Bi kịch cuộc đời hoàng đế nhà Thanh hằng đêm vui thú với gái lầu xanh?

Ngày 04/02/2022 12:30 PM (GMT+7)

Một trong những bí ẩn lớn nhất lịch sử Trung Quốc là cái chết của hoàng đế nhà Thanh Đồng Trị. Khi Đồng Trị qua đời, ông thậm chí còn chưa bước sang tuổi 20.

Có hai luồng ý kiến giải thích bí ẩn này, một bên nói rằng hoàng đế Đồng Trị chết vì bệnh đậu mùa, bên kia cho rằng đó là bệnh giang mai do hoàng đế quan hệ tình dục bừa bãi với gái làng chơi.

Đây là hai căn bệnh hoàn toàn khác nhau và căn nguyên của hai bệnh này cũng rất khác nhau. Vậy đâu mới là sự thật?

Dân gian Trung Qốc từng truyền tai nhau câu chuyện hoàng đế ăn chơi chốn lầu xanh dẫn đến mắc bệnh tình dục. Ảnh minh họa.

Dân gian Trung Qốc từng truyền tai nhau câu chuyện hoàng đế ăn chơi chốn lầu xanh dẫn đến mắc bệnh tình dục. Ảnh minh họa.

Hoàng đế bị mẹ lấn át

Đồng Trị (1856-1875) tên đầy đủ là Ái Tân Giác La Tải Thuần. Ông là hoàng tử trưởng, cũng là hoàng tử duy nhất của Hàm Phong đế và Ý Quý phi Diệp Hách Na Lạp thị (sau này là Từ Hy Thái hậu). 

Năm ông lên 3 tuổi, liên quân Anh - Pháp đánh vào thành Bắc Kinh, Hàm Phong đế sợ hãi bỏ chạy đến cung điện Nhiệt Hà. Đây là gián đoạn triều đại nhà Thanh phải nhún nhường dưới sự uy hiếp của các đế quốc phương Tây.

Khi lên 5 tuổi, Tải Thuần được phong làm thái tử rồi đăng cơ vào tháng 7 cùng năm. Mẹ ruột ông được phong làm Từ Hy Thái hậu, còn hoàng hậu của Hàm Phong được phong làm Từ An Thái hậu.

Đồng Trị lên ngôi khi còn quá nhỏ nên mẹ đẻ là Từ Hy Thái hậu đã thừa cơ "buông rèm nhiếp chính", giành hết mọi quyền lực vào tay mình. 14 năm sau khi lên ngôi, Đồng Trị mắc căn bệnh lạ rồi băng hà vào ngày 1.6.1975, khi mới 19 tuổi.

Theo tài liệu chính thống được tìm thấy trong kho lưu trữ của nhà Thanh, vào ngày 21.10.1874, khi tới vườn Tây Uyển, Đồng Trị bị trúng gió lạnh và phát bệnh lạ.

Từ Hy Thái hậu thời trẻ.

Từ Hy Thái hậu thời trẻ.

Hoàng đế ban đầu chỉ hơi cảm thấy mệt mỏi. Đến ngày hôm sau, bệnh tình ngày một nặng thêm, Đồng Trị nằm liệt trên giường không dậy nổi.

Các thái y trong cung ngay lập tức được triệu tới, nhưng mỗi người lại phán đoán một kiểu, không ai có thể đưa ra kết luận cuối cùng.

Các triệu chứng ban đầu được ghi nhận gồm sốt, chóng mặt, đau ngực, chân đau, da nổi mẩn ngứa. Hoàng đế được cho uống loại thuốc được bào chế từ 12 loại thảo dược nhưng không có hiệu quả.

Mười ngày sau, bệnh tình Đồng Trị càng nặng thêm, tay chân không còn sức lực, toàn thân mềm nhũn, sốt cao, trên người xuất hiện rất nhiều các đốm màu đỏ. Hoàng đế có những triệu chứng nặng hơn như buồn nôn, chóng mặt, sốt cao, run và mê sảng.

Từ Hy Thái hậu là một trong những người đầu tiên nghĩ rằng hoàng đế mắc bệnh đậu mùa. Nhưng những ghi chép này chỉ là thông tin một phía trong triều đình. Người dân Trung Hoa khi đó đồn rằng Đồng Trị mắc bệnh giang mai, theo Qulishi.

Hoàng đế mắc bệnh qua đường tình dục?

Các văn bản ghi ghép từ thời nhà Thanh, có viết về việc hoàng đế Đồng Trị hàng đêm rời khỏi cung điện để ra ngoài ăn chơi trác táng, thường lui tới chốn lầu xanh, kỹ viện.

Có những khi vì mải chơi về muộn, Đồng Trị còn không kịp thiết triều buổi sáng. Có giai thoại kể rằng, mỗi đêm Đồng Trị thường mây mưa với không dưới 4 kĩ nữ.

Đằng sau việc Đồng Trị ăn chơi vô độ là chuyện mâu thuẫn với mẹ đẻ là Từ Hy Thái Hậu trong việc chọn vợ.

Năm Đồng Trị sắp sang tuổi thứ 18, Từ Hy Thái hậu và Từ An Thái hậu đều lo lắng đến chuyện hôn nhân của hoàng đế.

Từ Hy Thái hậu quyết định lựa chọn con gái của Đại thần Phượng Tú, còn Từ An Thái hậu lại chọn con gái của Thị lang Sùng Khởi. Cô gái này tuy không xinh đẹp vượt trội nhưng lại đoan trang, hiền thục. 

Hoàng đế Đồng Trị nắm quyền trong 14 năm, nhưng chủ yếu bị mẹ lấn át do lên ngôi khi còn nhỏ tuổi. Ảnh minh họa.

Hoàng đế Đồng Trị nắm quyền trong 14 năm, nhưng chủ yếu bị mẹ lấn át do lên ngôi khi còn nhỏ tuổi. Ảnh minh họa.

Về phần mình, Đồng Trị suy nghĩ hồi lâu rồi chọn A Lỗ Đắc, con của Thị Lang Sùng Khởi. Mọi chuyện không dừng lại ở đây. Từ Hy Thái Hậu phản ứng bằng cách cấm không cho phép hoàng hậu A Lỗ Đắc gần gũi với Đồng Trị, buộc ông phải thường xuyên gần gũi với Huệ phi, người con gái được Từ Hy lựa chọn.

Cảm thấy thất bại và bất lực trong việc điều hành quốc gia theo ý mình lại thêm chuyện tình cảm vợ chồng bị mẹ ruột ngăn cấm, Đồng Trị thường cùng các hoạn quan trốn khỏi cung vào ban đêm.

Theo Qulishi, Đồng Trị không tới các chốn lầu xanh nổi tiếng ở kinh thành vì sợ bị bại lộ thân phận, lựa chọn những kỹ viện ít tiếng hơn ở nơi xa.

Ban đầu, những người trong kỹ viện không biết đó là hoàng đế. Nhưng nhiều lần rồi ai cũng biết hoàng đế thường lui tới chốn lầu xanh, nhưng không công khai lên tiếng.

Một số hoàng tử và các đại thần nghe tin đồn liền khuyên can nhưng Đồng Trị không nghe. Có người nói rõ Đồng Trị từng tới địa điểm nào, vào lúc nào. Đáp trả lại, hoàng đế chỉ hỏi nguồn tin này ở đâu.

Theo Qulishi, Đồng Trị ban đầu không để ý với những biểu hiện lạ trên cơ thể, đến khi các nốt đỏ xuất hiện ngày càng nhiều trên khắp cơ thể mới gọi thái y.

Thái y bày tỏ sự kinh ngạc, biết rằng có chuyện không ổn nên đem kể với Từ Hy Thái Hậu. Thái Hậu tuyên bố trên toàn quốc rằng Đồng Trị mắc bệnh đậu mùa, do đó cần chữa theo cách trị bệnh đậu mùa, dĩ nhiên không có kết quả.

Đồng Trị có lần đã không kiềm chế được mà nổi giận quát mắng thái y: "Trẫm vốn không mắc bệnh đậu mùa. Ngươi muốn ép trẫm chết sao?". Các thái y biết Từ Hy Thái hậu là người có quyền lực lớn nhất nên đành làm theo ý bà.

Theo dân gian truyền lại, giang mai khi đó là bệnh nan y, hoàng đế Đồng Trị không được chữa đến nơi đến chốn để che đậy tai tiếng, nên bệnh tình càng trở nên trầm trọng trong thời gian ngắn. Sau nhiều tháng mắc bệnh, Đồng Trị  ngày càng ốm yếu, cuối cùng chết vì lở loét ở phần dưới cơ thể.

Hoàng đế Trung Hoa yêu chị gái, cô ruột gây chấn động lịch sử và kết cục thảm
Thời phong kiến ở Trung Hoa có hoàng đế xứng đáng bị gọi là "kẻ biến thái" vì những hành động trái với luân thường đạo lý, không thể chấp nhận được.

Thâm cung bí sử

Theo Đăng Nguyễn
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thâm cung bí sử