Từng khởi nghiệp nhiều lần thất bại nhưng anh nông dân Nguyễn Văn Thắng không nản chí, quyết học bí quyết làm giàu, một thời gian sau nhẹ nhàng thu 1 tỷ đồng/năm.
Anh nông dân khởi nghiệp thành công ngờ nuôi chồn hương
Nhờ có ý chí và quyết tâm cao trong khởi nghiệp, anh Nguyễn Văn Thắng ở Nam Định đã gặt hái thành công trong chăn nuôi nhờ đó mấy năm trở lại đây, gia đình anh thu đều tay gần 1 tỷ đồng mỗi năm.
Anh nông dân "bỏ túi" 1 tỷ đồng nhờ bán chồn giống và chồn thịt thương phẩm. Ảnh: Báo: Dân Việt.
Trước khi nuôi con đặc sản "ăn ngày ngủ đêm" này nông dân Nguyễn Văn Thắng từng rất vất vả trên con đường làm ăn. Chia sẻ với báo Dân Việt anh Thắng cho hay năm 2011, sau chuyến đi dài ngày tham quan mô hình nuôi chồn hương ở Nghệ An, anh quyết định đầu tư, mua 8 cặp chồn hương với tổng số tiền hơn 60 triệu đồng để về nuôi thử nghiệm tại quê nhà.
Thuở ban đầu khởi nghiệp do chưa có nhiều kinh nghiệm chăn nuôi loài động vật hoang dã này nên đàn chồn hương bị mắc bệnh, lười ăn và chết dần, chết mòn. Dù tiếc công tiếc của nhưng anh nông dân này không ngại khó mà quyết vực lại kinh tế từ đầu.
Lần khởi nghiệp thứ 2 anh Thắng không ngần ngại bỏ ra 1 số vốn lớn hơn để mua chồn hương về nuôi. Dù đã cố gắng rất nhiều nhưng quả thật "người tính không bằng trời tính", anh Thắng lại thất bại. Tại chuồng trại của gia đình, đàn chồn hương cả chục con mà chỉ sống sót vài con anh Thắng lại ngậm ngù.
Kể từ lần thất bại thứ hai, mỗi lần anh Thắng đề xuất khởi nghiệp tiếp vợ con anh lại phản đối kịch liệt. Quãng thời gian này, anh rơi vào trạng thái tuyệt vọng, chán nản... không biết sẽ làm gì tiếp theo, có lên theo tiếp hay là không? Tuy nhiên với ý chí làm giàu không nản, anh Thắng lại muốn vượt qua thử thách lần nữa.
Lần này anh quyết bỏ qua mọi lời khuyên của gia đình, anh Thắng "liều" thêm lần nữa. Bởi, trong suy nghĩ của anh, chồn hương là loài động vật tuy khó tính, khó nuôi, nhưng đem lại kinh tế cao.
Vừa làm vừa học hỏi và áp dụng phương châm "chậm mà chắc", lần khởi nghiệp thứ 3 này anh Thắng không vào đàn cùng lúc với số lượng lớn mà chỉ mua số lượng ít để kết hợp vừa nuôi, vừa tìm hiểu tập tính, cách sinh hoạt, bệnh thường gặp của loài động vật hoang dã này. Cũng từ đây đúc rút kinh nghiệm, nâng cao tay nghề chăn nuôi.
Cầm trong tay cuốn sổ kinh nghiệm chăn nuôi chồn hương được đúc rút sau thời gian dài ghi chép cẩn thận, nông dân Thắng bắt đầu nhân đàn, mở rộng quy mô nuôi. Nhờ vậy, số lượng đàn chồn hương tăng dần theo thời gian.
Nhớ lại những ngày đầu chăn nuôi, anh Thắng cho hay: "Từ năm 2019, đàn chồn hương của gia đình tôi bắt đầu phát triển tốt, không bị bệnh như trước, tỷ lệ chồn sinh sản và nuôi con thành công ngày càng cao".
Sau nhiều lần thất bại và số tiền "không cánh" bay mất hiện tại, trại nuôi chồn hương của gia đình anh Thắng có quy mô lớn nhất nhì tỉnh Nam Định, với tổng đàn hơn 300 con. Trong đó, khoảng 200 con mẹ, hơn 50 con thương phẩm, còn lại là con giống.
Chỉ nuôi chồn hương, gia đình anh Nguyễn Văn Thắng có thu nhập cao.
Tại trang trại nuôi chồn quy mô, anh Thắng không ngần ngại tiết lộ cho bà con cách chăn nuôi chồn hương là động vật hoang dã, Đây là loài vật thường ngủ ban ngày, chỉ thức dậy vào tầm chiều và ban đêm. Mỗi ngày, chồn hương ăn 1 bữa vào buổi chiều. Thức ăn chủ yếu là chuối chín, cháo cá hoặc cháo gà.
Để cho chồn hương phát triển tốt và có không gian phát triển, anh Thắng nuôi nhốt loài vật này trong lồng sắt ở nơi thoáng mát và cao ráo và thường xuyên dọn dẹp. Cũng theo anh Thắng, trường hợp chồn hương mắc phải cách bệnh nêu trên thì cần phải xử lý nhanh, kịp thời để bệnh không lây lan ra cả đàn.
Mô hình nuôi chồn hương được nhiều người lựa chọn.
Hiện với quy mô 200 con chồn mẹ, năm nay gia đình anh Thắng dự kiến sẽ bán ra thị trường khoảng 500 con giống. Được biết, chồn giống 3 tháng tuổi có giá bán dao động từ 5 - 6 triệu đồng/con, chồn thương phẩm có giá bán từ 1,8 - 2,3 triệu/kg, tùy vào từng thời điểm. Với trang trại chồn hương rộng lớn, anh Nguyễn Văn Thắng nhẩm tính, 3 năm trở lại đây, trung bình mỗi năm, gia đình anh "đút túi" gần 1 tỷ đồng từ mô hình nuôi chồn hương.
Bỏ phố về quê nuôi chồn hương
Tương tự anh Thắng, anh Phan Hữu Sơn ở Hà Tĩnh cũng thành công với mô hình nuôi chồn hương sau nhiều lần thất bại.
Khi ra trường anh Sơn ra Hà Nội tìm việc và có công việc ổn định ở đây. Nhưng sau vài năm bôn ba anh lại về quê hương khởi nghiệp. Đầu năm 2019, anh lựa chọn về quê tìm tòi, học cách nuôi chồn. Ban đầu, anh mua 2 cặp giống để nuôi thử nghiệm. Tuy nhiên, đầu năm 2020, anh lại bỏ dở để quay lại xưởng sản xuất nhôm kính tại Hà Nội làm việc. Chỉ đến năm 2021, anh Sơn quyết tâm về quê, lên kế hoạch xây dựng chuồng trại, nuôi con giống. Anh cải tạo vườn nhà thành khu vực nuôi gần 50m2, nhập 5 cặp chồn hậu bị với tổng mức đầu tư hơn 400 triệu đồng.
Bỏ phố về quê, anh nông dân làm chủ trang trại chồn hương thu lãi khoảng 400 triệu đồng. Ảnh: Báo: Hà Tĩnh.
Khi về quê lập nghiệp thời gian đầu, anh Phan Hữu Sơn gặp nhiều khó khăn do kinh nghiệm nuôi còn ít, chồn gặp khá nhiều bệnh về đường ruột. Ngoài ra, chồn thường gặp tình trạng hoảng loạn khi có hơi lạ hoặc thiếu sữa. Lúc này, chồn mẹ sẽ cắn chết hoặc ăn thịt chồn con khiến anh thiệt hại đáng kể.
Sau khi đúc rút kinh nghiệm, anh Sơn đã đầu tư bài bản và quy mô hơn. Đến nay, trang trại nuôi chồn của anh có diện tích gần 100m2, chia ra 2 khu vực gồm nơi sinh sản và nơi nuôi con giống. Ngoài ra, anh còn bố trí diện tích trồng hơn 300 gốc chuối để tự chủ nguồn thức ăn.
Đáng chú ý sau những ngày đầu tư hiện mỗi năm, chồn tại trại sinh sản 2 lượt với số lượng trung bình 2 - 3 chồn con/lượt sinh/1 chồn cái. Với 30 con chồn cái sinh sản, 4 con chồn đực, mỗi năm, anh Sơn cung cấp ra thị trường hơn 30 cặp giống (giá 7 – 16 triệu/cặp), hơn 30 con chồn thịt. Sau khi trừ hết chi phí, anh Sơn "bỏ túi" khoảng 300 – 400 triệu đồng/năm, theo báo Hà Tĩnh.
Cách chọn giống chồn hương tốt để khởi nghiệp không phải ai cũng biết Bà con nông dân muốn nuôi chồn hương để cải thiện kinh tế nên lưu ý khi chọn giống để đảm bảo chăn nuôi được tốt. - Ưu tiên con mắn đẻ, nuôi con tốt: Để có những con chồn nuôi chất lượng bạn nên ưu tiên chọn những con có lý lịch rõ ràng, mẹ mắn đẻ, nuôi con tốt. - Chọn con khỏe mạnh: Quan sát chồn hương con nào nhanh nhẹn, không bị bệnh, không dị tật bẩm sinh thì mua. Đặc biệt, con giống có bộ lông mượt, mắt mùi tinh nhanh, mắt hơi lồi ra một chút, những con có cái có cặp vú phát triển bình thường, không bị khuyết tật, con đực có tinh hoàn lộ rõ phía sau hông. - Chọn con giống từ 8 tháng tuổi trở lên: Nên chọn con giống từ 8 tháng tuổi trở lên để nuôi sinh sản trọng lượng từ 1 - 1,5kg/con thì khả năng nuôi dưỡng và sinh sản sẽ tốt hơn cả. Nếu con quá nhỏ sẽ khó thích nghi, kém ăn, khó nuôi. - Chọn theo tỉ lệ: Con đực cái với tỉ lệ 1 : 1 vì cây hương khá chung thủy, nếu nhiều cái mà ít đực thì tỉ lệ phối giống và hiệu quả sinh sản không cao. - Khi mua chồn hương giống nên vận chuyển giống vào ban ngày vì lúc này cầy đang ngủ, ít phá chuồng. |