Là công chúa cuối cùng của triều đại phong kiến Trung Hoa, La Hiển Dư trở thành người hoàng tộc đặc biệt có lối sống Tây phương hiện đại.
Rồi cũng đến ngày triều đại phong kiến suy tàn thay vào đó là sự phát triển thịnh vượng của thời đại công nghiệp dân chủ. Bởi vậy, khi triều Thanh chấm dứt, các nàng công chúa vì thế cũng chẳng thể an phận sống trong Tử cấm thành đến cuối đời.
Lịch sử phong kiến Trung Quốc có gần 900 nàng công chúa. Công chúa nhà Thanh còn được gọi là Cách cách. Các Cách cách sống ở trong cung từ nhỏ, học lễ giáo văn thơ, được kẻ hầu người hạ, hưởng cuộc sống an nhàn, vinh hoa phú quý.
Thế nhưng chẳng phải nàng công chúa nào cũng được sung sướng, có người trở thành quân cờ chính trị, có người cô độc cả đời trong cung cấm chẳng có lấy 1 hạ nhân bầu bạn, và có những vị công chúa đặc biệt bởi nàng sống ở thời kỳ chuyển giao chế độ - Ái Tân Giác La Hiển Kỳ.
Vị Cách cách cuối cùng của nhà Thanh - Ái Tân Giác La Hiển Kỳ
Ái Tân Giác La Hiển Kỳ là vị cách cách cuối cùng của triều đại phong kiến Trung Quốc. Bà sinh năm 1918 tại Lữ Thuận, là một trong 17 cách cách của Túc Thân Thiện Kỳ thời vương triều nhà Thanh. La Hiển Kỳ là em gái ruột của Ái Tân Giác La Hiển Dư (Kawashima Yoshiko), điệp viên của Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới thứ II.
Ái Tân Giác La Hiển Kỳ là cháu gái của hoàng đế Phổ Nghi – vị hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc.
Không hào nhoáng như các vị Cách cách tiền triều, cuộc đời của Ái Tân Giác La Hiển Kỳ giống như bất kỳ vị tiểu thư dân quốc khác, thực tế chẳng khác gì người bình thường. Bà lớn lên rồi trở thành một nhà điêu khắc, thư họa nổi tiếng. Sau này, Ái Tân Giác La Hiển Kỳ kết hôn với nhà mỹ thuật Mã Vạn Lý và trở thành người vợ thứ 3 của ông.
Bức ảnh cưới hiếm hoi của La Hiển Kỳ và chồng.
Không kẻ hầu người hạ, không lễ nghi phức tạp, cuộc sống của La Hiển Kỳ khá thú vị. Bà thường thức muộn, ngủ lúc 6h sáng và tỉnh giấc lúc 14h chiều.
Bà là Cách cách duy nhất biết đánh tennis, bóng chuyền, chơi golf vào mỗi tối, không cần giữ kẽ, La Hiển Kỳ lúc nào cũng cười nói vô tư như một đứa trẻ. Giới truyền thông cho rằng thật khó có thể tin rằng một người trải qua bao thăng trầm của thế cuộc lại có thể giữ được nụ cười ngây thơ đến vậy.
Ngoài ra, vợ chồng Ái Tân Giác La Hiển Kỳ còn được nhiều người ca ngợi khi từng đem toàn bộ số tiền tích góp để mua bàn ghế, sách vở, mở một lớp học tiếng Nhật. Sau đó, từ lớp học nhỏ, cộng thêm sự hỗ trợ của đồng nghiệp, bạn bè, khu học vụ đã biến thành ngôi trường khang trang.
Qua đời ở tuổi 95, thời gian chi tiết ngày mất và địa điểm không được ghi rõ. Cách cách La Hiển Kỳ đã sống trọn một cuộc đời có ý nghĩa, giản dị và gần gũi, bà làm được những điều mình muốn, không sợ hãi về hôn nhân chính trị, không phải tuân thủ những quy định cung cấm ngặt nghèo, trở về là chính mình.