Bí mật rùng mình về món bảo vật "quỷ dị" nhất trong Tử Cấm Thành

Ngày 01/01/2023 13:30 PM (GMT+7)

Được xem là biểu tượng quyền lực trong thời phong kiến, chiếc ghế rồng mà các hoàng đế ngự tọa còn gắn liền với một lời đồn đáng sợ.

Trong điện Thái Hòa tối cao của Tử Cấm Thành có một chiếc ghế hùng vĩ và linh thiêng, đó chính là ghế rồng của các triều đại nhà Minh và nhà Thanh. Chiếc ghế rồng nằm ở trung tâm điện Thái Hòa, có màu vàng sáng lấp lánh, phản ánh quyền uy và sự cao quý của triều đại cầm quyền.

Trên thực tế, chiếc ghế này không được đẹp lắm. Vào cuối đời nhà Thanh, nó đã bị vứt bỏ trong kho. Mãi đến khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập thì các chuyên gia văn hóa mới phát hiện ra nó và đem đi trùng tu.

Chiếc ghế rồng là gỗ chạm khắc, sơn son thếp vàng được đúc từ thời nhà Minh, sau khi nhập quan thì nhà Thanh tiếp tục sử dụng nó. Tất cả ghế rồng trong những bộ phim cổ trang Trung Quốc đều được thiết kế dựa trên chiếc ghế rồng này.

Bí mật rùng mình về món bảo vật amp;#34;quỷ dịamp;#34; nhất trong Tử Cấm Thành - 1

Nhiều người cho rằng chiếc ghế được làm từ vàng ròng, thế nhưng sau khi liên quân 8 nước tiến vào Bắc Kinh, mọi người mới phát hiện nó chỉ là ghế gỗ mạ vàng. Vậy tại sao các hoàng đế Trung Quốc xưa lại không đúc ghế từ vàng ròng dù họ vô cùng giàu có? Trên thực tế, vào thời cổ đại thì vàng bạc chỉ được sử dụng làm tiền tệ và không được hoàng gia ưa chuộng. Giá của các loại ngọc và vật phẩm khác còn vượt xa vàng. Giá của 3 loại gỗ để làm ra ghế rồng cũng đắt hơn vàng rất nhiều.

Đầu tiên là gỗ bạch dương dùng để chịu lực. Thời xưa, bạch dương là loại cây năng suất thấp, giá thành cao. Đặc biệt là cây bạch dương dùng làm ghế rồng đã rất lâu đời, là loại gỗ xa xỉ và quý hiếm thời điểm đó.

Thứ hai là gỗ cẩm lai, loại gỗ dành riêng cho hoàng gia thời kỳ đầu. Đây là loại gỗ rất cứng, bên trong có mùi thơm thoang thoảng nên hoàng tộc ngày xưa rất thích sử dụng gỗ cẩm lai.

Thứ ba là gỗ nanmu, loại gỗ quý hơn vàng, được xem như bảo vật của hoàng tộc.

Như vậy, tuy không dát nhiều vàng trên ghế rồng nhưng giá trị các loại gỗ làm ra nó đắt đỏ hơn rất nhiều so với vàng.

Bí mật rùng mình về món bảo vật amp;#34;quỷ dịamp;#34; nhất trong Tử Cấm Thành - 2

Trải qua nhiều thời đại, ghế rồng là biểu tượng cho sự uy nghiêm của hoàng tộc. Tuy nhiên, trong lịch sử lâu đời của chiếc ghế này, đã có rất nhiều điều cấm kỵ xoay quanh nó. Ngay cả Từ Hi Thái hậu, người cực kỳ quyền lực của nhà Thanh cũng không dám tọa lên chiếc ghế rồng này là đủ biết nó đáng sợ tới mức nào.

Vào thời điểm đó, Từ Hi là người cai trị thực sự của nhà Thanh, các sứ thần nước ngoài cũng mặc định với nhau bà là hoàng đế thực sự. Tuy nhiên, bà chưa bao giờ ngồi lên ghế rồng bởi dù quyền lực đến đâu thì bà cũng không phải hoàng đế. Đã không phải hoàng đế mà ngồi lên ngai vàng sẽ bị trừng phạt.

Trong lịch sử từng có 3 nhân vật có cái chết ly kỳ, "quỷ dị" liên quan đến ghế rồng. Người đầu tiên phải kể đến là Lý Tự Thành cuối thời nhà Minh. Sau khi lật đổ nhà Minh để chiếm ngôi, Lý Tự Thành mới ngồi lên ghế rồng chưa đầy 40 ngày thì đã bị Ngô Tam Quế cướp ngôi và truy sát. Sau đó, Lý Tự Thành đã chết một cách bí hiểm.

Người thứ hai cũng từng ngồi lên ghế rồng dù không phải hoàng đế là Viên Thế Khải. Sau khi uy hiếp được hoàng đế nhà Thanh, Viên Thế Khải tiến hành trùng tu Tử Cấm Thành. Tuy nhiên, trong quá trình này ông ta giữ lại ghế rồng rồi ném vào trong kho, xây dựng một chiếc ghế mới theo phong cách phương Tây. Viên Thế Khải không muốn bị coi là hoàng đế của thời đại cũ nên mới làm như vậy. Không rõ ông ta có thử ngồi lên ghế rồng lần nào hay không nhưng chỉ 83 ngày sau đó cũng chết một cách bí ẩn.

Bí mật rùng mình về món bảo vật amp;#34;quỷ dịamp;#34; nhất trong Tử Cấm Thành - 3

Người thứ 3 bị đồn mất mạng vì ngồi trên ghế rồng chính là thủ lĩnh liên quân 8 nước Waldersee. Chỉ không lâu sau khi thử cảm giác ngồi lên ngai vàng, Waldersee đã chết rất bí hiểm.

Trên đây chỉ là những lời đồn xoay quanh chiếc ngai vàng quyền lực của hoàng đế Trung Quốc cổ đại. Trên thực tế, khi liên quân 8 nước tiến vào Bắc Kinh, họ không chỉ cạo sạch lớp sơn vàng trên ghế rồng mà còn thay phiên nhau ngồi trên đó chụp ảnh. Khi những bức ảnh này bị lộ ra ngoài thì người ta mới biết chiếc ghế rồng tưởng chừng hoành tráng thực ra lại là chiếc ghế gỗ hết sức bình thường.

Tuy nhiên, sau khi rời Trung Quốc, những người đó không những chẳng gặp xui xẻo mà còn coi ghế rồng là trò hề. Có thể thấy sau khi mất đi sự bảo hộ của hoàng gia, ghế rồng đã trở thành một chiếc ghế bình thường.

Trong hàng ngàn năm, đã có rất nhiều người muốn ngồi trên ngai vàng nhưng rất ít người trong số họ có thể ngồi vững trên ghế rồng. Chiếc ghế không chỉ là biểu tượng của địa vị mà còn là trách nhiệm. Sự hưng thịnh của đất nước tỷ lệ thuận với khối lượng công việc của hoàng đế. Nếu hoàng là một vị minh quân thì ghế rồng sẽ tràn đầy uy nghiêm, ngược lại, nếu là hôn quân thì đó sẽ là chiếc ghế rất đỗi bình thường.

Tại sao những lăng mộ cổ không có dưỡng khí nhưng vẫn có những ngọn đèn vĩnh cửu ngàn năm không tắt?
Khi những tên trộm mộ hoặc những nhà khảo cổ bước vào các lăng mộ, họ vô cùng ngạc nhiên khi thấy có những ngọn đèn vẫn sáng dù đã trải qua hàng nghìn năm.

Thâm cung bí sử

BẢO LINH
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thâm cung bí sử