"Cậu bé rừng xanh" đời thực: Chỉ ăn thịt sống, không nói tiếng người và cái kết đau lòng

Ngày 04/06/2020 00:08 AM (GMT+7)

Được tìm thấy trong rừng khi đang đi cùng bầy sói, cậu bé đã được đưa về với cuộc sống con người nhưng mãi mãi không thể hòa nhập được, cuối cùng phải nhận cái kết vô cùng đau lòng.

Năm 1894, nhà văn nổi tiếng người Anh Rudyard Kipling đã cho xuất bản tập truyện "The Jungle Book". Tập truyện kể về cuộc sống của nhân vật chính là cậu bé "người sói" Mowgli lang thang trong khu rừng Ấn Độ và được bầy sói nhận nuôi, từ đó trở thành một "con sói" trong bầy đàn của chúng.

Người ta tin rằng, nguyên mẫu cũng như cảm hứng để ông Rudyard viết nên tập truyện này chính là nhờ câu chuyện có thật về cậu bé Dina Sanichar, một cậu bé cũng được bầy sói nhận nuôi nhưng cái kết lại khác xa so với truyện và phim ảnh. Không được lãng mạn hóa như trong truyện, cái kết cuộc đời của Dina lại rất đau thương và bi kịch, đặt ra nhiều câu hỏi về sự phát triển của con người cũng như mối quan hệ giữa con người với tự nhiên.

amp;#34;Cậu bé rừng xanhamp;#34; đời thực: Chỉ ăn thịt sống, không nói tiếng người và cái kết đau lòng - 1

Hình ảnh "người sói" Dina Sanichar sau 3 năm được tìm thấy.

Năm 1872, sâu trong khu rừng rậm thuộc bang Uttar Pradesh, phía bắc Ấn Độ, một nhóm thợ săn đang đi kiếm ăn thì bỗng dừng bước và vô cùng sửng sốt với những gì diễn ra trước mắt. Một bầy sói đang len lỏi trong rừng, theo sau chúng là một đứa trẻ nhỏ khoảng 6 tuổi, đang bò bằng 4 chi, người hôi hám và đầy lông lá. Nhóm thợ săn đã đi theo bầy sói, giết hết chúng, sau đó bắt giữ cậu bé.

Nhóm thợ săn đưa cậu bé tới một trại trẻ mồ côi, nơi cậu bé được rửa tội và đặt tên là Dina Sanichar, có nghĩa là "Thứ Bảy". Trại trẻ mồ côi này được điều hành bởi Cha Erhardt, một nhà truyền giáo sống ở Ấn Độ. Ông Erhardt xác nhận rằng Dina vẫn có dấu hiệu của lý trí con người với đôi mắt thực sự sắc sảo, tuy nhiên có lẽ vì đã sống quá nhiều năm với bầy sói, cậu bé không thể nào thích nghi được với cuộc sống con người.

amp;#34;Cậu bé rừng xanhamp;#34; đời thực: Chỉ ăn thịt sống, không nói tiếng người và cái kết đau lòng - 2

Ban đầu, Dina vẫn đi bằng 4 chi và ăn thịt sống.

Dina chỉ ăn thịt sống, không bao giờ mặc quần áo và thường mài răng vào những miếng xương. Dina hoàn toàn không có khả năng ngôn ngữ nhưng không có nghĩa là bị câm, mà thay vào đó là ngôn ngữ của động vật. Cậu bé giao tiếp bằng cách gầm gừ, hú hét như những con sói hoang.

Dina không nhận biết được cảm giác nóng lạnh và gần như không có sự liên kết, gắn bó với con người. Tuy nhiên, cậu bé lại hình thành mối liên kết kỳ lạ với duy nhất một người. Đó là một đứa trẻ hoang dã khác, cũng từng sống trong rừng và nay được đưa vào trại trẻ mồ côi. Một mối liên kết cảm thông kỳ lạ đã gắn kết hai cậu bé này lại với nhau. Người ta tin rằng sau khi cùng trải qua những năm tháng sống với động vật hoang dã, hai đứa trẻ có thể dễ dàng giao tiếp với nhau hơn nhờ những điểm giống nhau.

Nhiều năm sau đó, các nhân viên tại trại trẻ mồ côi đã cố gắng kiên nhẫn với Dina và giúp đỡ cậu bé hòa nhập với cuộc sống con người. Cuối cùng, việc đó cũng có tác dụng khi Dina có thể ăn uống bình thường nhưng vẫn không thể nói được tiếng người, đồng thời chỉ sống trong thế giới của riêng mình. 

amp;#34;Cậu bé rừng xanhamp;#34; đời thực: Chỉ ăn thịt sống, không nói tiếng người và cái kết đau lòng - 3

"Cậu bé người sói" mãi mãi không thể hòa nhập với cuộc sống bình thường.

Sau này, Dina đã có thể đi lại bằng 2 chân, đứng thẳng, mặc quần áo đúng cách, bắt đầu ăn trên đĩa nhưng luôn đánh hơi thức ăn giống như bản năng của loài sói. Dina sống cả đời trong trại trẻ mồ côi và không cải thiện quá nhiều. Tuy nhiên, Dina cũng đã hình thành một thói quen giống như con người bình thường, đó là hút thuốc lá. Anh bị nghiện thuốc lá và tới năm 1895 thì qua đời vì bệnh lao ở tuổi 34, kết thúc cuộc đời ngắn ngủi của mình. Mỗi khi nhắc đến "người sói" Dina, người ta lại cảm thấy tiếc thương và đau lòng vì tin chắc anh đã phải trải qua rất nhiều ngày tháng sợ hãi, cô độc vì sống trong thế giới gần như không thuộc về mình suốt hơn 20 năm trước khi qua đời.

Ấn Độ có lẽ là quốc gia duy nhất xuất hiện nhiều trường hợp "người sói" hoặc trẻ em được động vật hoang dã nhận nuôi nhất. Cùng khoảng thời gian Dina được tìm thấy, ít nhất 4 đứa trẻ khác cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Điểm chung của chúng là hầu hết đều không thể hòa nhập với cuộc sống con người, tuy nhiên mỗi người lại nhận một kết cục khác nhau. 

Cậu bé từng bị bỏng 95% cơ thể, trải qua 87 cuộc phẫu thuật đau đớn giờ ra sao?
Trong lúc chơi đùa một mình ở sân sau, cậu bé 4 tuổi đã chẳng may gặp hỏa hoạn khiến em bị bỏng 95% cơ thể. Sau đó, cuộc đời cậu bé sẽ thay đổi mãi...
Khánh Hằng (Dịch từ Timeline)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h