Người đàn ông luôn cảm thấy mệt mỏi khi phải một mình ra ngoài làm kinh tế còn vợ chỉ ở nhà chăm sóc con.
Để mang đến sự chăm sóc tốt nhất cho con, nhiều người phụ nữ quyết định gác sự nghiệp để ở nhà toàn tâm toàn ý chăm sóc gia đình và con cái. Thế nhưng họ không lường trước được rằng bản thân sẽ phải đối phó với rất nhiều khó khăn. Đối phó với chính cảm xúc của bản thân là một trong những khó khăn nhất trong đó.
Câu chuyện của người mẹ ở Trung Quốc dưới đây là minh chứng cho điều đó, chắc chắn sẽ khiến nhiều người rơi nước mắt.
Theo chia sẻ của một người đàn ông, anh cho biết bản thân phải ra ngoài kiếm tiền còn vợ thì ở nhà chăm sóc con cái. Anh luôn cho rằng mình làm việc vất vả còn vợ thì ở nhà thì không quá khó khăn cho đến ngày hôm ấy, tận mắt chứng kiến tất cả mọi việc ở nhà qua camera giám sát, anh đã hoàn toàn hối hận và tự trách bản thân rất nhiều.
Được biết, trong một lần đang ở nơi làm việc, người đàn ông đã mở điện thoại để xem camera giám sát được lắp đặt tại nhà của mình. Mục đích của anh chỉ muốn xem vợ và con đang ở nhà thế nào.
Thế nhưng đập vào mắt anh lúc ấy chính là cảnh con đang ngồi trong xe tròn tập đi thì khóc còn mẹ thì ngồi yên thẫn thở trên ghế sofa. Người vợ mở mắt nhưng bất động, không có hành động gì khi con của mình đang khóc đã khiến người chồng bất chợt cảm thấy khá tức giận.
Người mẹ ngồi thẫn thờ trên ghế sofa, không có động thái gì mặc dù con đang khóc.
Thế nhưng những giây sau đó đã gây ám ảnh. Người mẹ bất chợt dùng tay tự tát vào mặt mình không chỉ 1 mà rất nhiều cái rất đau và bật khóc nức nở cùng con.
Người mẹ bắt đầu bật khóc nức nở.
Chị dùng tay tự đánh vào mặt mình rất nhiều.
Cảnh tượng ấy khiến người chồng ban đầu chưa hiểu gì và cũng bày tỏ "chưa bao giờ nghĩ vợ mình sẽ làm thế" nhưng sau khi biết toàn bộ câu chuyện, không chỉ người đàn ông mà tất cả cư dân mạng đã nghẹn ngào.
Hóa ra người mẹ trẻ ở nhà chăm con quá mệt mỏi và áp lực mới dẫn đến tình trạng trên. Ngày hôm đó, cô dỗ con suốt 2 tiếng nhưng đứa trẻ vẫn không chịu ngủ. Cô cố gắng hết sức, cạn kiệt năng lượng, thậm chí là quát mắng con nhưng đều không có tác dụng.
Quá suy sụp, người mẹ ngồi thẫn thờ trên ghế tự trách bản thân và hành động tự đánh chính mình như một hình phạt cô dành cho bản thân và cũng là cách để giải tỏa căng thẳng trong người.
Khi thấy mẹ như thế, đứa trẻ ngày một khóc to hơn và cho đến lúc đó, người mẹ mới choàng tỉnh. Cô bỏ qua sự đau đớn để ôm lấy con vào lòng, xin lỗi vì đã quát mắng con. Cô chỉ muốn dỗ con ngủ để bản thân được nghỉ ngơi một chút bởi ban ngày thì tất bật nhà cửa, cơm nước, chăm con, đêm thì phải dậy cho con bú nên không có thời gian ngủ, nghỉ ngơi. Lúc đó đứa trẻ đã không hợp tác khiến mẹ ngày càng mệt mỏi hơn và có những hành động bộc phát như trên.
Câu chuyện được chia sẻ khiến nhiều mẹ bỉm sữa bỗng rơi lệ bởi quá đồng cảm và như nhìn thấy chính bản thân mình trong đoạn video.
- Ai từng trải qua cảm giác này mới hiểu, hành động đó là cách để họ kiềm chế bản thân để đừng làm tổn thương con họ.
- Đã từng... mệt mỏi lắm đứa lớn, đứa bé vừa bán hàng vừa chăm con vừa làm hết công việc nhà. Nhiều lúc chỉ muốn trốn đi đâu đó vài hôm.
- Chỉ những người mẹ từ bỏ công việc để ở nhà dành toàn thời gian chăm con, nội trợ sẽ thấu hiểu được nó vất vả cỡ nào.
- Cũng từng như vậy. Cảm thấy bản thân mình bất lực và quá tải. 2 năm 2 đứa con vẫn bán hàng kiếm tiền và làm đủ mọi công việc nhà. Nhiều lúc nghĩ đến những điều tệ nhất nhưng may mắn bản thân đã tự mình vượt qua vì sự vô tâm của người khác để mình biết, nếu mình có làm sao người khổ nhất chỉ là con mình và người sinh ra mình.
- Mình đang làm ba. Chăm thử con 1 ngày đi rồi biết mấy ông ạ. Nên mình thương vợ. Và đồng cảm với tất cả những người làm mẹ. Nể những bà mẹ nuôi con một mình. Thực sự nể.
Ảnh minh họa
Việc chăm sóc gia đình và nuôi dạy con cái là một trong những trách nhiệm lớn lao và quan trọng nhất trong cuộc đời của nhiều người phụ nữ. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ đã phải đối mặt với những khó khăn tâm lý, trong đó có trầm cảm, khi họ gác lại sự nghiệp để toàn tâm chăm sóc cho gia đình. Dưới đây là một số cách để tránh bị trầm cảm trong quá trình nuôi con và duy trì sự cân bằng trong cuộc sống.
1. Tìm kiếm sự hỗ trợ
Một trong những điều quan trọng nhất là không nên cảm thấy mình phải làm mọi thứ một mình. Hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè hoặc các nhóm cộng đồng. Sự chia sẻ và lắng nghe từ những người xung quanh có thể giúp bạn cảm thấy bớt cô đơn và nhận được những lời khuyên quý giá.
2. Duy trì mối quan hệ xã hội
Việc giữ liên lạc với bạn bè và tham gia các hoạt động xã hội giúp bạn không chỉ thư giãn mà còn tạo ra những kết nối tích cực. Hãy dành thời gian cho các buổi gặp gỡ, cà phê hay tham gia vào các câu lạc bộ, nhóm chơi thể thao, hoặc các hoạt động cộng đồng.
3. Thực hành tự chăm sóc bản thân
Dành thời gian cho bản thân là rất quan trọng. Hãy tìm những hoạt động mà bạn yêu thích, như đọc sách, tập yoga, đi bộ hay tham gia các lớp học nghệ thuật. Chăm sóc bản thân không chỉ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn mà còn giúp bạn có nhiều năng lượng hơn để chăm sóc gia đình.
4. Thiết lập thói quen hàng ngày
Một thói quen hàng ngày có thể giúp bạn cảm thấy có tổ chức và kiểm soát được cuộc sống của mình. Hãy lập kế hoạch cho các hoạt động trong ngày, từ việc chăm sóc con cái đến thời gian dành cho bản thân. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy bớt căng thẳng và dễ dàng quản lý thời gian hơn.
5. Chấp nhận cảm xúc của bản thân
Hãy nhớ rằng cảm giác mệt mỏi, lo lắng hay thậm chí trầm cảm là những phản ứng bình thường khi làm mẹ. Đừng ngại ngùng khi nói về những cảm xúc này. Việc chấp nhận và thấu hiểu cảm xúc của bản thân là bước đầu tiên để vượt qua chúng.
6. Tham gia các khóa học hoặc hội thảo
Nhiều tổ chức cung cấp các khóa học hoặc hội thảo về nuôi dạy trẻ, kỹ năng quản lý stress và chăm sóc sức khỏe tâm lý. Tham gia vào những chương trình này không chỉ giúp bạn học hỏi thêm kiến thức mà còn tạo cơ hội để gặp gỡ những người mẹ khác, từ đó tạo dựng được mối quan hệ hỗ trợ.
7. Tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp
Nếu bạn cảm thấy mình không thể tự mình vượt qua cảm xúc tiêu cực, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia tâm lý. Họ có thể cung cấp cho bạn những công cụ và kỹ thuật để quản lý cảm xúc và tình trạng tâm lý của bạn.
8. Giữ tâm trạng tích cực
Cố gắng nhìn nhận mọi tình huống từ một góc độ tích cực. Hãy ghi lại những điều bạn cảm thấy biết ơn mỗi ngày, điều này sẽ giúp bạn tập trung vào những điều tốt đẹp và giảm bớt cảm giác tiêu cực.