Ngày nào ngồi ăn cơm tôi cũng rất áp lực, không dám gắp vì sợ vợ con không đủ ăn.
Tôi năm nay 40 tuổi, lấy vợ đã hơn 10 năm và cuộc sống hôn nhân khá ổn định. Cách đây vài tháng, mẹ vợ đến tuổi nghỉ hưu nên vợ đã đề cập tới chuyện đón mẹ tới ở cùng, vì không nỡ để bà sống một mình lúc tuổi già.
Lúc đó tôi phản đối, vì vợ còn một người em trai, tại sao vợ chồng em ấy không nuôi mẹ chứ? Tuy nhiên, vợ nói:
- Gia đình em ở xa, nhà mình ở gần mẹ thì đón bà tới chăm sóc cho tiện. Trước đây mẹ cũng tới ở nhà con trai để chăm con dâu, cháu nội nhưng mẹ nói tiếng địa phương, ra ngoài bị hạn chế giao tiếp nên rất bí bách, buồn bực. Giờ bảo mẹ sống ở đó đến cuối đời thì sao bà sống được?
Vợ nói có lý. Hơn nữa, em trai vợ cũng đang chịu nhiều áp lực khi mua trả góp căn nhà, vì thế tôi đã đồng ý chuyện đón mẹ vợ tới ở cùng để phụng dưỡng.
Khi mới đến, mẹ vợ chủ động nói rằng bà sẽ đảm nhận việc nhà khiến tôi khá vui. Ngày trước vì bận rộn công việc nên nhiều hôm cả nhà phải mua cơm ngoài về ăn, nhà có khi cả tuần mới quét dọn một lần. Giờ có mẹ vợ ở cùng, ngày nào nhà cửa cũng sạch sẽ tinh tươm, chúng tôi về nhà đã có cơm canh sẵn sàng.
Khi mẹ vợ đến tuổi nghỉ hưu, chúng tôi đã đón bà tới sống cùng để phụng dưỡng. (Ảnh minh họa)
Nhưng thời gian trôi qua, tôi phát hiện ra một điều kỳ lạ, đó là mỗi bữa ăn chỉ có 2 món gồm 1 món thịt và 1 món rau. Điều này khiến tôi rất hoang mang. Trừ khi hôm nào tôi yêu cầu, mẹ mới làm nhiều thêm một món. Điều này khiến tôi khá tò mò, không kìm được mà hỏi vợ, nhưng cô ấy nói:
- Mẹ đã già, không ăn nhiều. Con thì nhỏ, chẳng ăn được bao nhiêu mà vợ chồng mình cũng ăn ít. Mẹ nấu thế là vừa đủ ăn, chứ nấu nhiều đến khi phải đổ bỏ phí lắm.
Nghe vợ nói thế tôi cũng không nói thêm gì nữa. Nhưng tới khi mẹ vợ cho ăn chay 3 ngày liên tục, tôi không nhịn được mà hỏi bà ngay trên bàn ăn:
- Mẹ ơi, sao mỗi bữa mẹ chỉ nấu 2 món vậy? Các cháu đang tuổi ăn tuổi lớn, cần ăn nhiều thịt và đồ ăn ngon. Mỗi tháng chúng con đưa mẹ 5 triệu đi chợ không đủ sao?
- Con thấy 2 món ăn không đủ à? Mẹ lớn tuổi rồi không ăn được nhiều, 2 đứa nhỏ biếng ăn nên mẹ mới nấu ít như thế. Nếu con cảm thấy ít quá, ăn không no thì từ mai mẹ sẽ làm thêm một món.
Câu trả lời chân thành của mẹ vợ khiến tôi nhất thời không biết nói gì. Sau đó, tôi chỉ đành nói rằng, nếu mẹ không đủ tiền đi chợ thì cứ nói để chúng tôi đưa thêm.
Mẹ vợ cười, không nói gì. Những ngày sau đó mẹ vợ có bổ sung thêm một món thật, nhưng chỉ có đôi bữa là thêm thịt, cá, còn lại chỉ có lạc rang, dưa muối,… Tôi từng đề cập chuyện này với mẹ vợ rồi, nên giờ không dám mở miệng với bà nữa nên đành nói vợ:
- Mẹ có cần phải tằn tiện như vậy không? Trước đưa cho mẹ 3 triệu mỗi tháng để đi chợ, mẹ chỉ nấu 2 món lèo tèo. Nghĩ số tiền đó quá ít nên chúng ta đã tăng lên 5 triệu rồi cơ mà, tại sao mẹ vẫn nấu cơm như cũ vậy?
Ngày nào ngồi ăn cơm anh cũng rất áp lực, không dám gắp vì sợ em và con không đủ ăn. Chuyện gì xảy ra vậy? Em có thể nói mẹ cải thiện bữa ăn được không?
Tôi đã phàn nàn với vợ chuyện mẹ nấu cơm quá đạm bạc. (Ảnh minh họa)
Vợ gật đầu ngầm đồng ý, nhưng ánh mắt lại lảng tránh. Nhận ra vợ có điều gì đó đang giấu mình, tôi cố gặng hỏi và nhận được câu trả lời:
- Thực ra mẹ luôn canh cánh chuyện của em trai em. Mẹ nói nó sống ở thành phố lớn không dễ dàng gì, phải trả nợ tiền mua nhà rồi bao nhiêu khoản phải chi, cứ ra đường là tốn tiền. Mẹ không giúp được gì nên mỗi tháng mẹ tiết kiệm chút tiền để đưa nó cho bớt áy náy.
Không ngờ mẹ lại cắt xén tiền đi chợ của nhà tôi để giúp đỡ em vợ. Lúc đó, tôi chỉ muốn đưa mẹ tới nhà con trai bà ở luôn thôi. Khi ba mặt một lời với mẹ vợ, bà đã nhận sai và xin lỗi vợ chồng tôi. Đồng thời, mẹ vợ bày tỏ rằng nếu vợ chồng tôi gặp khó khăn như vợ chồng em trai, bà cũng sẽ giúp đỡ như thế, vì người một nhà nên quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau.
Sau nhiều ngày suy nghĩ, tôi quyết định nhượng bộ, vẫn để mẹ vợ tiếp tục sống chung nhà và phụng dưỡng bà đến cuối đời. Tuy nhiên, tôi sẽ giảm tiền tiền đưa bà từ 5 triệu mỗi tháng xuống còn 2 triệu.
- Từ nay về sau hai vợ chồng con sẽ tự mua thực phẩm, mẹ không cần phải đi chợ nữa nên chúng con sẽ không đưa tiền đi chợ cho mẹ. Tuy nhiên, chúng con sẽ biếu mẹ 2 triệu mỗi tháng để tiêu vặt. Với số tiền đó mẹ muốn tiêu gì thì tiêu, cho ai thì cho, con sẽ không can thiệp.
Nghe những lời tôi nói, mẹ vợ cảm kích lắm, cảm ơn tôi rối rít. Thực ra tôi cũng rất bực việc mẹ vợ cắt xén tiền đi chợ của chúng tôi để cho em trai, nhưng đã là người một nhà, việc gì bao dung được thì cứ bao dung thôi.