Đang có công việc thuận lợi, thu nhập tốt, gia đình hạnh phúc nhưng vẫn thấy thấy mệt mỏi, buồn chán, không còn động lực mà không biết nguyên tại sao, Ths.BS Nguyễn Viết Chung, khoa Sức khỏe Tâm Thần, Bệnh viện E (Hà Nội) sẽ giải đáp thắc mắc giúp bạn.
ThS.BS Nguyễn Viết Chung có nhiều năm kinh nghiệm khám và điều trị các bệnh về tâm lý, thần kinh, đặc biệt là các rối loạn lo âu, ám ảnh,...
Chào bác sĩ!
Tôi 38 tuổi, đang làm trưởng phòng kế toán cho một công ty xuất nhập khẩu tại TP.HCM. Công việc này không chỉ cho tôi thu nhập tốt, mà có thêm nhiều cơ hội thăng tiến. Cuộc sống gia đình tôi cũng đang hạnh phúc. Chồng tôi là trưởng phòng cho một công ty xây dựng, thu nhập hơn 50 triệu đồng/tháng. Hai con trai 10 tuổi và 6 tuổi khỏe mạnh, chăm học, thương yêu nhau và nghe lời ba mẹ.
Nhưng không hiểu sao, khoảng 6 tháng qua, tôi thường rơi vào tình trạng mệt mỏi, buồn chán, thường xuyên đau đầu, nhăn nhó, cáu gắt với mọi người. Có lúc, tôi lại thấy lo sợ, không muốn làm gì cả, mất hoàn toàn động lực cố gắng như trước kia. Tôi không hiểu sao mình lại như vậy nữa. Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Chào bạn! Rất nhiều người có công việc thành công, cuộc sống viên mãn như vẫn thường có tâm trạng buồn chán, mệt mỏi không rõ nguyên nhân. Nhưng sau khi đi tầm soát bệnh, có người đã mắc một bệnh lý hoặc bệnh thần kinh tiềm ẩn. Với trường hợp của bạn, khi đã buồn chán, mệt mỏi trong 6 tháng thì rất có thể bạn đang mắc một căn bệnh nào đó, mà các biểu hiện chưa thể hiện rõ. Vì vậy, điều bạn cần làm hiện nay là nên đi khám bệnh, thực hiện các xét nghiệm lâm sàng xem bản thân có mắc một bệnh lý nào đó hay không. Bạn cũng nên đi khám tâm lý, thực hiện các bài test về tâm lý xem bản thân có mắc bệnh liên quan đến hệ thần kinh, trầm cảm, rối loạn lo âu hay không.
Ngoài ra, việc nghiện sử dụng chất kích thích như hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, cà phê và các chất kích thích khác cũng có tác động đến não bộ, nếu sử dụng lâu dài sẽ có nguy cơ khiến bạn bị buồn chán, mệt mỏi trong cuộc sống. Lâu dần, nếu không được điều chỉnh sẽ dẫn đến trầm cảm. Vì vậy, bạn hãy xem mình có đang sử dụng hay không thì nên tiết chế lại. Hoặc cũng có thể, bạn đang có một gen ẩn về trầm cảm nhưng chưa thể hiện rõ.
Hãy tập thể dụng, giao tiếp nhiều hơn để cuộc sống vui hơnTrong cuộc đời mỗi người, từ sơ sinh, tuổi dậy thì, đi học hoặc đi làm, lập gia đình, có con hay tuổi trung niên, tuổi nghỉ hưu… mỗi một giai đoạn có những khủng hoảng khác nhau. Có những người trải qua khủng hoảng một cách nhẹ nhàng, cũng có người lại gặp biến cố trong chính cuộc khủng hoảng ấy. Vì vậy, hiện nay đã có rất nhiều người bị trầm cảm, rối loạn lo âu… dẫn đến phải đi chữa lành...
Đối với bệnh trầm cảm thì có nhiều nguyên nhân dẫn đến, chẳng hạn mắc các bệnh lý như ung thư, thận mạn tính, đột quỵ, tiểu đường, hoặc có người bị mắc một căn bệnh nào đó liên quan đến mạch máu não, hệ thần kinh cũng là nguyên nhân đến dễ bị trầm cảm.
Cũng có một số nghiên cứu chỉ ra, trầm cảm do gen ẩn trong cơ thể chúng ta. Điều này cho thấy, nếu chúng ta không bị trầm cảm ở giai đoạn này thì cũng có thể sẽ mắc trầm cảm ở một giai đoạn nào đó.
Ngoài ra, bạn hãy tập thể dục thường xuyên để không chỉ vừa rèn luyện sức khỏe mà giúp đốt cháy năng lượng, cơ thể cân đối hơn. Tập thể dục cũng sẽ giúp não tiết hormone endorphins, serotonin và dopamine có thể điều chỉnh tâm trạng. Tập thể dục còn làm tăng nhiệt độ cơ thể, làm dịu hệ thần kinh trung ương. Bên cạnh đó, các hoạt động thể chất giúp ăn ngon miệng hơn, tăng cường trao đổi chất và kích thích não cải thiện tâm trạng. Bạn có thể tập thể dục bằng cách đạp xe đạp, chạy bộ, đi bơi vào cuối tuần, đi thang bộ… và nên duy trì nó hằng ngày.
Hãy kết nối với mọi người ngoài thực tế nhiều hơn nhưng cần hạn chế sử dụng mạng xã hội. Bởi giao tiếp là một yếu tố rất quan trọng để cải thiện tâm trạng của chúng ta. Hạn chế ở một mình quá lâu. Việc không nói chuyện với mọi người có thể khiến bạn càng dễ buồn chán, từ đó dễ dẫn đến trầm cảm, rối loạn lo âu hơn.
Bạn cũng có thể tạo cho mình một thói quen, sở thích mới bằng cách nghe nhạc, vẽ tranh, đạp xe, đi dạo hoặc đi du lịch với gia đình, bạn thân, chồng con. Việc nuôi thú cưng, làm vườn, làm việc nhà, nấu ăn… cũng có thể giúp cải thiện tâm trạng.
Bên cạnh những mối quan hệ tích cực thì đôi khi chúng ta sẽ gặp phải những mối quan hệ độc hại. Đó có thể là những người có hành động hay lời nói hạ thấp lòng tự trọng của bạn, khiến bạn cảm thấy tồi tệ về bản thân, hoặc có những hành vi lợi dụng bạn. Những hành vi này kéo dài sẽ khiến tâm trạng bạn ngày càng tệ đi, có thể dẫn đến trầm cảm. Chính vì vậy bạn cần tránh tiếp xúc với những kiểu người này.
Mọi thắc mắc của bạn đọc về các vấn đề sức khỏe sẽ được các chuyên gia tư vấn trong những bài tiếp theo. Mời quý bạn đọc đón đọc các bài Hỏi đáp bác sĩ vào các ngày thứ 3-5 hàng tuần trên mục Sức khỏe. |
Tin liên quan
Khi gặp bế tắc trong công việc, áp lực về tâm lý, không ít bạn trẻ sẵn sàng nghỉ việc để đi "chữa lành", hành động này liệu có thật sự mang...
Một chiếc bình giữ nhiệt an toàn không chỉ cần khả năng bảo vệ thực phẩm nguyên vẹn mà còn phải sạch sẽ về cấu trúc. Những dấu hiệu hỏng hóc...
Theo các bác sĩ, dinh dưỡng rất quan trọng với bệnh nhân ung thư, vì vậy, người bệnh không nên quá kiêng khem mà cần ăn đủ chất, giàu năng...
Từng là chỗ dựa cho cả gia đình, nhưng khi nghỉ hưu, Phó giáo sư Tính bị stress, liên tục phải đi cấp cứu vì những cơn lo sợ kéo đến bất...
Tin bài cùng chủ đề ThS.BS Nguyễn Viết Chung
Đang điều trị bệnh, nhưng tin vào bói toán bỏ dùng thuốc, cô gái trẻ đã phải đi điều trị tâm thần vì bệnh tình tiến triển ngày càng nặng hơn.