. Bài thuốc này có tác dụng điều trị viêm phế quản.

Dù quả khế hay hoa khế có nhiều công dụng với sức khỏe, tuy nhiên có một điều rất ít người biết được, đó là quả khế có chứa độc tính. Theo một số nghiên cứu từ Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ, độc tính trong quả khế đặc biệt nguy hiểm với những người có vấn đề về thận.

Cụ thể, trong khế chứa chất độc là caramboxin, chất độc này sẽ khiến những người bị suy thận, chạy thận bị ngộ độc sau khi ăn khế, triệu chứng điển hình là nấc cụt, nôn mửa, co giật, động kinh, hôn mê, thậm chí là tử vong.

Đối với người bình thường, chất độc này không gây ảnh hưởng nhiều nhưng cũng không nên dùng quá nhiều, dù là ăn trực tiếp hay chế biến thành món ăn. Ngoài chất độc trên, khế có chứa chất oxalate, vì thế ăn nhiều hoặc ăn liên tục có thể gây sỏi thận. Những người đang đói bụng cũng không nên ăn khế, vì khế có vị chua, chứa axit, dễ khiến dạ dày càng cồn cào, khó chịu.

Người phụ nữ Hà Nội cầu cứu bác sĩ sau 3 tuần ăn loại quả được cho là thần dược để giảm cân
Thực phẩm nào cũng có những lợi ích nhất định, trong đó có những loại hỗ trợ giảm cân rất tốt nhưng cần phải thực hiện một cách khoa học và bài bản.

Thói quen có hại

Theo LÊ PHƯƠNG. (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề An toàn thực phẩm