Theo chuyên gia phong thủy Song Hà, ngày mùng 1 tháng 9 âm lịch năm nay có 3 khung giờ đẹp để lên hương. Vào ngày này, các gia đình thường sửa biện hương hoa, lễ vật làm lễ cúng thần linh và tổ tiên để cầu mong một tháng mới may mắn, tốt lành.
Khung giờ đẹp thắp hương ngày mùng 1 tháng 9 âm lịch
Vào ngày mùng 1, ngày rằm hàng tháng, các gia đình Việt thường sửa biện hương hoa, lễ vật làm lễ cúng thần linh và tổ tiên để cầu mong một tháng mới may mắn, tốt lành. Nhưng có lẽ ít người hiểu cặn kẽ ý nghĩa của việc thắp hương vào 2 ngày này.
Từ xa xưa, con người đã xác định thời gian bằng cách quan sát chu kỳ thiên nhiên. Chu kỳ của mặt trời một ngày thì quá ngắn, còn chu kỳ mùa nóng mùa lạnh của một năm lại quá dài. Vì thế, người ta dựa theo chu kỳ của của mặt trăng. Nghĩa là ngày trăng non (mùng 1), ngày trăng tròn (ngày rằm) để xem thời gian chuẩn để tính lịch.
Dựa trên khoa học thiên văn, việc thắp hương vào ngày mùng 1 và ngày rằm là do thói quen chứ không phải do điều gì cấm kỵ mang yếu tố tâm linh. Vào hai ngày này, vị trí tương đối giữa mặng trời, mặt trăng và trái đất cùng nằm trên một đường thẳng tạo ra năng lượng đặc biệt, tác động trực tiếp lên con người gây ra những biến cố. Vì thế người xưa thường lễ bái để mong tai qua nạn khỏi.
Còn theo quan niệm của dân gian, vào những ngày này, các vị thần linh và tổ tiên sẽ về thăm thế gian và chúng ta có cơ hội để tôn kính và cầu nguyện cho họ. Thắp hương giúp con người tạo ra một không gian yên bình và thanh tịnh, giúp cho tâm hồn được an nhiên và cảm nhận được sự gắn kết với tổ tiên và các vị thần linh. Thông qua việc thắp hương, chúng ta có thể cầu nguyện cho sức khỏe, may mắn và bình an cho gia đình.
Ngày mùng 1 tháng 9 âm lịch Giáp Thìn 2024 rơi vào thứ năm ngày 3/10/2024 dương lịch. Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà, có 3 khung giờ đẹp để lên hương:
+ Giờ Mão ( 5 - 7 giờ )
+ Giờ Thân ( 15 - 17 giờ )
+ Giờ Dậu (17 - 19 giờ)
Đây được coi là khung giờ đẹp nhất để lên hương nhằm cầu nguyện mọi việc được đắc linh ứng, vạn sự hanh thông, như ý. Tuy nhiên, nếu điều kiện không cho phép thì các gia đình chỉ cần tâm thành và lòng thiện, hoàn toàn có thể dâng hương vào các khung giờ khác trong ngày, miễn là phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mình thì mọi việc đều tốt đẹp.
Lễ vật cúng mùng 1 thường là lễ chay, gồm hoa tươi, hương, bánh kẹo, trầu cau, nước, hoa quả. Ngoài ra, các gia đình có thể chuẩn bị mâm lễ cúng mặn gồm có thịt lợn, thịt gà, rượu…
3 khung giờ đẹp để xuất hành ngày mùng 1
Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà gợi ý trong ngày mùng 1 tháng 9, hướng xuất hành mang đến may mắn, hỷ thần là hướng Đông Nam, hướng Bắc mang đến tài thần. Có 3 khung giờ đẹp để xuất hành gồm:
Đại An (1h-3h 13h-15h)
Tốc hỷ (3h-5h 15h-17h)
Tiểu cát (9h-11h 21h-23h)
Văn khấn ngày mùng 1 tháng 9 âm lịch theo văn khấn cổ truyền Việt Nam
Văn khấn Thần linh và Thổ công
Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lần kèm 3 lạy)
Con xin kính lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương. Con xin kính lạy các ngài Hoàng thiên, hậu Thổ, chư vị Tôn thần. Con xin kính lạy Đông Thần quân. Con xin kính lạy Bản gia thổ địa Long mạch. Con xin kính lạy các ngài Ngũ thổ, Ngũ phương, Phúc đức Tôn thần. Con kính lạy các vị Tiền hậu, Địa chủ, Tài thần. Con xin kính lạy các vị tôn thần cai quản trong khu vực này.
Gia chủ (chúng) con tên là… đang ngụ tại…
Hôm nay là ngày… tháng… năm…, gia chủ con thành tâm sửa biện hương hoa, kim ngân, trà, quả, đốt nén nhang thơm dâng lên trước án. Chúng con xin thành tâm kính mời các vị Kim niên đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần, Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, Bản gia Thổ địa, Long mạch Tôn thần, các ngài Ngũ thổ, Ngũ phương, Đông trù Tư mệnh, Táo phủ Thần quân, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần đang cai quản trong khu vực này.
Con cúi xin các ngài nghe thấu lời mời thương xót thương gia chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù độ hộ trì gia chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông, người người được bình an, tài lộc tăng tiến, sở nguyện tòng tâm, sở cầu tất ứng, tâm đạo mở mang,
Chúng con lễ bạc thành tâm, dâng lên trước án, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).
Văn khấn cúng gia tiên
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy)
Con xin kính lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương. Con xin kính lạy các ngài Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị Tôn thần. Con xin kính lạy ngài Bản xứ Thổ địa, Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần. Con xin kính lạy tổ tiên, hiển tỷ, hiển khảo, chư vị hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng tổ tỷ, tổ khảo)
Gia chủ (chúng) con tên là… đang ngụ tại...
Hôm nay là ngày…., gia chủ chúng con nhờ ơn đức trời đất, chư vị Tôn thần, cù lao tiên tổ, thành tâm sắm lễ, hương, trà, hoa quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.
Chúng con kính mời các ngài Bản cảnh Thành hoàng, bản xứ Thần linh Thổ địa, Tài thần, Bản gia Táo quân, Chư vị Đại vương, Ngũ phương, Long mạch. Cúi xin các vị giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.
Chúng con xin kính mời các vị tổ khảo, tổ tỷ, chư vị hương linh gia tiên nội ngoại dòng họ…, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị tiền chủ, hậu chủ ngụ tại đất này, đồng lai hâm hưởng, đồng lâm án tiền, phù hộ cho gia đình chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự an yên, vạn sự tốt lành, gia đình hòa thuận, làm ăn phát tài.
Chúng con lễ bạc thành tâm, dâng trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).
* Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.