Mỹ nhân 2 lần làm vợ vua, tình nguyện "ân ái" với kẻ thù giết chồng và cái kết bi đát

Ngày 22/12/2022 00:08 AM (GMT+7)

Từng được hưởng vinh hoa phú quý và sự sủng ái của bậc đế vương, mỹ nhân này sau đó lại chịu kết cục bi thảm lưu truyền muôn đời.

Vào thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc ở Trung Quốc, có nàng Hoa Nhị phu nhân nổi tiếng xinh đẹp tới hoa nhường nguyệt thẹn. Không những vậy, nàng còn sở hữu tài thi ca, là một trong những kỳ nữ của thời bấy giờ. Tuy nhiên, số mệnh của nàng lại là minh chứng cho câu nói "hồng nhan bạc mệnh".

Hoa Nhị phu nhân hay còn gọi là Từ Tuệ Phi, là ái phi rất được sủng ái của Hậu Thục Hậu chủ Mạnh Sưởng - vị quân chủ cuối cùng của nhà Hậu Thục thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Là đấng quân vương biết hưởng thụ, Mạnh Sưởng chiêu mộ mỹ nhân khắp Tứ Xuyên về làm giàu cho hậu cung của mình. Trong đó, Hoa Nhị phu nhân Từ Tuệ Phi được ông sủng ái nhất.

Hoa Nhị phu nhân yêu nhất là hoa mẫu đơn và phù dung, Mạnh Sưởng đã trồng hẳn một vườn mẫu đơn trong cung nhằm chiều lòng người đẹp. Không những vậy, ông còn lệnh cho người dân Thành Đô trồng hoa phù dung để mỗi khi hoa nở rộ, toàn thành sẽ được bao phủ bởi màu hoa rực rỡ. Chính vì vậy, Thành Đô còn được mệnh danh là "Thành phố phù dung". 

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Không những thế, Mạnh Sưởng còn cho xây Thủy Tinh cung vô cùng nguy nga tráng lệ trên bờ sông, dùng các loại gỗ hương làm cột trụ, trên cửa lắp đầu san hô và ngọc bích, bốn phía vách tường không dùng gạch mà nạm lưu ly, khung cảnh yêu mị diễm lệ. Đây là nơi Mạnh Sưởng và Hoa Nhị phu nhân cùng nhau hưởng lạc, vui thú.

Vào năm 965, Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận sai tấn vương Triệu Quang Nghĩa đến đánh nước Thục, Mạnh Sưởng không có tài quân sự nên đã nhanh chóng đầu hàng. Sau khi đầu hàng, Mạnh Sưởng được hộ tống từ Thành Đô đến Biện Kinh (Khai Phong, Hà Nam). Lúc ấy, hàng vạn người dân Thành Đô đã đến tiễn đưa ông, cảnh tượng vô cùng cảm động.

Sau khi Mạnh Sưởng đến Biện Kinh thì được Triệu Khuông Dận phong tước. Tuy nhiên, đến ngày 11/6/965, Mạnh Sưởng đột ngột qua đời ở tuổi 47. Có người nói Triệu Khuông Dận vì thấy Hoa Nhị phu nhân xinh đẹp nên đã đầu độc Mạnh Sưởng để đoạt vợ.

Nắm lấy cơ hội đó, Hoa Nhị phu nhân ra sức trổ tài năng phụng bồi, không ngại "ân ái" với kẻ thù giết chồng để có được cuộc sống vinh hoa phú quý, không phải nghĩ ngợi gì. Tuy nhiên trên thực tế, Hoa Nhị phu nhân lại rất hận Triệu Khuông Dận, không quên được chồng. Khi bị nạp vào hậu cung lần hai, bà đã vẽ bức chân dung Mạnh Sưởng, treo ở nơi riêng để thờ tự.

Một ngày nọ, Triệu Khuông Dận nhìn thấy bức tranh và hỏi, Hoa Nhị phu nhân vội vàng đáp đó là Trương Tiên, một vị thần để cầu tự, mọi người ở nước Thục đều biết điều này. Triệu Khuông Dận vì thế cũng không truy cứu thêm. Về sau, giai thoại Trương Tiên lan truyền khắp dân gian. Mọi người đã đổi hình tượng nam của Trương Tiên thành hình nữ của Hoa Nhị phu nhân để cầu tự.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nhưng bằng cách nào đó Triệu Khuông Dận vẫn biết sự thật về bức tranh và buộc Hoa Nhị phu nhân phải giao nộp nó cho mình. Trong cơn thịnh nộ, Triệu Khuông Dận đã xuống tay sát hại bà. Sau khi Hoa Nhị phu nhân ngã xuống, máu nhuộm đỏ những bông phù dung trong sân. Sự việc lan truyền khắp nơi, người dân kính trọng lòng trung chinh vì tình yêu của Hoa Nhị phu nhân và tôn bà lên là Thần phù dung.

Có một số dị bản khác thì nói rằng Hoa Nhị phu nhân sau khi nước mất nhà tan, chồng bị Triệu Khuông Dận hạ độc thì bản thân đã tự kết liễu. 

Cũng có người kể lại sau khi Triệu Khuông Dận nạp Hoa Nhị phu nhân vào hậu cung được vài năm, nhan sắc của bà phai tàn nên ông ta không còn đoái hoài. Ở trong cung cấm, Hoa Nhị phu nhân vì quá buồn thương, nhớ về Mạnh Sưởng mà lâm bệnh, qua đời.

Có người nói Triệu Quang Nghĩa vì thấy Triệu Khuông Dận si mê Hoa Nhị phu nhân, sợ quốc sự bị ảnh hưởng nên ông đã tìm cơ hội loại bỏ bà. Một lần Triệu Khuông Dận gọi Triệu Quang Nghĩa đến tiệc rượu và săn bắn. Nhân cơ hội đó, Triệu Quang Nghĩa đã bắn chết Hoa Nhị phu nhân và khuyên đế vương: "Bệ hạ đã thắng thiên hạ. Người nên đặt quốc gia lên hàng đầu và tránh xa tửu sắc".

Sở hữu nhan sắc khuynh thành cùng tài năng thơ phú trứ danh, cái chết của Hoa Nhị phu nhân có nhiều dị bản khác nhau. Chỉ biết rằng bà 2 lần được đế vương nạp thiếp, từng được sủng ái nhất mực nhưng cuối cùng lại chịu kết cục bi thảm.

Tại sao những lăng mộ cổ không có dưỡng khí nhưng vẫn có những ngọn đèn vĩnh cửu ngàn năm không tắt?
Khi những tên trộm mộ hoặc những nhà khảo cổ bước vào các lăng mộ, họ vô cùng ngạc nhiên khi thấy có những ngọn đèn vẫn sáng dù đã trải qua hàng nghìn năm.

Thâm cung bí sử

BẢO LINH
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thâm cung bí sử