Một phụ nữ 60 tuổi uống nước để giải độc, nhưng không ngờ lại gây phù phổi và tràn dịch trong phổi.
Chúng ta thường được khuyên nên uống đủ nước để đảm bảo sức khỏe tốt. Tuy nhiên, uống nước cũng cần đủ và không phải ai cũng nên uống nhiều nước. Bác sĩ phẫu thuật tim người Đài Loan Yuan Yuting chia sẻ trong chương trình y tế The Doctor Is Hot về trường hợp một người phụ nữ 60 tuổi đã phải uống nhiều loại thuốc trong nhiều năm vì căn bệnh của cô. Nghe nói rằng uống nước có thể giải độc nên mỗi ngày cô đều uống 2500ml nước và tiêu thụ thêm nước từ trái cây, canh, súp.
Nhưng không ngờ chưa đầy 2 tuần sau, người phụ nữ thấy bàn chân sưng phù, tập thể dục nhanh mệt, ban đêm thở hổn hển đến nỗi không thể nằm xuống ngủ được.
Một phụ nữ 60 tuổi uống nước để giải độc, nhưng không ngờ lại gây phù phổi và tràn dịch trong phổi. (Ảnh minh họa)
Vì người phụ nữ vốn bị suy tim nên cô lo lắng rằng tình trạng bệnh đang nặng hơn, có thể dẫn tới thiếu oxy và phải đặt nội khí quản nên mau chóng đi tới bệnh viện. Các bác sĩ sau đó phát hiện người phụ nữ bị phù phổi và tràn dịch màng phổi, phải cho nữ bệnh nhân thở oxy, dùng thuốc trợ tim và thuốc lợi tiểu để giúp cô thải bớt nước ra khỏi cơ thể. May mắn thay, tình trạng đã được cải thiện sau vài ngày điều trị.
Bác sĩ Yuan Yuting cũng nhắc nhở rằng "uống nhiều nước để giải độc" là một quan niệm tốt và là một cách tuyệt vời để duy trì sức khỏe, nó thực sự có thể làm tăng quá trình trao đổi chất, nhưng nó không phù hợp với một số bệnh nhân, chẳng hạn như những người bị suy tim, bởi vì máy bơm của tim không đủ mạnh để giúp cơ thể đào thải nước hiệu quả.
Ngoài ra, bệnh nhân mắc bệnh thận không thể thoát nước thông suốt nên nếu là những bệnh nhân chức năng tim thận kém kể trên thì không nên uống quá nhiều nước mà nên uống vừa phải, phù hợp với thể chất để duy trì sức khỏe của họ.
Người phụ nữ bị suy tim cần hạn chế nước nhưng lại trót uống quá nhiều dẫn đến tích nước trong phổi.
Những người không nên uống nhiều nước
Nước là nhu cầu cần thiết cho cơ thể con người, 70% cơ thể con người được cấu tạo từ nước nên dù là giải độc, đốt mỡ hay tăng cơ thì chúng ta đều cần nước. Bệnh nhân mắc 4 bệnh cần chú ý đến lượng nước của mình uống, cũng không thể uống quá nhiều, nếu không có thể khiến cơ thể phù nề, đồng thời cũng tạo gánh nặng cho các cơ quan và gây ra đột tử.
1. Người bệnh tim
Sau khi nước được hấp thụ, nó sẽ đi vào máu, làm cho thể tích máu tăng lên và áp suất tăng lên, tim là động cơ vận chuyển máu, áp suất tăng lên sẽ tạo ra gánh nặng lớn hơn cho tim. Người bình thường không nên uống nước quá nhanh, một phút nếu uống 1 lít có thể khiến tim đập nhanh, đặc biệt với người mắc bệnh tim nếu để tim phải co bóp nhanh có thể gây nhồi máu cơ tim và đột tử.
2. Người bệnh thận
Vì phần lớn nước được chuyển hóa qua thận, mà thận của những người mắc bệnh thận đã suy giảm nên tốc độ lọc chậm. Nếu nước trong cơ thể nhiều, không thải ra ngoài được sẽ gây phù nề toàn thân. Ngoài ra, bệnh nhân thận yếu nếu uống nhiều nước sẽ làm mất cân bằng điện giải trong cơ thể, tạo thành gánh nặng cho thận và đẩy nhanh quá trình tổn thương chức năng thận.
3. Người bệnh gan
Bệnh nhân mắc bệnh gan, đặc biệt là xơ gan, ung thư gan, suy gan… không thể sản xuất albumin trong máu sẽ làm giảm áp suất keo của huyết tương (máu/dịch), làm cho các vi mạch mất chức năng ngăn sự lưu thông tự do của máu. Nếu lúc này uống quá nhiều nước sẽ làm tăng thể tích máu và thẩm thấu nhanh hơn khiến các mô bị chứa đầy dịch trong cơ thể, đây cũng là nguyên nhân khiến bệnh nhân mắc bệnh gan giai đoạn cuối thường bị phù.
4. Bệnh nhân tăng nhãn áp
Một lưu ý quan trọng trong việc uống nước dành cho người bệnh tăng nhãn áp là không uống liên tục một lượng nước lớn trong khoảng thời gian ngắn. Việc làm này có thể khiến cho áp suất trong mắt bị tăng cao. Bệnh nhân tăng nhãn áp cần chia nhỏ lượng nước, sử dụng đều trong ngày.