Gian nan đi tìm thực phẩm sạch

Ngày 19/05/2016 08:00 AM (GMT+7)

Cũng giống như Tháng An toàn giao thông, Tháng An toàn thực phẩm là chiến dịch được Chính phủ và Nhà nước duy trì tổ chức hằng năm. Nhưng có lẽ chưa có năm nào, An toàn thực phẩm trở thành một chủ đề nóng như năm nay.

Sự rầm rộ của chiến dịch = Sự tồi tệ của tình hình

Cuối tháng 4 và đầu tháng 5, đi tới đâu cũng dễ dàng bắt gặp các khẩu hiệu “Tiếp tục tăng cường sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng rau, thịt an toàn”. Ngoài việc cho thấy những nỗ lực của các ban, ngành liên quan, tháng An toàn thực phẩm (2016) còn phần nào phản ánh tính nghiêm trọng của vấn đề thực phẩm bẩn tại Việt Nam.

Nếu như trước đây, báo chí ngập đầy các thông số về tai nạn giao thông, về tin giật gân đâu đó có người bị cướp, bị chém… thì bây giờ, người dân, dù muốn hay không cũng phải đón nhân các tin tức về thực phẩm bẩn mỗi ngày. Chất cấm vẫn được sử dụng trong chăn nuôi, tỷ lệ mẫu rau chứa tồn dư thuốc bảo vệ thực vật còn cao, nhiều ngư dân còn lạm dụng hóa chất, kháng sinh trong chăn nuôi thủy sản… Hôm qua, TV trình chiếu phóng sự những người bán tôm mua chất phụ gia để nhồi vào tôm trước khi mang bán. Sáng nay, nghe radio lại thấy châu Âu có thể sẽ ra lệnh cấm nhập khẩu rau, quả vào Việt Nam nếu các nhà nhập khẩu nước mình liên tiếp vi phạm các quy định an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật.

Gian nan đi tìm thực phẩm sạch - 1

Rau củ ngâm hóa chất độc hại đang tràn ngập thị trường Việt Nam (Nguồn: Facebook Thử Thách Rau Giá)

Nếu như trước đây, người thành phố đổ xô về làng quê mua rau củ, thịt lợn để tìm hàng có gốc gác và hàng được đảm bảo chất lượng thì nay cả người thành phố và người thôn quê đều e ngại trước những ruộng rau ngấm đầy thuốc trừ sâu hay thuốc kích thích, trước những đàn lợn được nuôi béo tròn từ biết bao hóa chất…

Không ít người đã từng trải qua những năm tháng gian khó vì nạn đói, không có lấy một mẩu lương thực để ăn nay phải sống trong sợ hãi trước cơn bão thực phẩm bẩn: thịt rau được bán đầy ngoài chợ, siêu thị nhưng cũng chẳng dám mua về hoặc có mua nhưng trong lòng thấy hoang mang sợ hãi. Vì vậy, nhiều nhà đã tự trồng vài loại rau đơn giản như:  mồng tơi, rau cải trên sân thượng, tự mua thiết bị về làm rau giá tại nhà …

Một tháng quá ngắn, bao lâu là đủ?

Ở những quốc gia phát triển như Anh, Hà Lan… của châu Âu, thực phẩm bẩn có lẽ là vấn đề được đặt lên bàn của các nghị sĩ từ hàng chục năm trước. Họ nghiêm túc xử phạt, thậm chí bỏ tù những người cố tình sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Người dân của các quốc gia này ra sức tẩy chay thực phẩm bẩn.

Việt Nam mình là đất nước “thân thiện”. Biết người ta dùng chất cấm đấy nhưng người này cũng chỉ rỉ tai người kia, cùng lo lắng rồi… thôi.

Truyền thông nói tháng An toàn thực phẩm là chuyện của mọi nhà. Suy cho cùng, tháng An toàn thực phẩm chỉ là chuyện của các cơ quan lãnh đạo, là chuyện tăng cường công tác điều tra, là chuyện đề xuất thêm các chính sách mới, làm sao để hỗ trợ người bán và không gian dối người mua…

Gian nan đi tìm thực phẩm sạch - 2

Hành trình gian nan đi tìm thực phẩm sạch (Nguồn: FB Thử Thách Rau Giá)

Chuyện sức khỏe và tính mạng của mỗi người, nói một tháng để quan tâm chắc chắn là không đủ. Nhưng nói Nhà nước từng giờ từng phút phải đặc biệt chú tâm đến chuyện người nào mua nhầm bò giả lợn, mua nhầm rau “Thánh Gióng” – lớn nhanh như thổi… chắc chắn là chuyện không tưởng. Trong lúc chờ được “cứu”, bản thân mỗi người dân nên tự cứu mình bằng cách nâng cao ý thức trong việc tiêu dùng rau, thịt an toàn.

- Không ngừng học hỏi và tích lũy các kỹ năng chọn thực phẩm sạch. Tham khảo các cách phân biệt thực phẩm sạch và thực phẩm có hóa chất.

- Ưu tiên thực phẩm có dấu kiểm định của cơ quan chức năng, có nguồn gốc rõ ràng

- Thực phẩm, sau khi mua về nên rửa sạch thật kỹ, sục ô-zôn đồng thời chế biến đúng cách và cẩn thận.

- Nếu có điều kiện, hãy tự nuôi trồng một số loại thực phẩm. Tận dụng khoảnh vườn đối với những ngôi nhà có diện tích rộng hay thậm chí một phần sân thượng, một góc ban công, vài ba chậu xốp, hay chiếc máy làm giá an toàn… cũng giúp nhà có thêm rau sạch hay gà sạch… để ăn.

Tất cả các mẹo, bí quyết ăn uống – sạch – an toàn này đang được hơn 5.000 chị em truyền tay nhau thông qua Thử thách rau giá tại https://www.facebook.com/thuthachraugia.vn - một chương trình phóng sự tương tác nhằm đẩy lùi tình trạng sản xuất và sử dụng rau giá không an toàn! Hơn 5.000 chị em đang cùng chung tay tẩy chay thực phẩm bẩn vì sức khỏe của cả gia đình, còn bạn thì sao?

Nguồn: [Tên nguồn].