Đó là nhận định của ông Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, tại cuộc họp khẩn với UBND TP Đà Nẵng để chuẩn bị công tác phòng chống bão số 11 chiều 14-10.
Theo ông Hải, trong đêm nay, bão sẽ áp sát các tỉnh từ Thừa Thiên - Huế đến Quảng Nam.
Khu vực ven biển Sơn Trà, TP Đà Nẵng chiều 14-10 Ảnh: TỬ TRỰC
Tàu thuyền tránh bão trên sông Hoài, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam Ảnh: BÍCH VÂN
Trung tướng Trần Quang Khuê, Phó Tổng Tham mưu Trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, đề nghị các lực lượng
Chiều 14-10, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải có mặt tại xã Tam Quang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam để chỉ đạo công tác phòng chống bão số 11.
Phó Thủ tướng yêu cầu trước mắt, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam khẩn trương di dời dân ở vùng nguy cơ sạt lở, kêu gọi tàu thuyền vào các khu tránh trú bão khẩn cấp đề phòng bão đổ bộ. Đồng thời, tích cực tuyên truyền, thông báo để người dân có biện pháp chủ động phòng tránh.
cứu nạn, cứu hộ lập điểm cắm chốt ở các khu vực nguy hiểm trên Quốc lộ 1A để cấm các phương tiện đặc biệt là xe khách di chuyển qua vùng tâm bão. Thiếu tướng Ngô Quy Nhơn, Phó Tư lệnh Quân khu 5, cho biết đã tập hợp hơn 2.500 quân nhân chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với bão. Bên cạnh đó, lực lượng của Quân khu 5 cũng bố trí người cắm chốt ở thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam để giúp dân.Kết thúc cuộc họp, ông Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), Trưởng Ban Phòng chống lụt bão Trung ương, nhận định tâm bão số 11 sẽ hướng vào Đà Nẵng, ảnh hưởng mạnh đến Thừa Thiên - Huế.
Bộ trưởng Cao Đức Phát (giữa) tại cuộc họp với lãnh đạo TP Đà Nẵng về công tác chống bão Ảnh: BÍCH VÂN
Trong đó, huyện Hòa Vang (TP Đà Nẵng) và huyện Nam Đông (tỉnh Thừa Thiên - Huế) dự kiến bị thiệt hại nặng nề nhất.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải kiểm tra công tác chống bão tại Quảng Nam Ảnh: THÚY PHƯƠNG
Đối với hồ chứa nước, “thực hiện xả nước theo cách thức xả trước khi mưa lũ để đến khi mưa xuống bao nhiêu thì xả bấy nhiêu chứ không được xả thêm. Phải kiểm tra, túc trực không để xảy ra tình trạng vỡ đập” - Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh.
THỪA THIÊN HUẾ: Sóng biển dâng cao, gió giật cấp 8 Chiều 14-10, gió lớn kèm mưa to đã khiến nhiều khu vực dân cư ở các xã Lộc Vĩnh, Lộc Thủy (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế) bị mất điện do cây gãy đổ. Tại các khu vực ven biển đã có gió mạnh cấp 7, cấp 8, sóng dâng rất cao. Hàng ngàn người dân tại khu vực này đã tự di dời. Còn ở thị trấn biển Thuận An, huyện Phú Vang, từ 11 giờ ngày 14-10 đã có gió giật mạnh. Hàng chục cán bộ, chiến sĩ của Hải đội 2 - Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên- Huế có mặt tại thôn Hải Tiến đã hỗ trợ người dân di dời, chằng chống nhà cửa và đưa tàu thuyền đến nơi trú ẩn an toàn. Di dời dân đi tránh bão ở Thừa Thiên - Huế. Ảnh: QUANG NHẬT Đến 12 giờ ngày 14-10, tất cả nhà cửa của người dân nơi đây đã được chằng chống. Nhiều tàu cá bị chết máy được các chiến sĩ bộ đội biên phòng huy động tàu cá khác đến lai dắt về âu thuyền Phú Hải tránh bão. Vì sống sát phá Tam Giang và cửa biển, trong khi hầu hết nhà cửa tạm bợ, nên gần 700 hộ dân thôn Hải Tiến được di dời đến các ngôi nhà cao tầng kiên cố ở trong thôn và các thôn khác. |