Bị ghẻ lạnh, sống vò võ chốn hậu cung, trải qua biết bao biến cố, hoàng hậu này đã chết trong cô đơn bỏ lại nhiều câu chuyện khó tin về cuộc đời.
Phổ Nghi là Hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh. Ông cũng là Hoàng đế cuối cùng của chế độ phong kiến ở Trung Hoa. Ông lên ngôi từ khi còn rất nhỏ. Khi đến tuổi dựng vợ gả chồng, Uyển Dung là người trở thành Hoàng hậu của Hoàng đế Phổ Nghi còn Văn Tú là Hoàng phi. Không giống với những vương triều trước đó có đến hàng chục, hàng trăm phi tần, Hoàng đế Phổ Nghi chỉ có 2 người vợ.
Xét về dung mạo, Uyển Dung là người có vẻ đẹp kiều diễm. Bà có nét đẹp kết hợp Á Đông và hiện đại của phương Tây. Tên đầy đủ của bà là Quách Bố La Uyển Dung, sinh năm 1906. Uyển Dung là con gái duy nhất của Đại thần Vinh Nguyên dưới triều đại nhà Thanh.
Chân dung Uyển Dung - Hoàng hậu cuối cùng của chế đột phong kiến Trung Hoa.
Trước khi lập Uyển Dung làm Hoàng hậu, triều đình đã tổ chức một cuộc tuyển chọn mỹ nữ. Khi nghe tin triều đình mở cuộc thi này, nữ tú khắp nơi gửi ảnh về Tử Cấm Thành để hi vọng có thể bước chân vào chốn cung cấm xa hoa. Sau quá trình tuyển chọn, triều đình đã chọn được 4 bức ảnh. Đích thân Hoàng đế Phổ Nghi xem ảnh và chọn bức ảnh của Văn Tú.
Thế nhưng, Văn Tú chỉ trở thành Hoàng phi chứ không thành Hoàng hậu. Bởi cận thần nhận xét rằng xét về dung mạo Uyển Dung xinh đẹp, chưa kể bà còn là con hoàng tộc.
Tháng 12/1922, đám cưới giữa Hoàng đế Phổ Nghi và Uyển Dung diễn ra. Mặc dù đám cưới của triều đình nhưng cũng không xa hoa như các đời trước đó. Trước khi vào cung, Uyển Dung được dạy về lễ nghi truyền thống Trung Hoa. Tuy nhiên, bà cũng được tiếp xúc với văn hóa Phương Tây. Bà thích chơi piano, ăn pizza và học ở trường do giáo hội Cơ Đốc Mỹ lập ra.
Hoàng đế và Hoàng hậu cuối cùng của Trung Quốc.
Những tưởng khi trở thành hoàng hậu, cuộc đời của Uyển Dung sẽ là chuỗi ngày êm đẹp và nhung lụa. Nhưng không hề như chúng ta vẫn nghĩ. Ngay đêm tân hôn, hoàng hậu Uyển Dung đã nhận một câu nói bất ngờ từ hoàng đế Phổ Nghi. Ông nhìn mặt Uyển Dung rồi nói: "Được rồi, hãy về nghỉ đi".
Vì sự thờ ơ của hoàng đế Phổ Nghi nên hoàng hậu Uyển Dung tìm đến vẽ tranh, đọc sách để có thể có niềm vui riêng ở hậu cung. Tôn Diệu Đình - thái giám cuối cùng của triều đại nhà Thanh tiết lộ, Hoàng hậu Uyển Dung có sở thích khỏa thân.
Khi tắm, bà thường có thời gian tắm rất lâu. Khi tắm xong không mặc quần áo ngay mà tự vuốt ve cơ thể, thậm chí khỏa thân một hồi lâu. Trong lúc tắm, Uyển Dung cũng không tự tắm cho mình mà để nữ hầu tắm cho.
Là hoàng hậu nhưng chuỗi ngày trong cung cấm là nỗi cô đơn cho nên bà cần người bầu bạn. Trong lúc cô đơn đó, Uyển Dung đã tâm sự với một người giúp việc kiêm bảo vệ trong hoàng cung. Người này bình dân, song biết lắng nghe chia sẻ. Lâu dần từ thân thiết của tình bạn mà Uyển Dung có tình cảm với người đàn ông họ Lý này.
Câu chuyện đến tai của Hoàng đế Phổ Nghi sau khi có người tố cáo chuyện bất chính giữa Uyển Dung và người đàn ông họ Lý, song ông không tin. Tuy nhiên, "cái kim trong bọc cũng có ngày lòi ra" bởi Uyển Dung trót mang thai với người đàn ông họ Lý.
Ngoài ra, hoàng hậu Uyển Dung còn là người bị đau bụng kinh nặng. Vì cơn đau khó chịu, bà tìm đến thuốc phiện để hết đau, nhưng rồi trở thành người nghiện và sa vào đến mức không có lối ra.
Tháng 11/1924, hoàng đế Phổ Nghi và Hoàng hậu Uyển Dung bị đuổi khỏi Tử Cấm Thành. Những năm sau đó, Uyển Dung sống cô đơn với nỗi buồn riêng. Tới năm 1946, Hoàng đế Phổ Nghi bỏ lại Uyển Dung. 30 Tết năm 1946, Uyển Dung bị đưa vào trại giam.
Từ một người xinh đẹp, trải qua biết bao thăng trầm, biến cố, bà trở nên gầy gò, ốm yếu. Năm 1946, hoàng hậu Uyển Dung qua đời ở phòng giam tại thành phố Diên Cát. Bà chết trong cô đơn, không ai thân cận bên cạnh. Trong hồi ký của mình, cựu hoàng Phổ Nghi còn đánh giá, Uyển Dung là một người nghiện ngập, không phải thương tiếc người phụ nữ không biết thương yêu và coi trọng bản thân.