Vợ đưa ra bằng chứng yêu cầu anh trai vợ chia cho một suất đất, tôi tức giận hắt đổ cả bộ ấm chén

Ngày 16/12/2024 09:30 AM (GMT+7)

Phản ứng của tôi làm vợ sợ hãi nói lời xin lỗi, còn anh vợ im bặt không dám đòi hỏi gì nữa. Thấy tình hình căng thẳng, chị dâu bất ngờ đứng ra hòa giải.

Tôi luôn tâm niệm là vợ chồng đã chung một nhà, tiền về một mối vẫn tốt hơn. Nếu như mỗi người giữ một quỹ, sẽ không còn tin tưởng nhau, cô phòng tôi, tôi phòng cô, ai cũng có tâm cơ. Lấy nhau mà lúc nào cũng sợ ly hôn, sợ bị thiệt thòi thì khó lòng đi hết cuộc đời.

Thế nên kiếm được đồng nào tôi đưa vợ giữ hết, còn bản thân chỉ giữ chút ít để ăn sáng và hẹn hò với bạn. Những năm qua, tôi để ý, vợ chi tiêu rất tiết kiệm, tôi không thấy hoang phí bao giờ. Cô ấy có cuốn sổ chi tiêu rất dày, tháng nào cũng ghi chép cẩn thận.

Vợ bảo:

“Nhờ cuốn sổ đó sẽ giúp em kiểm soát chi tiêu, nếu thấy bản thân chi quá tay, em kìm hãm lại. Tiền kiếm được khó khăn, tiêu thì nhanh nên vợ chồng mình cần phải giữ chặt, không được hoang phí”.

Tôi tin tưởng tất cả những lời vợ nói và không bao giờ mở cuốn sổ đó ra xem làm gì.

1 năm trước, tôi hỏi vợ về số tiền tiết kiệm của gia đình được bao nhiêu. Cô ấy nói được hơn 600 triệu. Nghe con số đó tôi thấy hơi buồn nhưng không dám nói ra. Vợ chồng tôi cưới đến nay đã 10 năm, tháng nào tôi cũng đưa cho cô ấy 30 triệu, lương của vợ mỗi tháng được 11 triệu.

Tôi luôn tâm niệm là vợ chồng đã chung một nhà, tiền về một mối vẫn tốt hơn. (Ảnh minh họa)

Tôi luôn tâm niệm là vợ chồng đã chung một nhà, tiền về một mối vẫn tốt hơn. (Ảnh minh họa)

Chúng tôi đang phải đi thuê phòng trọ, cuộc sống ở thành phố tuy đắt đỏ nhưng tháng nào bà ngoại cũng gửi thịt và rau ngon ở quê ra. Không hiểu vợ chi tiêu kiểu gì mà tốn kém thế.

Lúc vợ đi vắng, tôi mở cuốn sổ chi tiêu vợ ghi chép để kiểm tra, tôi thấy mỗi tháng vợ xài hết những 40 triệu. Các khoản mà vợ chi hàng tháng chủ yếu là tiền học, tiền sữa và quần áo của các con. Cả ngày, tôi chỉ đi làm, không biết chuyện chi tiêu tốn kém thế nào, nhìn những số liệu mà vợ ghi chép, tôi cũng biết vậy, không dám phàn nàn nửa câu, sợ cô ấy lại dỗi.

Hôm chủ nhật vừa rồi, anh vợ gọi chúng tôi về họp gia đình. Anh ấy nói:

“Mấy năm gần đây chuyện làm ăn của anh chị ở thành phố chán lắm rồi, tiền kiếm được không đủ nuôi các con ăn học. Vợ chồng anh dự định sau Tết dương lịch này sẽ ở lại quê, không đi đâu nữa. Lúc còn sống, bố mẹ chưa sang tên nhà cho vợ chồng anh. Sau này anh sẽ ở trên đất của ông bà và hương khói tổ tiên. Lần này, em về cho anh xin chữ ký từ chối nhận quyền thừa kế”.

Anh vợ vừa nói ra nguyện vọng, vợ tôi bức xúc nói:

“Ngôi nhà của bố mẹ xây lại hết 800 triệu là toàn bộ tiền em bỏ ra, anh chị không chi một đồng nào. Suốt 7 năm, mẹ ốm đau đi viện, toàn tiền của em chi, còn anh không chịu bỏ tiền. Anh chị quá tệ bạc nên bố mẹ không muốn sang tên mảnh đất này cho 2 người đấy mà. Anh phải chia cho em một suất đất, nếu không chúng ta ra tòa giải quyết”.

Anh vợ muốn vợ tôi ký vào giấy từ chối nhận quyền thừa kế. (Ảnh minh họa)

Anh vợ muốn vợ tôi ký vào giấy từ chối nhận quyền thừa kế. (Ảnh minh họa)

Từng lời vợ nói làm tôi không còn bình tĩnh được nữa, tôi tức giận hắt đổ bộ ấm chén uống trà trên bàn rồi chỉ thẳng mặt cô ấy mà nói:

“Tôi vất vả kiếm tiền để về lo cho vợ con. Bố tôi bị bệnh 10 năm nay, tháng nào cũng tốn vài triệu chữa trị mà chưa bao giờ tôi biếu ông được đồng nào. Vậy mà cô lại mang tiền của tôi về xây nhà cho bố mẹ ở, lại còn bỏ tiền ra phụng dưỡng mẹ tuổi già nữa. Tôi tin tưởng vợ là vậy, thế mà cô lại chơi tôi một vố quá đau. Bây giờ tôi còn biết tin vào ai nữa đây”.

Phản ứng của tôi làm vợ sợ hãi nói lời xin lỗi, còn anh vợ im bặt không dám đòi hỏi gì nữa. Thấy tình hình căng thẳng, chị dâu bất ngờ đứng ra hòa giải:

“Vợ chồng em gái có công lớn đối với ông bà ngoại, em ấy phải được hưởng nửa diện tích đất của bố mẹ mới đúng. Chồng đừng tham lam quá mà mất hết tình anh em”.

Thấy anh trai im lặng, vợ tôi nói chỉ cần một suất đất trống, còn ngôi nhà sẽ nhường cho anh chị ở. Cuối cùng vợ chồng anh trai cũng chấp nhận yêu cầu của vợ tôi. Còn từ nay trở đi, có lẽ tôi sẽ phải quan tâm chăm sóc đến bố mẹ đẻ nhiều hơn. Tôi cũng không còn đưa hết tiền cho vợ giữ, phải có một khoản đề phòng rủi ro cho bản thân.

Chăm sóc bố mẹ ròng rã 10 năm, sau khi ông bà mất, các anh lật mặt đuổi tôi ra khỏi nhà
Đầu năm nay, vợ chồng anh cả làm ăn gặp nhiều khó khăn, nghe nói nợ rất nhiều, phải bán nhà trên phố để trả nợ. Sau đó ra ngoài ở trọ một thời gian.

Tâm sự

Theo Phương Linh
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tâm sự