Những điều cần biết về mỡ máu cao ở phụ nữ trung niên

Ngày 22/12/2021 08:00 AM (GMT+7)

Mỡ máu cao là một trong những bệnh lý thường gặp ở phụ nữ trung niên. Bệnh diễn biến âm thầm, không có biểu hiện cụ thể nhưng lại là nguyên nhân hàng đầu gây xơ vữa động mạch và tai biến mạch máu não. Chị em cần hiểu đúng, hiểu đủ về tình trạng này để phò

Nguyên nhân tăng mỡ máu ở phụ nữ trung niên

Theo thống kê của Bộ Y tế, tại Việt Nam cứ 10 người trưởng thành có 3 người bị mỡ máu cao, trong đó hơn 50% phụ nữ ở độ tuổi từ 50-69 mắc căn bệnh này.

Nguyên nhân là do giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, lượng hormone Estrogen suy giảm, ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa lipid khiến LDL Cholesterol (mỡ xấu) tăng cao, và HDL Cholesterol (mỡ tốt) giảm. Ngoài ra, sau tuổi 50, sự sụt giảm Estrogen làm cho khối lượng cơ bắp giảm, mỡ tích lũy nhiều hơn, đặc biệt là vùng bụng. Cùng với đó, lối sống ít vận động, thường xuyên căng thẳng, stress cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ rối loạn mỡ máu.

Những điều cần biết về mỡ máu cao ở phụ nữ trung niên - 1

Khi lượng mỡ xấu tăng cao sẽ bám vào thành mạch gây xơ vữa động mạch, làm gia tăng tình trạng tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, tiểu đường tuýp 2...

Giải pháp ổn định mỡ máu cho phụ nữ trung niên

Để phòng ngừa bệnh mỡ máu cao, chị em cần chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ, điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống, luyện tập và uống các sản phẩm hỗ trợ phù hợp.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Mỡ máu cao thường không có biểu hiện cụ thể. Vì vậy, chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ và xét nghiệm các chỉ số mỡ máu là yếu tố quan trọng giúp phòng và điều trị bệnh hiệu quả. Theo các chuyên gia y tế, sau 50 tuổi, phụ nữ nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần. Ngoài mỡ máu thì huyết áp, cân nặng, đường huyết là 4 chỉ số quan trọng cần kiểm tra thường xuyên.

Ăn uống khoa học

Bước đầu tiên để đẩy lùi mỡ máu là cần nghiêm khắc với chế độ ăn uống của mình. Nên hạn chế đồ ăn chiên (rán), thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như: mỡ, nội tạng động vật, thịt có màu đỏ… Tăng cường thực phẩm chứa chất chống oxy hóa như trái cây nhiều màu sắc, rau xanh lá… Đồng thời, bổ sung thêm omega-3 có trong cá hồi, cá thu, dầu oliu, dầu hướng dương…

Tích cực luyện tập

Tập luyện thể dục đều đặn giúp “đốt cháy” mỡ thừa trong cơ thể, đặc biệt là Triglyceride và LDL-Cholesterol. Nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, 4-5 lần mỗi tuần. Chị em có thể lựa chọn các bài tập, môn thể thao phù hợp với sức khỏe như: Đi bộ, chạy bộ, đạp xe, đánh cầu lông, khiêu vũ…

Bổ gan giúp tăng cường chuyển hóa mỡ xấu

Theo nghiên cứu của Đại học Harvard, khoảng 80% Cholesterol được sản xuất ở gan, chỉ có 20% được tổng hợp từ thức ăn. Gan đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa và đào thải mỡ xấu ra khỏi cơ thể. Khi chức năng gan suy giảm dẫn đến quá trình chuyển hóa gặp vấn đề.

Vì vậy, song song với chế độ ăn uống, tập luyện, cần chú trọng bồi bổ, tăng cường chức năng gan. Nên ưu tiên các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược hoặc tinh chất tự nhiên để hạn chế tác dụng phụ.

Mỡ máu Tâm Bình (Top 1 Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích 2021) là một trong số ít các sản phẩm có thể thực hiện được cả hai nhiệm vụ: vừa hỗ trợ giảm mỡ máu vừa hỗ trợ tăng cường chức năng gan.

Những điều cần biết về mỡ máu cao ở phụ nữ trung niên - 2

Mỡ máu Tâm Bình hỗ trợ giảm đồng thời cả 3 chỉ số mỡ xấu (Cholesterol toàn phần, LDL Cholesterol và Triglyceride), tăng chỉ số mỡ tốt HDL Cholesterol nhờ các thành phần từ Lá sen, Ngưu tất, Nần vàng, Nanocurcumin và chiết xuất cam Bergamot.

Giảo cổ lam, Trạch tả, Atiso có trong Mỡ máu Tâm Bình giúp hỗ trợ bổ gan, tăng cường chức năng gan. Đặc biệt Nanocurcumin và chiết xuất cam Bergamot có tác dụng chống oxy hóa, chống lão hóa tất cả các tế bào trong cơ thể, trong đó có tế bào gan. Vì vậy, sản phẩm có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ gan, thúc đẩy gan chuyển hóa mỡ, từ đó ngăn ngừa mỡ máu cao và gan nhiễm mỡ.

Mỡ máu Tâm Bình có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Để biết thêm thông tin về sản phẩm hoặc giải đáp thắc mắc bệnh mỡ máu cao, vui lòng liên hệ hotline 0343 44 66 99.

Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Nguồn: [Tên nguồn].