Tại sao các phi tần cổ đại khi qua đời phải "ngọc phong 9 lỗ", hóa ra chỉ vì mong muốn điều này

MINH MINH - Ngày 09/10/2023 09:26 AM (GMT+7)

Mục đích của cách làm này chính là thể hiện khao khát được sống bất tử của con người.

Thời xưa, con người rất coi trọng việc mai táng, bởi họ coi sinh, lão, bệnh, tử là một quá trình hết sức thiêng liêng. Đặc biệt nhiều người tin rằng khi một người qua đời, thứ chết đi chỉ là cơ thể bên ngoài còn sự sống bên trong là linh hồn vẫn tồn tại. Vì vậy sau khi một người đã mất, nếu cơ thể vẫn được bảo tồn thì sau này linh hồn nhất định sẽ có thể quay lại và có được cuộc sống bất tử.

Do đó, ở Trung Quốc cổ đại có một nghi lễ đặc biệt dành cho việc chôn cất các phi tần được gọi là “ngọc phong chín lỗ”. Sách cổ xưa đã ghi rằng: "Nếu 9 lỗ trên cơ thể được niêm phong bởi vàng ngọc thì người chết sẽ bất tử". Câu này có nghĩa là nếu chín lỗ của người chết được bịt kín bằng ngọc thì cơ thể người đó sẽ không bị mục nát. Và 9 lỗ được nhắc đến bao gồm mắt, tai, mũi, miệng, hậu môn và cơ quan sinh sản của con người.

Tuy nhiên, không chỉ có các phi tần được chôn cất bằng nghi lễ "ngọc phong chín lỗ", các hoàng đế cổ đại hay quý tộc, ​​​​thượng lưu cũng có thể làm điều đó chỉ vì khao khát có thể sống lại và trường sinh bất tử.

Các phi tần thời xưa khi chết đều trải qua nghi lễ ngọc phong chín lỗ. (Ảnh minh họa)

Các phi tần thời xưa khi chết đều trải qua nghi lễ "ngọc phong chín lỗ". (Ảnh minh họa)

Tại sao phải bịt kín 9 lỗ trên cơ thể?

Thông thường, khi có người chết trong một gia đình, nhất là những nhà quý tộc, thượng lưu hay các bậc phi tần trong cung đều phải mất nhiều thời gian để chuẩn bị tang lễ, cấp bậc càng cao thì thời gian chuẩn bị càng lâu và khắt khe.

Lễ tang của hoàng thất nhà Thanh rất phức tạp, cần nhiều thủ tục, ít nhất phải mất nửa tháng. Do đó, thi thể của người mất cũng phải chờ đợi một thời gian mới có thể đem chôn. Nhưng chúng ta đều biết nếu xác chết để quá lâu bên ngoài sẽ bị ăn mòn và phân hủy.

Vì vậy, để ngăn chặn thi thể bị phân hủy sớm, hoàng gia đã áp dụng phương pháp đơn giản nhất, đó là dùng ngọc bích để chặn 9 lỗ của người đã khuất, tức là tất cả các lỗ có thể tiếp xúc với không khí bên ngoài. Điều này được xem là giúp tránh thi thể bị ăn mòn, kéo dài thời gian bảo quản thi thể.

Ngoài ra, người xưa còn nghĩ ra cách đổ thủy ngân vào bên trong quan tài để cách ly với không khí với bên ngoài, tránh thi thể bị oxy hóa. Tuy nhiên, thủy ngân khi ở trong quan tài sẽ rất dễ chảy vào bên trong xác chết, gây tổn hại tới thi thể, đây là điều tối kị. Do đó, việc bịt kín các lỗ sẽ giúp ngăn thủy ngân lọt vào bên trong thi thể.

Việc bịt kín 9 lỗ trên cơ thể người chết là để ngăn thi thể phân hủy. (Ảnh minh họa)

Việc bịt kín 9 lỗ trên cơ thể người chết là để ngăn thi thể phân hủy. (Ảnh minh họa)

Còn về việc tại sao lại sử dụng ngọc mà không phải món đồ khác. Đầu tiên là do vấn đề văn hóa. Trong ấn tượng của người xưa, ngọc mang một ý nghĩa đẹp đẽ và cao quý, đặc biệt nó còn được dùng như một lời khen để miêu tả nhân cách đẹp đẽ của một người.

Hơn nữa, vì ngọc là một loại đá quý nên việc sử dụng ngọc để chặn các lỗ càng chứng tỏ được địa vị cao quý và sự giàu có của người đã khuất.

Ngoài ra, xét về tính chất vật lý, ngọc bích là một loại quặng tự nhiên, mang lại cho người ta cảm giác lạnh lẽo. Đối với những hài cốt cần được bảo quản ở nhiệt độ thấp, hơi lạnh của ngọc có tác dụng làm mát tốt nhất, giúp bảo quản hài cốt một cách hiệu quả.

Con người có thể bất tử không?

Có thể thấy tất cả những gì người xưa làm chỉ với một mục đích đó là được bất tử. Nhưng khoa học ngày nay đã chứng minh con người không thể nào mãi mãi không chết, lý do là:

Tế bào chỉ phân chia 50 lần

Các nhà khoa học phát hiện quá trình lão hóa được kiểm soát không chỉ bởi đồng hồ sinh học đặc biệt của toàn cơ thể mà còn rất nhiều “đồng hồ” trong từng tế bào. Trước đây các nhà khoa học cho rằng các tế bào trong cơ thể có số lần phân chia vô hạn. Nhưng nghiên cứu của Hayflik (Mỹ) đã chứng minh rằng chỉ có các tế bào ung thư mới phân chia vô hạn, còn tất cả các tế bào bình thường chỉ phân chia đến giới hạn 50 lần rồi ngừng phân chia và chết đi.

Phân tử ADN bị tiêu hao sau mỗi lần phân chia

Nhà khoa học Alexei Olovnikov (Nga) nêu giả thuyết là cứ mỗi lần tế bào phân chia, phân tử ADN lại ngắn đi một ít. Cho đến khi sự rút ngắn này đụng đến một gen quan trọng cho sự sống thì tế bào sẽ chết.

Ông giải thích hiện tượng này như sau: Các phân tử ADN của mỗi tế bào khi phân chia thì hai sợi xoắn kép giãn ra, tách đôi sau đó ghép lại tạo ra chuỗi xoắn mới. Tuy nhiên, quá trình này không đủ khả năng giữ nguyên vẹn toàn bộ 2 sợi phân tử ADN. Hậu quả là một trong hai sợi xoắn kép luôn ngắn hơn sợi kia. Cứ mỗi lần tách ra là phân tử ADN lại mất một ít thành phần của nó. 

Người càng cao tuổi thì telomeres của họ càng ngắn

Theo một tính toán: Telomeres của nguyên bào sợi là nơi sản sinh ra chất collagen, cứ mỗi năm mất khoảng 20 phân tử. Đến khi các telomeres trở nên quá ngắn thì các nhiễm sắc thể sẽ kém bền vững, chúng không thể bám vào được màng nhân tế bào, chúng bị dính vào nhau và có hình dạng kỳ dị. Kết quả là các tế bào không thể phân chia được nữa.

Các nhà nghiên cứu đang xem xét đánh giá kích thước của telomeres như một “thước đo” chuẩn xác tuổi thọ của tế bào. Nhà khoa học Calvin Harley còn cho rằng nếu khi sinh ra telomeres của một người nào đó ngắn hơn bình thường, thì các tế bào của người đó sẽ có tuổi thọ ngắn hơn một cách tương ứng.

Tại sao hoàng đế xưa không để phi tần cho hoàng tử bú sữa mà phải nhờ vú nuôi, hóa ra cũng vì sự ích kỷ của vua
Xã hội ngày nay luôn khuyến khích các bà mẹ cho con bú sữa trực tiếp nhưng các phi tần xưa lại không ai được làm điều này.

Các vấn đề sức khỏe khác

Theo MINH MINH (Dịch từ Sohu)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các vấn đề sức khỏe khác