Thái giám và cung nữ thời xưa sẽ bị phạt như thế nào nếu bị phát hiện yêu nhau?

Ngày 17/10/2022 00:08 AM (GMT+7)

Khi bị phát hiện có quan hệ vợ chồng, thái giám và cung nữ thời phong kiến Trung Quốc sẽ bị trừng phạt cực nặng.

Thái giám và cung nữ là một đề tài muôn thuở để bàn luận khi tìm hiểu về lịch sử thời phong kiến Trung Quốc. Nếu từng xem qua nhiều bộ phim cổ trang, cung đấu, chắc hẳn bạn sẽ thấy trường hợp thái giám và cung nữ yêu hoặc lấy nhau. Tại sao lại có hiện tượng kỳ lạ này? Nếu bị hoàng đế phát hiện, họ sẽ bị xử lý như thế nào?

Chúng ta đều biết thái giám (hay còn gọi là hoạn quan) là những người đã bị cắt đi bộ phận sinh dục. Theo quan niệm của người xưa, thái giám không còn là đàn ông đích thực và sẽ sống cô độc suốt cuộc đời. Trên thực tế, dù thái giám không còn chức năng sinh lý của đàn ông thì về bản chất họ vẫn có những ham muốn của nam giới, cũng cảm thấy cô đơn nơi cung cấm.  

Ở trong cung, ngoài các hoạn quan thì còn có cung nữ. Hầu hết những người này cả đời không thấy mặt hoàng đế chứ đừng nói đến chuyện gió trăng ân ái. Vì vậy, trong lòng họ cảm giác cô đơn trống trải còn hơn cả thái giám.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Chính những con người cô đơn ấy đã kết hợp với nhau và tạo thành mối quan hệ được gọi là "đối thực". Cụm từ "đối thực" xuất hiện sớm nhất trong Hán thư, dùng để mô tả hành vi đồng tính giả giữa những cung nữ trong cung đình Trung Quốc. Về sau từ này mới được dùng để chỉ quan hệ "vợ chồng" giữa cung nữ và thái giám.

Ngay từ thời nhà Tần và nhà Hán đã có mối quan hệ "đối thực". Thái giám Triệu Cao thời nhà Tần được sử sách ghi nhận là hoạn quan đầu tiên lấy vợ. Tuy nhiên, hoàn cảnh sống thực của Triệu Cao như thế nào, có phải là quan hệ đối thực với cung nữ hay không thì vẫn chưa thể xác minh.

Vào thời nhà Hán, "đối thực" mới thực sự ra đời. Tuy nhiên, ban đầu nó không phải mối quan hệ giữa thái giám và cung nữ mà là chuyện tình đồng tính giữa các cung nữ.

Các thái giám và cung nữ tìm đến với nhau phần lớn là để giúp đỡ nhau trong công việc hoặc thỏa mãn bản năng chứ không có tình nghĩa vợ chồng. Nhưng theo thời gian, tình cảm sẽ nóng dần lên. Ban đầu, hầu hết các mối quan hệ đối thực đều chỉ là tạm thời. Đôi khi chỉ vì một mâu thuẫn nào đó mà họ có thể cắt đứt quan hệ, ăn nằm với người khác. Nhưng cũng có những thái giám, cung nữ dần gắn bó như một cặp vợ chồng thực sự, dành cho nhau sự chân thành. Thái giám và cung nữ sẽ tạo thành một cặp ăn ý chăm sóc nhau trong cuộc sống. Nam thì giúp nữ làm một số công việc nặng nhọc, nữ giúp nam khâu vá, chuẩn bị đồ ăn ngon.

Khi đã lấy nhau, cung nữ và thái giám dù không thể công khai gọi nhau là vợ chồng nhưng họ vẫn có cách xưng hô thân mật dành cho đối phương. Thái giám sẽ được gọi là “Thái hộ” còn cung nữ là “Lão thái”. Nhưng theo thời gian, cách gọi này cuối cùng vẫn bị người ngoài phát hiện. Thậm chí, nếu bị hoàng đế chất vấn, họ chỉ còn biết liều lĩnh nói dối để mong giữ được mạng sống.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Vào thời Vạn Lịch, nhà Minh, một thái giám đã xuất gia chỉ vì cung nữ kết hôn với mình thay lòng đổi dạ. Dù thân thể họ không còn nguyên vẹn nhưng tình cảm vẫn không khác gì một người đàn ông đích thực. Họ vẫn có ham muốn, nhưng thể hiện theo một cách khác.

Dù xuất hiện từ sớm nhưng đến thời Vạn Lịch, nhà Minh là lúc chuyện đối thực phổ biến và công khai. Đó là lúc hoạn quan có quyền lực nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Nhiều kỹ nữ còn sẵn lòng quan hệ với thái giám để được hưởng vinh hoa phú quý.

Tuy nhiên, không phải ai cũng chấp nhận chuyện thái giám và cung nữ yêu nhau, đặc biệt là hoàng đế. Chu Nguyên Chương là người phản đối chuyện "đối thực" rất kịch liệt. Nếu ông phát hiện chuyện thái giám lấy vợ thì người này sẽ bị lột da. Vì vậy, ở thời của vị vua này, làm thái giám là trọn đời bầu bạn với cô đơn.

Bản thân hoàng đế Vạn Lịch Minh Thần Tông cũng không chấp nhận chuyện "đối thực" dù hiện tượng này rất phổ biến ở thời ông. Chỉ cần bị phát hiện, những người liên quan đều sẽ phải chịu án tử hình. Ngay cả người làm mai mối cũng sẽ chịu đòn roi đến chết.

Sang đến thời nhà Thanh, hành vi "đối thực" bị cấm tuyệt đối. Nếu bạn từng xem bộ phim "Hậu cung Chân Hoàn truyện" thì sẽ thấy chuyện tình của thái giám Tô Bồi Thịnh và cung nữ Cận Tịch đã sóng gió như thế nào. Nhà Thanh giảm số lượng thái giám xuống, cung nữ thì cứ sau 25 tuổi phải xuất cung để ngăn xảy ra chuyện "đối thực".

Nhưng dù có cấm cản như thế nào thì chuyện "đối thực" vẫn âm thầm diễn ra. Dù thái giám hay cung nữ thì họ đều là con người, vẫn có nhu cầu tâm, sinh lý bình thường. Suy cho cùng, giữa chốn thâm cung giống như lao tù này, họ là những phận người bé nhỏ, nếu không nương tựa vào nhau mà sống thì còn biết dựa vào ai?

Tại sao những lăng mộ cổ không có dưỡng khí nhưng vẫn có những ngọn đèn vĩnh cửu ngàn năm không tắt?
Khi những tên trộm mộ hoặc những nhà khảo cổ bước vào các lăng mộ, họ vô cùng ngạc nhiên khi thấy có những ngọn đèn vẫn sáng dù đã trải qua hàng nghìn năm.

Thâm cung bí sử

BẢO LINH
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thâm cung bí sử