3 vấn đề liên quan đến tách sổ đỏ người dân nên nắm rõ

Ngày 05/03/2021 18:08 PM (GMT+7)

Tách sổ đỏ là việc chia một mảnh đất đã có sổ đỏ thành nhiều mảnh đất khác với diện tích nhỏ hơn. Dưới đây là các vấn đề liên quan đến tách sổ đỏ, người dân nên nắm rõ.

Việc tách sổ đỏ phải đảm bảo đáp ứng các quy định của Luật Đất đai hiện hành về diện tích tối thiểu được tách thửa.

Điều này có nghĩa là, thửa đất còn lại sau khi tách thửa và thửa đất mới hình thành đều có diện tích không nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định của pháp luật về tách thửa.

Trong trường hợp ngoại lệ, nếu diện tích đất sau khi tách thửa nhỏ hơn diện tích tối thiểu nhưng người sử dụng đất xin hợp thửa với thửa đất khác liền kề để tạo thành thửa đất mới có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu thì vẫn được phép tách thửa, tách sổ đỏ.

3 vấn đề liên quan đến tách sổ đỏ người dân nên nắm rõ - 1

Tách sổ đỏ là việc chia một mảnh đất đã có sổ đỏ thành nhiều mảnh đất khác với diện tích nhỏ hơn. 

Có được tách thửa trước khi xin cấp sổ đỏ?

Theo quy định Luật đất đai 2013, chỉ khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất mới có đầy đủ các quyền năng của người sử dụng đất, trong đó có các quyền chung theo quy định tại Điều 166 của Luật Đất đai và các quyền liên quan đến chuyển quyền sử dụng đất như chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất (xuất hiện các nhu cầu về chia tách thửa đất).

Như vậy, căn cứ các quy định của pháp luật đất đai hiện hành thì việc chia thửa đất thành các phần để xin cấp Giấy chứng nhận đối với thửa đất chưa được cấp Giấy chứng nhận là không có cơ sở để thực hiện. 

Thủ tục tách sổ đỏ

- Hồ sơ tách sổ đỏ gồm: Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp; Đơn đề nghị hợp thửa hoặc tách thửa theo mẫu.

- Thời hạn giải quyết: Kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, thời gian thực hiện thủ tục tách thửa không quá 20 ngày. Với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được tăng thêm 15 ngày.

Chi phí tách sổ đỏ

Khi tách sổ đỏ, người dân cần nộp thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên theo Khoản 1, Điều 4, Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007, việc tách sổ đỏ trong các trường hợp sau được miễn thuế thu nhập cá nhân:

Tách sổ đỏ giữa chồng với vợ; giữa mẹ đẻ, cha đẻ với con đẻ; giữa mẹ nuôi, cha nuôi với con nuôi; giữa mẹ chồng, cha chồng với con dâu; giữa mẹ vợ, cha vợ với con rể; giữa bà nội, ông nội với cháu nội; giữa bà ngoại, ông ngoại với cháu ngoại; giữa anh, chị, em ruột với nhau.

Khi thực hiện thủ tục tách sổ đỏ, người dân cần nộp phí trước bạ nhà đất. Theo khoản 1, Điều 7, Nghị định 140/2016/NĐ-CP quy định, mức thu lệ phí trước bạ khi thực hiện thủ tục tách sổ đỏ bằng 0,5% giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng tách thửa.

Đồng thời, người dân phải nộp một số khoản lệ phí khác như phí công chứng, phí đo đạc, phí cấp Giấy chứng nhận...

4 trường hợp được nhận bảo hiểm xã hội một lần ngay, không phải đợi 1 năm
Theo quy định tại Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người lao động nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây nếu có yêu cầu thì được hưởng bảo...

Tin tức 24h

Theo An Vũ
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h