"Chữ viết bảo mật thời 4.0": Những tiết lộ bất ngờ từ tác giả

Ngày 20/05/2020 16:45 PM (GMT+7)

Theo lời anh Kiều Trường Lâm thì anh đã mày mò nghiên cứu ròng rã 10 năm trời để cho ra bộ "Chữ viết bảo mật thời 4.0". Chữ viết mới nhằm mục đích ứng dụng trong lĩnh vực bảo mật thông tin, trang trí và lĩnh vực thiết kế.

Mới đây, tác giả bộ chữ “chữ Việt Nam song song 4.0" – anh Kiều Trường Lâm vừa giới thiệu công trình nghiên cứu chữ viết khác với tên gọi "Chữ viết bảo mật thời 4.0". Đây là công trình chữ viết do một mình ông Lâm là tác giả, là kết quả của 10 năm nghiên cứu.

amp;#34;Chữ viết bảo mật thời 4.0amp;#34;: Những tiết lộ bất ngờ từ tác giả - 1

Tác giả Kiều Trường Lâm vừa giới thiệu "Chữ viết bảo mật thời 4.0"

Trao đổi với báo Tổ quốc, anh Lâm cho biết, chữ viết mới được anh bắt đầu nghiên cứu từ năm 2001 và hoàn thiện vào năm 2011. "Mình bắt đầu nghiên cứu "Chữ viết bảo mật thời 4.0" vào học kỳ I đang học tại lớp 10A6 tại trường THPT Hòa Phong, Tây Hoà, Phú Yên. Sau khi kết thúc phần nghiên cứu ký hiệu dấu cho Chữ Quốc ngữ. Thời điểm đó mình đang tự học và nghiên cứu tiếng Hàn Quốc và thấy tiếng Hàn có cấu trúc rất hay.

amp;#34;Chữ viết bảo mật thời 4.0amp;#34;: Những tiết lộ bất ngờ từ tác giả - 2

  amp;#34;Chữ viết bảo mật thời 4.0amp;#34;: Những tiết lộ bất ngờ từ tác giả - 3

"Chữ viết bảo mật thời 4.0"

Sau đó mình nảy sinh ra chủ ý sáng tạo cho tiếng Việt một chữ viết mới. Từ đó, mình bắt đầu tự vẽ ra chữ mới áp dụng cho tiếng Việt, sử dụng nhiều kiến thức hình học không gian để tự vẽ, tự thiết kế, tính toán từng góc cạnh để cho ra một bộ chữ viết mới”. 

“Tuy chữ mới này nhìn khá giống chữ Hàn nhưng không phải chữ Hàn. Mình thiết kế ra 90% chữ cái mới hoàn toàn phù hợp với phát âm tiếng Việt. Còn 10% ứng dụng từ chữ Hàn. Trải qua 10 năm nghiên cứu thì chữ viết mới này ra đời", anh Kiều Trường Lâm chia sẻ.

Anh Lâm cho biết, chữ viết mới nhằm mục đích ứng dụng trong lĩnh vực bảo mật thông tin, trang trí và lĩnh vực thiết kế. So với "chữ Việt Nam song song 4.0" thì "Chữ viết bảo mật thời 4.0" có độ khó cao hơn vì phải tự vẽ sao cho đọc được, ngoài ra kết hợp sử dụng hình học không gian để đo góc cạnh chữ viết.

Tác giả khẳng định, bộ chữ bảo mật thời 4.0 này không liên quan đến bộ chữ Quốc ngữ, đây chỉ là sáng tạo và đam mê nghiên cứu ngôn ngữ của cá nhân.

Về tính ứng dụng, tác giả cho biết, bộ chữ hiện mới chỉ được giới thiệu đến bạn bè, chưa có thử nghiệm thực tế. Bản thân anh Lâm sử dụng trong việc mã hoá thông tin kinh doanh của gia đình hàng ngày.

"Bên thiết kế cho rằng "Chữ viết bảo mật thời 4.0" của tôi rất đẹp và có tính khả thi cao. Một người bạn làm ngành này còn ngỏ ý muốn xin chữ viết của tôi để áp dụng vào font chữ trên máy tính", ông Lâm tự hào chia sẻ với VTC News.

Tác giả Kiều Trường Lâm hiện đang tiến hành thủ tục xin bản quyền cho công trình nghiên cứu thứ 2 của mình và sẽ mất khoảng 3 tháng.

"Hiện tại mình chưa thể công bố toàn bộ nghiên cứu "Chữ viết bảo mật thời 4.0" tới độc giả. Khi có bản quyền mình sẽ chính thức công bố mọi điều từ quy tắc viết đến cách phát âm, tất tật những vấn đề xoay quanh chữ viết mới này.

Mình rất mong chữ mới nhận được sự yêu thích từ độc giả cả nước. Đồng thời mình cũng rất sẵn lòng được lắng nghe các ý kiến, đóng góp của mọi người để hoàn thiện chữ viết mới", tác giả chia sẻ với báo Tổ quốc. 

amp;#34;Chữ viết bảo mật thời 4.0amp;#34;: Những tiết lộ bất ngờ từ tác giả - 4

Bài thơ Sóng của nữ sĩ Xuân Quỳnh được viết theo "Chữ Việt Nam song song 4.0"

Cách đây hai tháng, tác giả này cũng từng công bố bộ “chữ Việt Nam song song 4.0" gây nhiều làn sóng tranh cãi và phản đối từ dư luận xã hội.

Bộ chữ được Cục bản quyền tác giả, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cấp giấy chứng nhận bản quyền. 

Theo thông cao phát đi ngày 8/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết cả Chính phủ và Bộ không có chủ trương thay đổi chữ viết tiếng Việt. 

amp;#34;Chữ viết bảo mật thời 4.0amp;#34;: Những tiết lộ bất ngờ từ tác giả - 5

Bộ chữ được Cục bản quyền tác giả, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cấp giấy chứng nhận bản quyền. 

Theo VnExpress, tác phẩm này được tác giả nghiên cứu trong 27 năm, là bộ chữ Việt chỉ sử dụng 26 chữ cái La-tinh. Một số phụ âm và nguyên âm cùng một số vần ghép đã được quy ước lại để tạo ra một chữ viết nhanh như 'f' thay cho 'ph', 'w' thay cho 'ng' và 'ngh', 'uyêt' thay bằng 'yd', 'yêt' thay bằng "id".

Bộ chữ cũng sử dụng 18 chữ cái La-tinh để thay thế các dấu thanh và dấu phụ cho chữ Quốc ngữ, ví dụ 'j' thay dấu sắc, 'l' thay dấu huyền, 'z' thay dấu hỏi', 's' thay dấu ngã, 'r' thay dấu nặng.

Nhóm tác giả cho rằng "Chữ Việt Nam song song 4.0" có tính ứng dụng cao khi gõ máy tính và nhắn tin SMS qua điện thoại di động, giúp tránh gây hiểu nhầm và tạo sự thống nhất cho chữ không dấu. 

Ngoài ra, đây là công cụ viết nhanh, tiết kiệm được nhiều thời gian. Nhóm tác giả khẳng định đây chỉ là công trình chữ viết song song, không phải công trình thay thế chữ Quốc ngữ. Tuy nhiên, nó vẫn vấp phải nhiều ý kiến phản đối từ dư luận.

Cha đẻ bộ Chữ Việt Nam song song 4.0: Dân mạng ném đá, giễu cợt, trêu chọc rất nhiều
Ông Kiều Trường Lâm - cha đẻ bộ "Chữ Việt Nam song song 4.0" mới được nhận bản quyền tác giả. Ông cho hay, những ngày qua bị dân mạng ném đá, giễu...
Theo Minh Lan
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h