Thực tế, trí não của thai nhi trải qua nhiều giai đoạn phát triển kì diệu và vô cùng thú vị, đặc biệt là giai đoạn tăng tốc từ tuần 20 – khi mẹ bắt đầu cảm nhận được bé “đạp”.
Sự phát triển toàn diện và khỏe mạnh về trí não của thai nhi là một trong những mối quan tâm lớn của nhiều mẹ mang thai. Tuy nhiên, có không ít mẹ băn khoăn não bé lớn lên như thế nào và nhu cầu dinh dưỡng của từng giai đoạn ra sao để đảm bảo bé luôn có đủ dưỡng chất cần thiết. Hãy cùng khám phá để tìm ra câu trả lời nhé!
12 tuần đầu tiên
Đây là giai đoạn hình thành và phát triển ống thần kinh, não bộ và tủy sống. Ngay từ tuần thứ 3 của thai kỳ (thời điểm nhiều mẹ bầu còn… chưa kịp biết mình có thai) thì não bộ của bé đã có những sự hình thành.
Não trước của bé chia nhỏ thành hai bán cầu não, lớp bên ngoài cùng tạo thành vỏ não. Kích thước của não cũng phát triển. Cùng với việc hình thành hai bán cầu não, các tế bào thần kinh phân nhánh và kết nối với nhau.
* Dinh dưỡng mẹ cần:
Trong giai đoạn này, axit folic là dưỡng chất đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển của hệ thần kinh. Theo khuyến cáo mới được công bố gần đây trên Tạp chí Quốc tế về Sản Phụ Khoa, tiến sỹ Christina Sherry, nhà khoa học nghiên cứu về dinh dưỡng thai kỳ của Abbott, đã nhấn mạnh vai trò của axid folic đối với mẹ bầu và thai nhi, giúp bảo đảm sự phát triển của ống thần kinh và tủy sống của bé, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh.
Bên cạnh đó, để hai bán cầu não được hình thành và não bộ phát triển tốt, mẹ bầu cũng cần bổ sung i-ốt, giúp điều hòa phản ứng sinh hóa cho sự phát triển của não bộ. Ngoài ra, sắt và vitamin B12 là những dưỡng chất quan trọng không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của thai nhi mà còn cần thiết cho sự tạo máu, phát triển các tế bào hồng cầu, mạch máu, các cơ khi tay và chân bé hình thành.
Mẹ lưu ý rằng nhu cầu dinh dưỡng của thai nhi sẽ thay đổi theo từng giai đoạn phát triển
Tuần 13 đến tuần 27
Mẹ sẽ vô cùng ngạc nhiên khi biết rằng đây là giai đoạn phát triển vượt bậc của các tế bào thần kinh. Có khoảng 250.000 tế bào thần kinh được sản sinh ra trong… mỗi phút! Đến tuần thứ 15, số lượng tế bào thần kinh của bé đã tương đương với số lượng tế bào thần kinh của người trưởng thành.
Mẹ lưu ý cột mốc đặc biệt quan trọng: tuần thứ 20. Đây được gọi là giai đoạn phát triển vượt bậc về trí não. Lúc này, não phát triển nhanh; từ tuần 20 đến tuần cuối, khối lượng và kích thước não tăng gấp 6 lần. Hàng triệu tế bào thần kinh vận động, hình thành và tạo thành liên kết thần kinh với các cơ, từ thời điểm này cho tới cuối thai kỳ.
Tuần thứ 20 cũng chính là lúc các giác quan của bé đã bắt đầu những bước phát triển rất nhanh. Hầu hết các tế bào thần kinh đã được biệt hóa thành 5 giác quan: thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác và xúc giác. Bé cũng bắt đầu có những cử động và phản xạ với môi trường bên ngoài.
* Dinh dưỡng mẹ cần:
Nhu cầu năng lượng cần bổ sung thêm là +340 kcal mỗi ngày (so với nhu cầu năng lượng lúc chưa mang thai). Theo đó, protein (cần bổ sung 71g/ngày) đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho cơ thể giúp bé xây dựng cấu trúc mô, hình thành các cơ quan chức năng và phát triển thể chất.
Bắt đầu từ tuần thứ 20, mẹ rất cần chủ động bổ sung thêm thực phẩm có chứa axit folic, DHA và khoáng chất nhằm bảo đảm sự phát triển tối ưu trí não của bé. Lượng dưỡng chất nói trên được hình dung tương đương với lượng thực phẩm mẹ cần ăn hàng ngày: 700g cá hồi, 500g rau củ, 6 quả trứng ngỗng và 400g măng tây mỗi ngày.
Tuy nhiên, không dễ để ăn thêm nhiều thức ăn đến thế với nhiều mẹ bầu. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng tăng cao trong thai kỳ một cách dễ dàng, một giải pháp khoa học là uống thêm mỗi ngày 2 ly sữa bầu, chọn loại có bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu như Similac Mom – chứa hệ dưỡng chất EyeQ Plus tiên tiến gồm DHA, Cholin, Axid Folic, sắt cùng 24 vitamin và khoáng chất thiết yếu trong quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện não bộ thai nhi.
Niềm vui của mẹ bầu là được thấy con lớn lên khỏe mạnh và thông minh
Tuần 28 đến lúc chào đời
Ở tuần thứ 28, não bộ đã bắt đầu xuất hiện vài nếp gấp trên bề mặt, phát triển thành những nếp cuộn và các rãnh sâu ở những tuần tiếp theo. Đây được xem là thời điểm trưởng thành của các tế bào trong vỏ não.
Từ tuần 32 đến tuần 36, não bộ không ngừng hoàn thiện, bằng ¼ trọng lượng não người trưởng thành. Tuần thứ 32, các liên kết giữa tế bào thần kinh tiếp tục hình thành với tốc độ rất nhanh. Theo đó, kích thước não cũng tăng dần. Đến khi chào đời, não bé sẽ có đủ 100 tỷ tế bào thần kinh liên kết chặt chẽ với nhau.
* Dinh dưỡng mẹ cần:
Ở giai đoạn này, DHA là dưỡng chất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển trí não của bé, DRI khuyến nghị bổ sung 140 mg mỗi ngày.
Ngoài việc hỗ trợ cho sự phát triển của não bộ, DHA còn tốt cho sự phát triển thị giác đồng thời kết hợp với cholin để bảo vệ sự toàn vẹn của các tế bào thần kinh. DRI khuyến nghị bổ sung 450 mg cholin mỗi ngày. Vitamin D (bổ sung 60 IU/ ngày) và Canxi (bổ sung 1000 mg/ ngày) giúp thai nhi phát triển tốt các hệ cơ, xương và răng. Ngoài ra, mẹ bầu đừng quên bổ sung 28g chất xơ Prebiotics mỗi ngày để thúc đẩy sự phát triển của các lợi khuẩn và tăng cường hệ miễn dịch nữa đấy.