Người nghèo không chỉ thua kém về thu nhập mà còn cả số năm sống, thước đo cơ bản nhất của hạnh phúc thịnh vượng.
Từ lâu, các chuyên gia đã biết rằng người giàu thường sống lâu hơn người nghèo. Tuy nhiên, cơ sở dữ liệu mới nhất cho thấy điều này càng đáng lo ngại hơn khi mặc dù có những tiến bộ lớn trong y học, công nghệ và giáo dục, khoảng cách tuổi thọ giữa người thu nhập cao và thu nhập thấp vẫn mở rộng đáng kể.
Theo phân tích của Cơ quan Quản lý An sinh xã hội Hoa Kỳ, trong những năm 1970, một người 60 tuổi thuộc nửa trên thang thu nhập sống lâu hơn người cùng độ tuổi thuộc nửa dưới thang thu nhập khoảng 1,2 năm. Đến năm 2001, khoảng cách này là 5,8 năm với nam và 4,7 năm với nữ.
Nhưng nghiên cứu mới công bố ngày 12/2 vừa qua cho thấy sự khác biệt này tại Mỹ vụt tăng gấp đôi. Các nhà kinh tế của Viện Brookings nhận thấy những người đàn ông ở 10% top đầu kiếm tiền nhiều nhất sống lâu hơn 10% top đầu kiếm tiền ít nhất đến 14 năm, còn giữa phụ nữ khoảng cách là 13 năm.
Tại Mỹ, những người nghèo nhất có tuổi thọ thấp hơn so với người giàu nhất khoảng 14 năm - Ảnh: The New York Times
Sự cách biệt lên mức báo động và trở thành một vấn đề nổi lên trong chiến dịch tranh cử Mỹ. Thượng nghị sĩ Bernie Sanders và Hillary Clinton đã cùng bày tỏ lo ngại về việc này. “Đây có thể là biên giới tiếp theo của cuộc thảo luận về vấn đề bất bình đẳng”, ông Peter Orszag, cựu quan chức chính quyền Obama tại Citigroup cho biết.
Nguyên nhân đột biến vẫn tiếp tục được nghiên cứu làm rõ nhưng các nhà nghiên cứu sức khỏe y tế cộng đồng cho rằng có một vài lý do cần được tính đến.
Ông Andrew Fenelon, một nhà nghiên cứu tại Ủy ban Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ đưa thông tin trong những thập niên gần đây, hút thuốc lá, nguyên nhân lớn của sự chết có thể phòng ngừa, đã đẩy sự chênh lệch lên cao như hiện nay. Những người giàu và được giáo dục dần bỏ thói quen xấu nói trên trong khi ảnh hưởng chết người của nó lại rơi ngày càng nhiều vào người nghèo, người thất học.
Nguyên nhân sự cách biệt về tuổi thọ có thể là do thói quen hút thuốc giảm mạnh ở người giàu và được giáo dục, tăng ở người nghèo và thất học Ảnh: The New York Times
Ông Fenelon đã tính toán rằng hút thuốc chiếm một phần ba đến một phần năm của khoảng cách về tuổi thọ giữa những người đàn ông có trình độ đại học và những người đàn ông chỉ có độ trung học. Đối với phụ nữ tỉ lệ là một phần tư.
Ngoài ra, gần đây việc buộc dùng thuốc theo toa cũng ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư nghèo. Các chuyên gia cho biết rất có thể nó sẽ làm trầm trọng thêm xu hướng tăng khoảng cách về tuổi thọ.
Việc bị hạn chế truy cập vào các tài khoản chăm sóc sức khỏe là lý do khiến nhiều người chết sớm ở Mỹ khiến người ta ngạc nhiên. Từ đây xuất hiện câu hỏi liệu luật chăm sóc sức khỏe của Tổng thống Obama - làm giảm mạnh số người Mỹ không có bảo hiểm y tế từ năm 2014 - có giúp giảm bớt sự chênh lệch năm sống hay không.
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng khoảng cách tuổi thọ của người Mỹ bắt đầu mở rộng từ khoảng 40 năm trước đây, khi sự bất bình đẳng thu nhập bắt đầu phát triển. Elizabeth H. Bradley, một giáo sư về sức khỏe cộng đồng tại đại học Yale, khẳng định bất bình đẳng kinh tế và xã hội “là những điều mà y học công nghệ cao không thể giúp sửa chữa”.
Christopher J. L. Murray, giám đốc của Viện đánh giá và Y ở Seattle cho biết dù khoa học, y học phát triển nhưng “không phải tất cả mọi người được chia sẻ trong sự thịnh vượng và tiến bộ như vậy”.
Kết quả sức khỏe kém của người Mỹ có thu nhập thấp đã kéo vị trí Mỹ xuống phần thấp nhất trong bảng xếp hạng tuổi thọ giữa các nước giàu dù tuổi thọ của top người Mỹ giàu nhất chỉ xếp sau Nhật và Iceland. "Thật đáng xấu hổ", giáo sư Bradley nói.