Loại quả xưa không ai biết đến, nay thành đặc sản nổi tiếng được người thành phố ưa chuộng vì hương vị lạ, 35.000 đồng/kg

An Thanh - Ngày 21/02/2025 16:30 PM (GMT+7)

Giống mít này được ưa chuộng cả trong nước lẫn xuất khẩu, múi mít vàng đậm, ngọt thơm hấp dẫn.

Mít là loại trái cây rất được yêu thích tại Việt Nam. Trước đây chỉ có mít quê gồm mít dai và mít mật nhưng chục năm gần đây, trên thị trường còn xuất hiện một loại mít lạ, múi giòn, ngọt, vàng đậm và rất thơm, đó là mít Thái. 

Mít Thái được ưa chuộng trong nước lẫn xuất khẩu, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Mít thái được bán rộng rãi với giá khoảng 35.000 đồng/kg.

Loại quả xưa không ai biết đến, nay thành đặc sản nổi tiếng được người thành phố ưa chuộng vì hương vị lạ, 35.000 đồng/kg - 1

"Giống mít này được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền Tây và miền Nam, hồi mới xuất hiện chúng có giá rất đắt vì số lượng ít, khoảng 70.000 đồng/kg. Hiện nay, mít Thái được trồng đại trà, cho quả quanh năm nên giá hạ nhiệt hơn nhiều. 

Mít Thái là loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, thời gian cho thu hoạch nhanh và mang lại lợi nhuận ổn định cho người nông dân. Cây có đặc tính sinh trưởng nhanh, chỉ sau 18-24 tháng trồng là đã bắt đầu cho quả. Quả mít có hình dáng thuôn dài, vỏ mỏng và múi to, ngọt, vàng ươm", anh Hải (ở Tiền Giang) chia sẻ. 

Theo tìm hiểu, một cây mít Thái có thể cho thu hoạch 60-70 kg quả/năm. So với các loại cây ăn quả khác, mít Thái có thời gian thu hoạch rất sớm. Trái mít già, các gai nở căng, chuyển từ màu xanh sang màu xanh vàng hoặc nâu nhạt, mủ lỏng và trong, vỗ kêu bồm bộp là thời điểm mít chín.

Anh Hải nói thêm, để cây sinh trưởng và phát triển có hiệu quả nhất thì nên trồng vào đầu mùa mưa, nghĩa là từ tháng 5 đến tháng 7 dương lịch. Không nên nhân giống mít Thái bằng hạt vì bị lai giống và cây lâu cho trái. Nên sử dụng cây ghép có đường kính gốc ghép từ 1 - 1,5cm, cành ghép cao 20 - 30cm, cây khỏe mạnh, sạch bệnh nhưng phải là dòng F1 thuần chủng thì mới đảm bảo về năng suất và chất lượng.

Loại quả xưa không ai biết đến, nay thành đặc sản nổi tiếng được người thành phố ưa chuộng vì hương vị lạ, 35.000 đồng/kg - 2

Là tín đồ của mít Thái, chị Hạnh (ở Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: "Mình rất thích mít, các loại mít và sản phẩm làm từ quả mít mình đều rất thích. Từ khi biết đến mít Thái, năm nào mình cũng mua về cho cả nhà cùng ăn. So với giống mít quê thì mít Thái múi khô và vàng hơn, giòn hơn. Đặc biệt, vì chúng có quanh năm nên không phải chờ đợi. 

Ở các chợ hay trên chợ mạng, mít Thái được bán ngập tràn, nhưng để mua được mít Thái chuẩn xịn, mình thường nhờ người quen ở miền Tây gửi ra. Đó là mít Thái loại 1, để xuất khẩu nên quả nào quả nấy đều rất ngon".

Từng có nhiều người e dè mít Thái vì hầu hết quả đều bị vạt đầu, bôi một chất màu trắng lên trên. Họ dự đoán đó là hoá chất được quét lên mít cho nhanh chín, múi vàng và thơm hơn.

Loại quả xưa không ai biết đến, nay thành đặc sản nổi tiếng được người thành phố ưa chuộng vì hương vị lạ, 35.000 đồng/kg - 3

Thực chất, mít Thái chủ yếu để phục vụ nhu cầu xuất khẩu, ngay cả những người có kinh nghiệm lành nghề cũng chỉ dám chắc 80% chất lượng quả thông qua việc nhìn và kiểm tra bên ngoài do mít hay bị xơ đen phía trong. Vì thế, cách duy nhất là khoét "thăm" trên quả để xem mít có đạt yêu cầu xuất khẩu hay không. Đó cũng chính là lý do vì sao chúng ta thường thấy những trái mít bị cắt mất một góc.

Để bảo quản mít sau khi đã cắt đi một phần như vậy tránh bị côn trùng, vi khuẩn xâm nhập thì người ta đã quét một lớp vôi trắng lên. "Chất màu trắng" trên phần bị khoét của quả mít cũng chính là vôi. Sau khi quả mít chín, phần bôi vôi sẽ được cắt bỏ, không ảnh hưởng đến chất lượng cũng như sức khỏe của người dùng.

Loại quả xưa chín rụng không ai biết đến, nay thành đặc sản nổi tiếng dân thành phố ưa chuộng vì hương vị lạ, 25.000 đồng/kg
Thứ quả dại này từng gắn với tuổi thơ của những đứa trẻ lớn lên ở các miền quê, mấy năm nay người thành phố tò mò, tìm kiếm để thưởng thức.

Đặc sản 4 phương

Theo An Thanh
Nguồn: [Tên nguồn]21/02/2025 15:24 PM(GMT+7)

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương