Tuổi thọ người Việt tăng lên là cơ hội đồng thời cũng là thách thức bởi điều này đòi hỏi phải có các phương thức tiếp cận mới về chăm sóc sức khỏe, môi trường sống và sự chăm sóc giữa các thế hệ.
Kết quả điều tra của Quỹ dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam cho thấy: Tuổi thọ cả nam lẫn nữ tại Việt Nam đang tăng lên (73 đối với phụ nữ và 69 đối với nam giới trong năm 2010). Tuy nhiên, đáng băn khoăn là dù tuổi thọ kéo dài nhưng chất lượng cuộc sống chưa cao, cụ thể mỗi người phải chịu 15,3 năm bệnh tật trong cuộc đời mình, phần lớn rơi vào thời kỳ sau độ tuổi 50.
Chăm sóc sức khỏe người lớn tuổi: Chuyện dài chưa hồi kết
Khi tuổi thọ người Việt tăng lên, các chuyên gia về vấn đề dân số nhận định: Đây là cơ hội nhưng đồng thời cũng là thách thức lớn. Bởi lẽ, điều này đòi hỏi phải có các phương thức tiếp cận mới về y tế, chăm sóc sức khỏe, môi trường sống và sự hòa đồng, chăm sóc giữa các thế hệ. Người sau tuổi 50 nếu như được sự hỗ trợ đúng đắn về chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là bổ sung dinh dưỡng, sẽ có được thể chất tốt , có thể tiếp tục đóng góp cho gia đình, cộng đồng và xã hội.
Tuy nhiên, thực tế tại Việt Nam điều này không hề dễ dàng. Đại diện Quỹ dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam nhận định: Người cao tuổi Việt Nam phải chịu gánh nặng bệnh tật kép, trong đó đã có sự thay đổi từ bệnh lây nhiễm sang các bệnh không lây nhiễm, các bệnh mãn tính như đái tháo đường, ung thư, trầm cảm...
Đơn cử, chỉ tính trong vòng 10 năm từ 2002-2012, tỷ lệ người đái tháo đường đã tăng 211%, rơi nhiều vào độ tuổi xấp xỉ 50 và từ 50 trở đi. Vấn đề suy dinh dưỡng ở người lớn - cả trung niên lẫn người cao tuổi - cũng rất đáng quan tâm khi mà theo báo cáo tại hội thảo “Thực trạng và hệ quả của việc thiếu hụt dinh dưỡng”, có đến 80% bệnh nhân người lớn nằm viện bị suy dinh dưỡng. Trong quá trình điều trị không ít bệnh nhân tử vong không phải vì bệnh mà vì suy kiệt, thiếu hụt dinh dưỡng.
Chăm sóc sức khỏe cho người lớn tuổi, trong đó có chế độ dinh dưỡng vẫn còn là một vấn đề khó khăn tại Việt Nam. Nhiều nguyên nhân góp phần dẫn đến tình trạng đó như: Nhận thức về tầm quan trọng của dinh dưỡng với người trưởng thành và người lớn tuổi chưa đầy đủ (nhiều người vẫn cho rằng chỉ trẻ em mới suy dinh dưỡng); điều kiện kinh tế thay đổi khiến thói quen ăn uống thay đổi, đưa đến gánh nặng kép về dinh dưỡng bao gồm tỷ lệ suy dinh dưỡng lẫn tỷ lệ béo phì đều tăng; tỷ lệ người Việt mắc những bệnh mãn tính liên quan đến dinh dưỡng như đái tháo đường tăng cao; dân số tăng và có xu hướng già hóa, kéo theo số lượng người ngoài 50 tuổi tìm kiếm những giải pháp dinh dưỡng chất lượng cao ngày một nhiều hơn trong khi việc đáp ứng lại chưa đầy đủ…
Các chương trình dinh dưỡng lâm sàng được Abbott thực hiện hiệu quả
Chung tay chăm sóc sức khỏe người lớn tuổi
Không đứng ngoài cuộc trong hành trình cải thiện sức khỏe cho người sau tuổi 50 nói riêng và nâng cao chất lượng cuộc sống của người Việt Nam ở mọi độ tuổi nói chung, có những doanh nghiệp uy tín đã chọn cách đồng hành cùng các cơ quan chức năng trong các chương trình thiết thực, ý nghĩa. Trong số đó, có thể kể đến một điển hình là câu chuyện 21 năm bền bỉ chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người Việt Nam của Abbott - công ty chăm sóc sức khỏe toàn cầu có tuổi đời hơn 125 năm.
Theo báo cáo hoạt động xã hội của Abbott, công ty đã cung cấp hơn 230 tỷ đồng, tương đương 10,2 triệu đô la Mỹ để cải thiện dinh đưỡng, đào tạo nhân viên chăm sóc sức khỏe, tăng cường hệ thống y tế và mở rộng giáo dục cộng đồng tại Việt Nam.
Các chương trình dinh dưỡng lâm sàng được doanh nghiệp này đặc biệt chú trọng và đã thực hiện rất hiệu quả. Đã có hàng trăm nghìn bệnh nhân Việt Nam được hưởng lợi từ các chương trình giáo dục của Abbott tại các bệnh viện, từ dinh dưỡng trước khi sinh đến dinh dưỡng chuyên biệt cho bệnh nhân tiểu đường và ung thư. Nổi bật có thể kể đến như: Câu lạc bộ bệnh đái tháo đường, các chương trình cộng đồng và cung cấp dịch vụ kiểm tra sức khỏe miễn phí dành cho người lớn tuổi…
Đặc biệt, dự án Viện Khoa học dinh dưỡng trực thuộc Quỹ Abbott (AFINS) - hợp tác giữa Quỹ Abbott, tổ chức hợp tác Y tế toàn cầu của Đại học Y khoa Boston, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai và Đại học Y dược Hà Nội - cũng đã mang đến những kết quả ấn tượng. Cho đến nay, AFINS đã thành lập trung tâm dinh dưỡng lâm sàng đầu tiên của Việt Nam, đào tạo hơn 2.400 chuyên viên chăm sóc dinh dưỡng, thành lập chương trình giáo dục về dinh dưỡng lâm sàng, tiến hành công trình nghiên cứu quy mô lớn đầu tiên về vấn đề dinh dưỡng tại bệnh viện. Hàng năm có khoảng 600.000 bệnh nhân đã được hưởng lợi từ dự án này.
Tháng 9/2016 vừa qua, Bộ Y tế Việt Nam và Abbott Việt Nam cũng vừa ký kết hợp tác triển khai 2 dự án, trong đó có một dự án về “Cải thiện Dinh dưỡng lâm sàng cho các bệnh viện tại Việt Nam” đánh dấu một bước tiếp theo của doanh nghiệp trong hành trình không ngừng nghỉ nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lớn tuổi.
Bên cạnh đó, đóng góp rất lớn của Abbott cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam chính là việc không ngừng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, để có thể cho ra đời những sản phẩm dinh dưỡng đầy hữu ích cho nhiều đối tượng người lớn khác nhau. Có thể kể đến dòng sản phẩm Ensure Gold đã trở thành “người bạn đồng hành” với rất nhiều người lớn tuổi, hoặc sản phẩm Glucerna đã hỗ trợ tạo nên một chế độ dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ cho người đái tháo đường, giúp họ tiếp tục sống vui khỏe và năng động.
Nhiều chương trình gắn liền với các nhãn hàng này cũng được Abbott tạo ra, dành riêng cho đối tượng người lớn tuổi tại Việt Nam, như chương trình “Trao Sức Khỏe, Trọn Ước Mơ” khuyến khích con cái hiểu thêm về cha mẹ, bộc lộ tình cảm với cha mẹ và động viên người sau tuổi 50 tự tin thực hiện những ước mơ còn dang dở, đã để lại một ấn tượng tuyệt đẹp trong lòng người lớn tuổi tại Việt Nam.
Không chỉ sống lâu mà còn là sống vui khỏe, hạnh phúc - hành trình ấy không hề đơn giản, nhưng đã có những thành quả đáng khích lệ, khi nhận được sự chung tay của những doanh nghiệp chăm sóc sức khỏe như Abbott.