Vốn là những làng nghèo nhưng nay nhờ sự nhạy bén với thời cuộc, nhiều làng quê Việt Nam đã "lột xác" thành làng tỷ phú, biệt thự mọc san sát.
1. Làng chuyên buôn đồ gỗ ở Nam Định, biệt thự tráng lệ nằm sát nhau
Cách thành phố Nam Định 24km về phía Đông, xã Hải Minh thuộc địa bàn huyện Hải Hậu là nơi được biết đến là làng gỗ mỹ nghệ nổi tiếng. Dù là một xã nông thôn nhưng 2 bên đường toàn những nhà cao tầng, biệt thự, có cả những toà trông giống như lâu đài mọc lên san sát.
Hải Minh được mệnh danh là "xã nhà giàu" với những biệt thự bề thế
Xã Hải Minh có hơn 200 hộ kinh doanh đồ gỗ. Trước đây, sản xuất kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ chỉ ở một vài xóm. Từ năm 2009 đến nay, số người theo nghề này tại địa phương đã tăng lên nhiều lần.
Bà Sao - chủ nhân của một trong những căn biệt thự nơi đây - khẳng định với PV rằng những gì bà có được của ngày hôm nay là nhờ vào nghề gỗ truyền thống của quê hương. Bà nhập hàng từ khắp nơi rồi về bán lại có khách hàng có nhu cầu. Thu nhập của bà tính bằng tiền tỷ, có tháng bán được vài tỷ nhưng cũng có tháng không bán được đồng nào.
Nhiều nhà như lâu đài có kiến trúc thiết kế sang trọng và ấn tượng
Người dân nơi đây giàu lên nhờ nghề gỗ truyền thống của quê hương
Bà Sao kể các con của bà đều học đại học, sau đó về quê xây dựng sự nghiệp, gia đình, đến nay đứa nào cũng có xưởng kinh doanh đồ gỗ riêng.
Anh Đoan - cũng là người dân ở xã Hải Minh - cho biết anh đến với nghề gỗ từ khoảng 5 năm nay, mỗi ngày anh bán tầm 2 sản phẩm, doanh thu từ 500-700 triệu đồng. Anh khẳng định đời sống người dân ở đây khấm khá là nhờ nghề gỗ. Không ít người học đại học xong lại về quê làm nghề truyền thống, thay vì bám trụ ở các thành phố lớn.
2. Hà Nội: Buôn thịt lợn, cả làng thành tỷ phú
Từ việc buôn bán thịt lợn, giờ đây thôn Miêng Thượng (xã Hoa Sơn, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội) đã trở thành "làng tỷ phú" với những căn biệt thự mọc lên san sát.
Đến thôn Miêng giờ có cảm giác đang đi giữa một khu phố toàn biệt thự
Trước đây, làng quê nghèo nàn một thời sống nhờ vào dăm ba sào ruộng. Giờ đây, hầu hết nhà nào trong thôn cũng có có nhà 3, 4 tầng nhờ việc bán thịt lợn ở các khu chợ. Số lượng ít những ngôi nhà nhỏ nhỏ còn lại là những hộ dân quanh năm làm ruộng.
Người dân nơi đây cho biết họ bắt đầu buôn bán thịt lợn từ cách đây hơn 20 năm, nhưng 10 năm trở lại đây mới bắt đầu khấm khá từ nghề này. Đi khắp thôn Miêng bây giờ, những ngôi nhà khang trang, bề thế đua nhau mọc lên trên trục đường bê tông trải phẳng lỳ.
Có điều kiện, người dân thôn Miêu Thượng cùng nhau chung tay làm đẹp quê hương. Nhà thờ được xây dựng với kinh phí hàng chục tỷ đồng
Được biết, người đầu tiên có công trong việc đưa bà con đến với nghề bán thịt lợn ở thôn Miêng là ông Nguyễn Văn Sinh (sinh năm 1944). Ông có 4 người còn thì 3 trong số đó nối gót cha mẹ, làm giàu từ nghề này.
Ông Sinh kể thời điểm những năm 1997, 1998, mỗi ngày ông bán hết 6 con lợn, lãi 3-4 triệu/ngày là chuyện thường.
Thấy gia đình ông giàu lên, những hộ dân khác trong thôn đã học theo, có gia đình 5 người con thì cả 5 người đều bán thịt lợn. Chính vì mọi người đều đổ xô lên thành phố buôn bán, làm giàu mà nhiều căn biệt thự trong làng để không, khóa trái suốt ngày đêm.
3. Choáng ngợp làng 100 tỷ phú ở quê lúa Thái Bình
Nằm ở xã Thái Phương, huyện Hưng Hà của quê lúa Thái Bình, làng Mẹo được biết đến là nơi xuất thân của rất nhiều tỷ phú.
Công trình lăng mộ của họ Trần hoành tráng trong làng
Biệt thự có kiến trúc độc đáo
Làng Mẹo nằm giữa cánh đồng lúa nhưng biệt thự mọc lên san sát, hoành tráng với phong cách châu Âu, hơn chục nhà thờ họ ấn tượng.
Trước đây, làng Mẹo vốn là làng nghề dệt truyền thống của tỉnh Thái Bình. Các đại gia trong làng đều bắt đầu với ngành dệt, từ buôn bán trong nước rồi đến xuất khẩu sang châu Âu. Nhờ nghề dệt mà họ trở nên giàu có, cộng với tài nhạy bén trong kinh doanh, họ đổ tiền kinh doanh tiếp như bia rượu, xây dựng, thủy điện, vận tải… nên họ giàu lại càng giàu thêm.
Giờ đây, bước vào làng Mẹ như lạc vào khu công nghiệp hiện đại, khung cảnh tấp nập, xe con, xe tải nối đuôi nhau ra vào như "trẩy hội".
4. Làm giàu nhờ đồng nát, ô tô tiền tỷ chạy nườm nượp khắp làng
Làng Diễn Tháp (huyện Diễn Châu, Nghệ An) là nơi có nhiều gia đình sở hữu ô tô, biệt thự sang chảnh. Mặc dù đây là vùng nông thôn song nhiều người ở thành phố chắc cũng phải lác mắt. Những ngôi nhà cao tầng nằm dọc đường vào xã, các ô tô tải chờ lấy hàng đỗ dọc các vỉa hè.
Những ngôi nhà cao tầng san sát ở làng Diễn Tháp.
Trước đây, Diễn Tháp là xã nghèo, cuộc sống người dân khó khăn, thu nhập bình quân đầu người thấp. Bà con nông dân có nghề phụ là đúc đồng để làm thêm. Tuy nhiên, vì cảnh nghèo, nhiều người đạp xe đi thu mua đồng nát kiếm thêm. Đồng nát thu về là nguyên liệu đúc đồng nhưng dần dần mua thêm nhôm, sắt, nhựa.
Không chỉ thu mua ở Nghệ An, người dân ở đây còn đi thu mua ở nhiều tỉnh trong Nam và ngoài Bắc. Thậm chí, có người sang cả Lào thu mua đưa về. Sau khi phân loại, tái chế, người ở đây đưa sang Lào bán. Từ đó, nghề đồng nát đưa về nhiều tiền, cải thiện cuộc sống.
Từ năm 2000, các biệt thự, nhà tầng đồ sộ mọc lên, dân xung quanh cũng choáng ngợp về độ già có của người dân trong làng Diễn Tháp. Trong thời gian ngắn, bộ mặt và cuộc sống của người dân thay đổi.