Bức ảnh em bé cháy sém bên đống đổ nát và câu chuyện phía sau khiến thế giới ám ảnh

Ngày 31/12/2018 10:05 AM (GMT+7)

Bức ảnh đã trở thành một nhân chứng vô cùng rõ ràng cho tội ác của chiến tranh khiến nhiều người vô tội, đặc biệt là trẻ em phải hứng chịu đau thương và mất mát tột cùng.

Bức ảnh Bloody Saturday (Ngày thứ 7 đẫm máu) là một trong những bức ảnh đáng nhớ nhất trong lịch sử Trung Quốc và thế giới. Nó đã lột tả được tội ác dã man của chiến tranh, cũng như số phận đau thương của những con người vô tội.

Bức ảnh đen trắng chụp lại hình ảnh một đứa trẻ chỉ khoảng 3-4 tuổi bị cháy sém quần áo, đang ngồi gào khóc trước một đống đổ nát kinh hoàng đã khiến người xem vô cùng xúc động và ám ảnh. Sau đó, bức ảnh đã được phát hành trên các trang báo nước ngoài và trên các chuyến bay của Pan American World Airlines. Chỉ trong vòng một tháng, nó đã tiếp cận được 136 triệu người trên toàn thế giới.

Bức ảnh em bé cháy sém bên đống đổ nát và câu chuyện phía sau khiến thế giới ám ảnh - 1

Bức ảnh nổi tiếng có tên "Ngày thứ 7 đẫm máu".

Theo truyền thông đưa tin, bức ảnh này được chụp vào thứ bảy ngày 28/8/1937 tại sân ga Thượng Hải bởi phóng viên Wong Hai-Sheng, chỉ vài phút sau khi máy bay của phát xít Nhật dội bom xuống nhà ga Thượng Hải. Hơn 200.000 người dân vô tội tại Thượng Hải đã thiệt mạng trong vụ tấn công đẫm máu này.

Wong là một nhiếp ảnh gia và phóng viên, sở hữu một cửa hàng máy ảnh ở Thượng Hải. Ông đã chứng kiến và chụp lại được rất nhiều hình ảnh đáng sợ từ cuộc xâm lược mà quân đội Nhật đã gây ra. 

Bức ảnh em bé cháy sém bên đống đổ nát và câu chuyện phía sau khiến thế giới ám ảnh - 2

Nhiếp ảnh gia Wong Hai-Sheng.

Vào 4h chiều ngày 28/8/1937, Wong đang đứng trên sân thượng một tòa nhà thì thấy 16 máy bay IJN bao vây và ném bom xuống nhà ga Nam Hải. Ngay sau đó, ông đã lái xe đến nhà ga và ghi lại một số hình ảnh, một trong số đó chính là bức "Bloody Saturday" (Ngày thứ 7 đẫm máu) hay "Shanghai boy" (Cậu bé Thượng Hải).

Bức ảnh đã gây ám ảnh cho cả thế giới và cũng đưa tên tuổi của Wong trở nên nổi tiếng hơn. Ông kể lại: "Đó là một cảnh tượng khủng khiếp. Người chết ở khắp mọi nơi. Tôi nhận thấy đôi giày của mình đẫm máu. Tôi đã đi bộ khắp nơi, quan sát và ghi lại những hình ảnh kinh hoàng. Tôi thấy một người đàn ông bế một em bé từ đường ray lên rồi chạy tới chỗ một đứa trẻ khác. Cạnh đó là thi thể một người phụ nữ đã chết.

Tôi nhanh chóng chụp lại bức ảnh thì nghe thấy tiếng máy bay trên đầu. Tôi chạy đến phía đứa trẻ, định bế nó vào nơi an toàn nhưng người bố đã kịp chạy đến trước. Rất may sau đó không có quả bom nào dội xuống nữa".

Bức ảnh em bé cháy sém bên đống đổ nát và câu chuyện phía sau khiến thế giới ám ảnh - 3

Người đàn ông chạy đến cứu 2 đứa trẻ trong khi xác chết ngổn ngang xung quanh.

Cũng theo lời của Wong, người bố đã đặt đứa trẻ này ở trên sân ga để đi cứu một đứa trẻ khác đang bị kẹt dưới đường ray. Sau đó, anh ta đã đưa hai đứa bé tới cơ sở y tế. Tuy nhiên, số phận của 3 bố con này không bao giờ được biết do ông Wang đã mất liên lạc với họ.

Bức ảnh em bé cháy sém bên đống đổ nát và câu chuyện phía sau khiến thế giới ám ảnh - 4

Thành phố Thượng Hải chìm trong bom đạn.

Sau đó, bức ảnh "Ngày thứ 7 đẫm máu" đã gây ra một làn sóng phẫn nộ chống lại bạo lực và chiến tranh của Nhật tại Trung Quốc. Cả thế giới sục sôi, khiến Tổng thống Mỹ thời bấy giờ là Roosevelt còn ra lệnh cấm vận dầu mỏ với Nhật Bản.

Hình ảnh này sau đó được độc giả trên tạp chí Life bình chọn là một trong "10 bức ảnh của năm 1937". Nhà báo Harold Isaacs đã gọi đây là hình ảnh mang tính biểu tượng và là một trong những bức ảnh tuyên truyền thành công nhất mọi thời đại.

Sự thật choáng váng sau bức ảnh mẹ tiên con cú khiến cuộc sống của một người đẹp tan tành
Nhân vật chính được cho là người mẹ trong bức ảnh "mẹ đẹp con xấu" đã lên tiếng vạch trần toàn bộ sự thật khiến không ít người sửng sốt.
Khánh Hằng (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Xã hội