Bổ sung Kali và Magnesi như thế nào là đúng cách?

Ngày 29/12/2022 10:00 AM (GMT+7)

Canxi, Natri, Kali, Magnesi là bốn loại cation (ion mang điện tích dương) quan trọng nhất trong cơ thể con người. Trong đó, Kali và Magnesi được chứng minh cả về mặt cơ chế, bằng chứng và khuyến cáo khoa học là có hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý tim mạch.

Ngoài những vai trò và lợi ích kể trên, Kali và Magnesi còn tham gia vào hoạt động của hầu hết các cơ quan quan trọng trong cơ thể như nội tiết, thần kinh, cơ xương khớp, tiêu hóa… Nói cách khác, Kali và Magnesi là nguồn dinh dưỡng cho trái tim và các cơ quan, giúp cho toàn bộ cơ thể hoạt động ổn định, nhanh chóng phục hồi thể trạng.

Vậy những ai có nhu cầu Kali, Magnesi cao hơn bình thường?

Độ tuổi 45 trở lên

Theo các hiệp hội y khoa, nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng đáng kể ở những người trên 45 tuổi. Chính vì vậy, những người ở độ tuổi trên 45 nên đặc biệt quan tâm đến việc bổ sung Kali, Magnesi giúp phòng ngừa các bệnh lý về tim mạch.

Vận động thể lực thưởng xuyên

Những người vận động thể lực thường xuyên như chơi thể thao bao gồm cả vận động viên chuyên nghiệp hay nghiệp dư (như chạy bộ, tập gym, aerobics…) hoặc làm việc liên tục ngoài trời nắng, tắm hoặc xông hơi thường xuyên… làm tăng tiết mồ hôi, từ đó dẫn tới bị thiếu hụt hai ion Kali và Magnesi cũng như các chất điện giải khác.

Mặt khác, hoạt động thể lực liên tục làm tăng nhu cầu, nếu thiếu Kali và Magnesi liên tục sẽ khiến cơ không được thư giãn dẫn tới chuột rút. Bổ sung thường xuyên Kali và Magnesi giúp bù lại lượng ion đã mất và hỗ trợ cơ tim hoạt động hiệu quả, nhịp nhàng.

Chế độ ăn kiêng

Người đang trong chế độ ăn kiêng hoặc sử dụng thuốc giảm cân, bao gồm cả trà giảm cân làm giảm cung cấp Kali, Magnesi và khoáng chất. Đồng thời  tác dụng lợi tiểu và nhuận tràng của thuốc giảm cân làm cho các ion này bị mất đi qua đường tiêu hóa. Vì vậy, cần nghĩ tới việc bù đắp lượng ion mất đi này.

Cảm lạnh, sốt siêu vi (sốt virus), cúm

Các bệnh lý về tim mạch hay biến chứng tim thường trở nên nghiêm trọng hơn khi bệnh nhân mắc bệnh cúm và cảm lạnh. Nhưng hầu hết mọi người thường chỉ nhớ tới việc bổ sung vitamin khi bị cúm hoặc cảm lạnh. Thực tế việc bổ sung Kali và Magnesi là cần thiết để hỗ trợ cơ thể lúc này.

Nghiện rượu, rối loạn tiêu hóa

Người đang có vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, nghiện rượu, hoặc đang điều trị bệnh đường tiêu hóa (như sử dụng thuốc chống viêm, hỗ trợ nhu động ruột hoặc chống nhiễm trùng đường ruột…) dẫn tói kém hấp thu Kali, Magnesi và các nguyên tố vi lượng. Trong các trường hợp nêu trên nên xem xét việc tăng lượng bổ sung Kali và Magnesi. 

Thường xuyên bị đau cơ, cứng cơ hoặc chuột rút bắp chân, đặc biệt là phụ nữ

Các dấu hiệu này có thể có nguyên nhân là do thiếu hụt Kali và Magnesi. Việc sổ sung Kali và Magnesi kịp thời sẽ giúp nhanh chóng hạn chế cơn đau và co thắt.

Sử dụng một số thuốc đặc biệt

Người đang sử dụng một số thuốc như thuốc uống tránh thai, thuốc điều trị hen phế quản, một số thuốc kháng sinh, kháng nấm hoặc thuốc điều trị đái tháo đường… có nguy cơ bị mất Kali và Magnesi. Vì vậy việc bổ sung các chất này là cần thiết, tham khảo ý kiến chuyên gia y tế nếu bạn đang sử dụng một số thuốc kể trên.

Bổ sung Kali và Magnesi như thế nào?

Cách đơn giản mà chắc hẳn nhiều người cũng đã áp dụng đó là bổ sung qua thức ăn, bằng các loại trái cây, rau củ, hạt. Khoai tây, trái cây, rau, quả mọng, hạt/ quả hạch cung cấp nhiều Kali. Magie có nhiều trong cacao, chocolate các loại đậu, hải sản… Tuy nhiên, cũng cần lưu ý một số điểm.

Bổ sung Kali và Magnesi như thế nào là đúng cách? - 1

Vì vậy, nếu chế độ ăn hàng ngày không thể đáp ứng đầy đủ Kali, Magnesi thì cần bổ sung theo dạng đường uống. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm bổ sung Kali, Magnesi. Dưới đây là một số lưu ý giúp bạn lựa chọn sản phẩm phù hợp với mình:

- Bổ sung đồng thời cả Kali và Magnesi sẽ đem lại tác dụng tương hỗ cho nhau vì có tới 61% trường hợp hạ Kali máu kèm theo thiếu Magnesi đồng thời8.  Nói cách khác, chế phẩm chứa đồng thời Kali và Magnesi giúp việc hấp thu hai khoáng chất này tốt hơn.

- Chế phẩm kết hợp Kali và Magnesi trong cùng một viên giúp dễ dàng ghi nhớ lịch uống thuốc hơn.

- Chế phẩm dưới dạng muối hữu cơ (như aspartate, citrate, gluconate) giúp dễ hấp thu và vận chuyển chính xác Kali, Magnesi tới đích tác dụng là bên trong tế bào hơn. Dạng muối vô cơ (như clorid, sulfat, carbonate) khó hấp thu và thường có mùi vị khó chịu.

Nguồn: [Tên nguồn].