Dầu gạo đã được chứng minh có khả năng phòng bệnh tim mạch hiệu quả nhờ dồi dào dưỡng chất chống oxy hóa, cung cấp các loại axit béo lành mạnh với tỉ lệ cân bằng, có tính năng bền nhiệt nên không làm biến chất thành phần dinh dưỡng của món ăn dù nấu nướng ở nhiệt độ cao.
Theo khuyến nghị của các chuyên gia, sử dụng 20-30ml (tương đương 2-3 thìa) dầu gạo mỗi ngày sẽ giúp bảo vệ tim mạch trước các bệnh lý thường gặp. Những nghiên cứu mới nhất về công dụng của loại dầu ăn này cũng đã được các chuyên gia Việt Nam và quốc tế cập nhật trong Hội nghị Dầu gạo Quốc tế 2018 (ICRBO 2018) tổ chức ngày 23-25/5 tại Hà Nội.
Loại dầu ăn dồi dào chất chống oxy hóa nhất
Tại hội nghị, Tiến sĩ Yiqun Wang, Giám đốc Viện nghiên cứu Hóa học tế bào thần kinh và Dinh dưỡng con người tại Anh (IBCHN) cho biết, chế độ ăn lành mạnh với dầu gạo có thể phòng ngừa được các bệnh tim mạch như mỡ máu, huyết áp, tai biến mạch máu não… Công dụng này chủ yếu đến từ các dưỡng chất như: Gamma-Oryzanol, vitamin E (gồm Tocopherols và Tocotrienols) và 27 loại phytosterols trong dầu gạo.
Chuyên gia từ các quốc gia trình bày nghiên cứu mới về dầu gạo tại hội nghị
Đặc biệt nhất trong dầu gạo có dưỡng chất quý hiếm Gamma-Oryzanol. Đây là dưỡng chất tự nhiên có tác dụng chống oxy hóa hiệu quả gấp 4 lần vitamin E, có khả năng giảm cholesterol xấu trong máu, phòng ngừa bệnh mỡ máu, tim mạch và nguy cơ đột quỵ. Nghiên cứu đăng trên Tạp chí Dinh dưỡng châu Âu cho thấy, sau 2 tuần sử dụng, dưỡng chất Gamma-Oryzanol trong dầu gạo làm giảm tới 11,9% lượng cholesterol xấu trong máu của những người tham gia thử nghiệm.
Nghiên cứu của Hiệp hội Tim mạch Ấn Độ cũng cho thấy, giảm 1% cholesterol giúp giảm nguy cơ đau tim 2%. Như vậy với lượng cholesterol mà dưỡng chất Gamma-Oryzanol “dọn dẹp” được nhờ sử dụng dầu gạo thường xuyên, sức khỏe tim mạch của người dùng sẽ được cải thiện gần 20%.
Ngoài ra, 27 phytosterols (hóa chất thực vật) trong dầu gạo có tác dụng chống viêm, ức chế tế bào ung thư, cải thiện miễn dịch và làm chậm quá trình lão hóa.
Dựa trên các công dụng ưu việt của dầu gạo cho sức khỏe, chuyên gia khuyên một người nên dùng ít nhất 50mg Gamma-Oryzanol mỗi ngày. Hàm lượng này tương đương 20-30ml dầu gạo (2-3 thìa canh). Dầu gạo càng có màu vàng càng sẫm thì càng dồi dào dưỡng chất Gamma-Oryzanol.
Cung cấp chất béo lành mạnh và cân bằng
Cơ thể người cần 3 loại chất béo khác nhau: chất béo bão hòa (SFA), chất béo không bão hòa đơn (MUFA) và chất béo không bão hòa nhiều nối đôi (PUFA).
SFAs cung cấp năng lượng cho cơ thể, song nếu tiêu thụ quá mức sẽ làm tăng lượng cholesterol trong máu, gây béo phì, tăng huyết áp. MUFAs có tác dụng đào thải cholesterol xấu trong máu, phòng bệnh tim mạch. PUFAs bao gồm omega 3 và omega 6 rất quan trọng đối với sức khỏe tim mạch và trí não.
Để cơ thể khỏe mạnh, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) khuyến cáo, lượng chất béo hấp thu chỉ nên chiếm 30% tổng lượng calo của cơ thể. Tỷ lệ chất béo lý tưởng là 30% SFA, 33% MUFA và 37% PUFA. Trong số các loại dầu thực vật, nhiều chuyên gia cho biết, chỉ dầu gạo mới có tỷ lệ cân bằng chất béo SFAs - MUFAs - PUFAs gần nhất với khuyến nghị của WHO và AHA.
Tại hội nghị, Phó Giáo Sư Nguyễn Thị Minh Tú - Phó Viện Trưởng Viện Công Nghệ Sinh Học & Công Nghệ Thực Phẩm. Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội cũng kiểm chứng lại thông tin này khi so sánh dầu gạo với 28 loại dầu ăn khác trên thị trường (mè, đậu nành, hướng dương, cọ, đậu phộng...). Kết quả cho thấy, dầu gạo có tỷ lệ acid béo gần nhất với khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, phù hợp khuyến nghị cho bệnh nhân có vấn đề về tim mạch để ngăn ngừa xơ vữa động mạch, cao huyết áp.
Dầu gạo được ưa chuộng trong các bữa ăn gia đình ở Việt Nam và trên thế giới
Điểm bốc khói cao, ngăn tạo thành gốc tự do
Mỗi loại dầu ăn đều có “điểm bốc khói” riêng. Khi nhiệt độ vượt quá “điểm bốc khói”, dầu sẽ bị cháy, bốc khói và có mùi khét. Hiện tượng này không những phá huỷ thành phần dinh dưỡng trong dầu, mà còn sản sinh ra peroxide và các chất gây hại sức khỏe tim mạch. Các acid béo không no gặp nhiệt độ cao cũng sẽ bị oxy hóa, làm mất tác dụng có ích, thậm chí tạo thành các gốc tự do tấn công tim mạch.
Vì vậy, với các món ăn chiên nướng ở nhiệt độ cao, chuyên gia thường khuyên bà nội trợ lựa chọn những loại dầu ăn bền nhiệt, tức là có điểm bốc khói cao như dầu gạo. Loại dầu này có điểm bốc khói cao nhất trong các loại dầu (khoảng 254 độ C), phù hợp chế biến các món chiên nướng mà không lo gây biến đổi thành phần dinh dưỡng của món ăn.
Đầu bếp người Mỹ gốc Việt Jack Lee - Giám khảo “Vua đầu bếp nhí” cũng chia sẻ, ông rất tâm đắc với ưu điểm ít thấm hút hay bám dính vào thực phẩm khi chiên, xào của dầu gạo. Nhờ vậy, các món ăn từ dầu gạo không làm miệng bóng nhẫy như các loại dầu ăn khác, không bị hấp thu quá mức, không gây ngán ngấy hay tăng cân.