Tiếp viên hàng không "quay xe" làm shipper, bán hàng online, môi giới bất động sản... để kiếm sống

H.G - Ngày 11/11/2021 06:57 AM (GMT+7)

Sau hai năm trải qua các đợt dịch lớn, nhiều tiếp viên hàng không đã phải tạm thời từ bỏ các chuyến bay, chọn làm các công việc khác để mưu sinh. Ai cũng chờ ngày “bình thường mới” để quay trở lại với giấc mơ bầu trời.

Ngành hàng không là một trong những ngành bị ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất sau 2 năm dịch COVID-19 bùng phát. Tại Việt Nam, các hãng hàng không liên tục cắt giảm nhân sự, điều chỉnh nguồn lực lao động, giảm lương, ngưng trợ cấp, đời sống của nhiều người lao động lâm vào cảnh khó khăn. 

Cách đây không lâu, một nữ tiếp viên hàng không (giấu danh tính) đã có những chia sẻ thật lòng về công việc hiện tại của mình trong giai đoạn khó khăn này. Cô hiện đang làm cho một hãng bay nội địa tại Việt Nam, ấp ủ giấc mơ được bay từ rất lâu, nhưng thực tại đã khiến cho cô cảm thấy mệt mỏi và rất áp lực.

Vì số lượng tiếp viên hàng không bị cắt giảm nên công việc của những người ở lại chất đống. Các tiếp viên ngoài 14-15 tiếng làm việc bình thường thì còn được giao thêm công việc dọn vệ sinh máy bay cuối ngày. Thay cho tiếng lòng của các đồng nghiệp, cô đã tâm sự bản thân không hề thoải mái với tình hình đang diễn ra. 

Hai năm dịch bệnh hoành hành, ngành hàng không bị ảnh hưởng nặng, nhiều tiếp viên không thể tiếp tục đợi mà quyết định bỏ nghề. Ảnh minh họa.

Hai năm dịch bệnh hoành hành, ngành hàng không bị ảnh hưởng nặng, nhiều tiếp viên không thể tiếp tục đợi mà quyết định bỏ nghề. Ảnh minh họa.

Từ năm 2020, cứ mỗi đợt dịch bùng phát, tiếp viên hàng không sẽ thay phiên nhau nghỉ 1-3 tháng, có người nghỉ liên tục, có người thì luân phiên tháng bay tháng nghỉ. Tần suất chuyến bay thấp nên chỉ có khoảng 20% tiếp viên có thu nhập tạm ổn, còn lại bấp bênh. 

Làm môi giới bất động sản, bán hàng online, thành shipper... để kiếm sống

Sau khi học xong các khóa học đào tạo, Hoàng (sinh năm 1996) đi bay được hơn 1 năm thì COVID-19 ập đến, anh nằm trong diện tạm thời nghỉ việc không lương. Trước đây, mỗi tháng Hoàng bay 22 đến 23 ngày, khoảng 90 giờ bay và mức thu nhập 1 tháng trên dưới 20 triệu đồng.

Tuy gia đình sống tại TP HCM nhưng Hoàng không muốn trở thành gánh nặng của bố mẹ nên đã xin vào làm tạm thời tại một công ty bất động sản. Thời gian đầu, anh tìm hiểu về cách tiếp cận, nói chuyện với khách hàng và tìm hiểu về các dự án mà công ty đang triển khai. Công việc này có thời gian làm việc khá thoải mái nên nếu thời gian tới được đi bay trở lại, giờ bay chưa nhiều thì anh sẽ tiếp tục làm cả hai công việc cho tới lúc ổn định. 

Chàng tiếp viên hàng không sinh năm 1996 hài lòng với cuộc sống hiện tại. Ảnh: NVCC.

Chàng tiếp viên hàng không sinh năm 1996 hài lòng với cuộc sống hiện tại. Ảnh: NVCC.

Hoàng khoe đã chốt được 2 lô đất tại một khu đô thị gần sân bay Long Thành đang khởi công xây dựng. Tuy nhiên, anh cho biết đã xin nghỉ hẳn 4 tháng tiếp theo để làm hết dự án. Hoàng đã suy nghĩ đến việc tiếp tục làm môi giới bất động sản vì đang có nguồn thu nhập tốt từ ngành nghề này. 

Nghề làm môi giới bất động sản cũng được Trang (sinh năm 1998) - một cô nàng tiếp viên hàng không mới vào nghề, lựa chọn để kiếm sống trong đại dịch. Vất vả và trầy trật hơn Hoàng, Trang mất hơn 2 tháng mới có thể suôn sẻ trao đổi với khách hàng. Trong thời gian chưa bán được dự án vì giãn cách xã hội, công ty bất động sản vẫn phụ cấp cho cô hơn 4 triệu đồng/tháng. Số tiền này cũng vừa đủ giúp Trang chi tiêu trong những ngày khó khăn.

Hiện tại Trang vẫn chưa được đi bay trở lại vì hãng đang ưu tiên cho những tiếp viên cơ hữu kí hợp đồng lao động trực tiếp. Trang tâm sự: "Có thể thu nhập những tháng vừa rồi không cao nhưng ít nhất mình cũng đã có thêm trải nghiệm mới. Nó giúp mình không ngừng học hỏi và phát triển bản thân. Mình đi bay chưa lâu nên không dư dả, nhà mình vay tiền cho mình đi học nên mình chỉ có thể cố gắng hết sức". 

Theo Trang, chế độ cơ hữu dành cho tiếp viên hàng không đã ngưng khoảng 10 năm nay nên những người mới như cô chỉ được hưởng thu nhập theo giờ bay, không bay thì không có tiền (Những tiếp viên còn lại là những lao động ký hợp đồng qua Công ty cổ phần Cung ứng và Xuất nhập khẩu lao động hàng không - Alsimexco). 

Lúc ổn định, mỗi giờ bay, tiếp viên hàng không (tùy từng hãng) sẽ được hưởng khoảng trên dưới 200.000 đồng. Ảnh minh họa.

Lúc ổn định, mỗi giờ bay, tiếp viên hàng không (tùy từng hãng) sẽ được hưởng khoảng trên dưới 200.000 đồng. Ảnh minh họa.

Lúc ổn định, mỗi giờ bay (tính từ lúc máy bay lăn bánh cho đến khi dừng hẳn), tiếp viên hàng không (tùy từng hãng) sẽ được hưởng khoảng trên dưới 200.000 đồng. Khi có dịch thì mức thù lao này giảm 50%, còn khoảng 100.000 - 125.000 đồng/giờ bay trong năm 2020 và năm 2021 đã được tăng lên 155.000 - 175.000 đồng.

Mặc dù nhiều khó khăn đến với Trang trong một năm qua nhưng cô khẳng định chắc nịch sẽ không bỏ nghề, sẽ quay lại làm tiếp viên khi hãng yêu cầu và gắn bó với công việc mình đã lựa chọn.

Hoàn cảnh cũng không khá hơn những bạn đồng nghiệp khác, từ năm 2020, các chuyến bay của My (sinh năm 1993) - tiếp viên hàng không với hơn 4 năm kinh nghiệm trong nghề, đã bị cắt giảm khá nhiều. Lâu rồi cô không được bay quốc tế và chỉ tham gia một số chuyến giải cứu, chuyến bay nội địa cũng không đáng kể. Thu nhập giảm sút và phải nuôi con một mình, My đau đầu tìm cách kiếm thêm tiền trang trải sinh hoạt phí. 

Một nữ tiếp viên hàng không dỗ dành một em bé hộ bà của bé trên chuyến bay VN36 ngày 10/3/2020 từ Paris (Pháp) về Hà Nội.

Một nữ tiếp viên hàng không dỗ dành một em bé hộ bà của bé trên chuyến bay VN36 ngày 10/3/2020 từ Paris (Pháp) về Hà Nội.

Sau nhiều ngày trăn trở, My đành phải tìm tòi bán rau củ quả và thực phẩm online. Cô chia sẻ: “Thật sự rất khó khăn để tìm nguồn hàng trong lúc nước sôi lửa bỏng, thời điểm cả thành phố gần như đóng cửa. Mà tìm được hàng rồi thì giá quá cao, không có người đi giao hàng, kèm theo hàng trăm thứ phát sinh khiến mình có lúc muốn bỏ cuộc”.

My kết nối với bạn bè và tìm được nguồn hàng phù hợp sau hơn 1 tháng giãn cách. Cô tự tay làm hết tất cả mọi việc, từ đăng bài bán hàng, tư vấn, chốt đơn, đóng gói. Khi có lệnh nới lỏng giãn cách, cô tự mình đi giao hàng cho khách để giảm thiểu tối đa chi phí.

Thậm chí, cô gái 28 tuổi này còn đăng kí thành viên cho một ứng dụng gọi xe công nghệ, chạy đi giao hàng những ngày rảnh rỗi: "Cũng may mắn là con mình có người trông nên mình có thời gian làm nhiều việc kiếm thêm, đỡ được phần nào chi phí. Ai cũng bảo tiếp viên hàng không lương cao, giàu có, nhưng làm nghề rồi mới biết mọi thứ khắc nghiệt thế nào. Hai năm nay thu nhập lúc có lúc không, anh chị em bạn bè mình cũng nhiều người bỏ nghề vì không trụ nổi". 

Đến nay, tuy nhiều đường bay đã khôi phục trở lại nhưng My vẫn duy trì công việc bán hàng online vì số giờ bay còn hạn chế.

Nỗi nhớ bầu trời, hẹn ngày tái ngộ

Bên cạnh những người bỏ nghề, còn có nhiều đồng nghiệp khác vãn cố gắng bám trụ nên xin nghỉ khoảng 3-6 tháng, kiếm việc làm tạm thời như chạy xe ôm công nghệ, bán bảo hiểm hoặc dạy ngoại ngữ để chờ ngày được quay lại bầu trời.

Tiếp viên hàng không amp;#34;quay xeamp;#34; làm shipper, bán hàng online, môi giới bất động sản... để kiếm sống - 5

Tuy có những lúc chán chường và muốn bỏ cuộc nhưng Hương (sinh năm 1995, sinh sống tại TP.HCM) chưa bao giờ ngừng yêu thích công việc của mình. Từng làm tại một khách sạn trong khu phố cổ Hà Nội, thấy công việc không thể phát triển thêm, Hương rời gia đình và thành phố thân thuộc, một mình vào TP.HCM thi tuyển tiếp viên hàng không.

Hơn 3 năm gắn bó với nghề, trong đó có gần 2 năm dịch bệnh, Hương xúc động nhớ lại những kỉ niệm khó quên: "Mình không thể nào quên hình ảnh của những người luống cuống khi đi máy bay lần đầu, không thể quên được những lúc chưa phải mang khẩu trang, lúc nào cũng cười thật tươi để đón khách. Hay cả những lúc phải mặc đồ bảo hộ kín mít bay sang nước ngoài đón đồng bào xa xứ, từng kỉ niệm cứ in mãi vào trong đầu, chưa bao giờ mình quên".

Hương chia sẻ ai đã trót yêu bầu trời thì khó lòng bỏ những chuyến bay. Cô đặt niềm tin mãnh liệt vào một tương lai không xa khi ngành hàng không nhộn nhịp trở lại, cô và những người bạn đồng nghiệp lại tiếp tục được hết mình với công việc. 

Tiếp viên hàng không amp;#34;quay xeamp;#34; làm shipper, bán hàng online, môi giới bất động sản... để kiếm sống - 6

Đồng quan điểm với Hương, anh chàng tiếp viên hàng không tên Nam (sinh năm 1992) cho biết: "Đây là nỗi khổ chung của tất cả mọi người và tụi mình phải học cách chấp nhận, thay đổi bản thân để có thể đối mặt với mọi tình huống. Thời gian vừa qua, tụi mình vẫn còn may mắn hơn rất nhiều người lao động ở ngoài kia. Chỉ có học cách thích nghi thì mới không bị bỏ lại". 

Nam đã dành thời gian vừa qua để nâng cao khả năng ngoại ngữ và thường xuyên đứng trước gương nói chuyện một mình để quên đi cảm giác nhớ nghề. Anh tin rằng với tốc độ tiêm chủng đang được đẩy mạnh thì cuộc sống bình thường sẽ nhanh chóng quay trở lại, bầu trời sẽ lại ngập tràn các chuyến bay. 

Tuy không làm việc hoặc tạm ngừng bay nhưng các tiếp viên hàng không vẫn tham gia các lớp huấn luyện trực tuyến đế đảm bảo duy trì chuyên môn, nghiệp vụ; luôn trau dồi sức khỏe và các kĩ năng mềm để sẵn sàng trở lại làm việc bất cứ lúc nào. 

Nổi tiếng xinh đẹp, cựu hotgirl Học viện hàng không hết hồn nhìn mình xuề xòa sau sinh
Guồng quay mỗi ngày của TiTi Phương chóng mặt với quy trình hút sữa, cho bú, thay tã, ru ngủ mỗi ngày.

Sao Việt có bầu, sinh con

H.G
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức TP.HCM