Cô gái 28 tuổi làm nghề thiết kế trải nghiệm người dùng, tiết lộ nghề "hái ra tiền" nhưng cũng nhiều vất vả

Bùi Anh - Ngày 02/11/2023 12:00 PM (GMT+7)

Về thu nhập của nghề thiết kế trải nghiệm người dùng, Ngọc Huỳnh không ngại chia sẻ công việc này so với các nghề khác có mức thu nhập cao và ổn định hơn.

Nhắc đến nghề Designer (thiết kế), đa số mọi người thường nghĩ ngay đến công việc mang tính sáng tạo, thẩm mỹ cao, người làm nghề thường có phong cách tự do..., nhưng thực tế công việc cụ thể là gì, khó khăn ra sao hẳn còn xa lạ đối với nhiều người.

Cô gái 28 tuổi làm nghề thiết kế trải nghiệm người dùng, tiết lộ nghề amp;#34;hái ra tiềnamp;#34; nhưng cũng nhiều vất vả - 1

Ngọc Huỳnh (SN 1995, quê Hưng Yên) – có 7 năm kinh nghiệm làm thiết kế cho biết, hoạt động thiết kế xuất hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau, như kiến trúc, nội thất, thời trang, công nghệ… Hiện tại, cô nàng làm tại mảng công nghệ - UI/UX designer, tức thiết kế giao diện/trải nghiệm người dùng.

Đây là công việc khá lạ lẫm đối với nhiều người, thường được coi là một công việc nhưng thực chất lại là sự kết hợp của nhiều công việc, có mối quan hệ mật thiết và ràng buộc lẫn nhau. UI – User Interface, tức giao diện người dùng là công việc liên quan đến cách mà một ứng dụng hoặc trang web hiển thị và cách người dùng tương tác với nó. Nhiệm vụ của nó bao gồm: Thiết kế giao diện người dùng, màu sắc và hình ảnh, cấu trúc trang và đảm bảo sự thống nhất.

Còn UX – User Experience, tức trải nghiệm người dùng liên quan đến cảm nhận toàn diện của người dùng khi họ tương tác với sản phẩm. Nó có nhiệm vụ: Nghiên cứu người dùng, thiết kế trải nghiệm và kiểm thử và đánh giá”, Ngọc Huỳnh giải thích cụ thể về công việc đang làm việc.

Cô gái 28 tuổi làm nghề thiết kế trải nghiệm người dùng, tiết lộ nghề amp;#34;hái ra tiềnamp;#34; nhưng cũng nhiều vất vả - 2

Công việc tại công ty của cô nàng rất đơn giản dù được chia thành nhiều kiểu nhỏ, được tiếp xúc với tệp khách hàng đa dạng. Cô nói: “Mình đang làm cho công ty của Nhật nên khách hàng chủ yếu đến từ đất nước mặt trời mọc, thi thoảng cũng có khách Âu – Việt. Ngoài thành thạo nghề, mình còn phải biết nắm bắt tâm lý, hiểu nhu cầu của khách hàng”.

Cô gái 28 tuổi làm nghề thiết kế trải nghiệm người dùng, tiết lộ nghề amp;#34;hái ra tiềnamp;#34; nhưng cũng nhiều vất vả - 3

Ngọc Huỳnh không trực tiếp trò chuyện, trao đổi với khách hàng. Cô nàng thường thông qua bên thứ ba – kỹ sư cầu nối để nhận thông điệp của khách, cố gắng hiểu xem họ cần gì với mục tiêu ra sao. Từ đó, cô nàng sẽ đưa ra chiến lược rõ ràng nhằm hấp dẫn khách, thuyết phục họ đồng ý “xuống tiền”.

Mình nhận thấy khách hàng dù thuộc châu nào đi chăng nữa cũng đòi hỏi rất cao, không phải cứ trình kế hoạch xong xuôi là chốt. Ví dụ mình lập dự án cho khách hàng không có nền tảng công nghệ, họ chỉ đưa ra duy nhất yêu cầu với nội dung rất chung chung. Có nghĩa mình và đồng nghiệp không có căn cứ để triển khai.

Khi ấy chúng mình đành phải bám sát một yêu cầu để đưa ra ý tưởng xây dựng sản phẩm. Quá trình này cần có sự liên kết chặt chẽ giữa 3 bộ phận: kỹ sư cầu nối, kiểm thử phần mềm và thiết kế. Thậm chí toàn bộ nhân lực phải cùng bàn luận để đưa ra phương án “hợp lòng” khách hàng”, Ngọc Huỳnh cho hay.

Khi khách hàng đồng ý với phương án thiết kế, nhóm của Ngọc Huỳnh bắt đầu bắt tay triển khai thiết kế theo hướng đó. Tất cả vừa làm vừa gửi cho khách hàng xác nhận từng khâu một. Lúc đó họ không ưng khâu nào sẽ phải sửa lại đến khi nào xong xuôi thì thôi.

Cô gái 28 tuổi làm nghề thiết kế trải nghiệm người dùng, tiết lộ nghề amp;#34;hái ra tiềnamp;#34; nhưng cũng nhiều vất vả - 4

Hiện tại thị trường đã thay đổi nhiều so với nhiều năm trước. Nếu xưa chúng mình nhận tự án có số liệu cụ thể do khách hàng cung cấp thì công việc chủ yếu là phân tích làm rõ vấn đề rồi triển khai.

Còn bây giờ chúng mình sẽ nhận yêu cầu chung chung rồi tự phân tích, tự tạo số liệu và đưa ra phương án. Sau đó chúng mình đưa khách hàng kiểm tra, đề xuất, chỉnh sửa dần dần.

Nó giống như một chuỗi xoay vòng, xong bước nào mới nhẹ nhõm được bước đó, chứ không hi vọng sẽ hoàn thành công việc sớm. Bởi nó là dự án về sản phẩm công nghệ nên không chỉ là sự ưng ý của khách hàng về thiết kế là xong, còn cần đảm bảo các yếu tố khác, gồm: tính khả dụng, khả năng tương tác, tính thẩm mỹ, bố cục... Vì thế chúng mình thường nói giỡn với nhau rằng để đi được tới UI cần phải trải qua hàng chục kiếp nạn”, Ngọc Huỳnh chia sẻ.

Thi thoảng, cô gái Hưng Yên có tham gia vào dự án khách hàng cung cấp thông số kỹ thuật, chỉ việc phải làm việc theo tài liệu. Lúc đó nhóm của cô nàng chủ yếu tập trung làm UI đẹp và hợp lý. Khi ấy khách sẽ nhanh chóng chốt bản demo.

Với cô nàng, dự án kiểu này sẽ tốn ít thời gian cũng như chất xám của nhân lực. Thậm chí người làm sẽ thoải mái tư tưởng, liên tục sáng tạo cho ra sản phẩm ưng ý nhất.

Cô gái 28 tuổi làm nghề thiết kế trải nghiệm người dùng, tiết lộ nghề amp;#34;hái ra tiềnamp;#34; nhưng cũng nhiều vất vả - 5

Nhắc đến khó khăn khi làm nghề, Ngọc Huỳnh cười: “Mình nghĩ nghề nào cũng có khó khăn riêng mà chỉ người trong cuộc mới thấu hiểu. Và cái khó của nghề thiết kế chắc chắn xảy ra trong quá trình làm việc.

Designer là người chịu trách nhiệm cho giai đoạn đầu của mọi dư án nên áp lực phần lớn tập trung trong thời gian này. Mình nhớ có đợt khách không biết bản thân muốn gì khi xây dựng ứng dụng nhưng vẫn thúc giục nhóm mình “cứ làm đi, kiểu gì cũng được”. Chúng mình lên ý tưởng, bắt tay làm cả tháng trời thì khách từ chối, chê lên chê xuống. Vậy là cả nhóm lại thức đêm để hoàn thành sản phẩm đúng tiến độ.

Bởi vậy ngay từ đầu mình đã nói công việc này cần nắm bắt được tâm lý khách hàng muốn gì. Khi ấy làm việc dễ dàng hơn rất nhiều”.

Cô gái 28 tuổi làm nghề thiết kế trải nghiệm người dùng, tiết lộ nghề amp;#34;hái ra tiềnamp;#34; nhưng cũng nhiều vất vả - 6

Ngọc Huỳnh còn thường xuyên gặp tình cảnh khách liên tục giục hoặc đưa ra yêu cầu “mai phải có bản thiết kế”. Cô cố gắng làm để gửi cho họ duyệt nhưng sau đó chẳng thấy tăm hơi đâu.

Vài tuần sau, khách bất ngờ xuất hiện từ chối nhận bản thiết kế với lý do “không thích” rồi yêu cầu ngày mai phải nộp bản mới. Cô lại tiếp tục sửa lại theo đúng yêu cầu của "thượng đế".

Mình gửi lại chẳng thấy họ phản hồi, phải hồi hộp chờ đợi xem phàn hồi như thế nào mới có thể ăn ngon ngủ yên được. Song cái nghề này cũng gặp khách hàng đáng yêu lắm. Họ tôn trọng người thiết kế, thấy ổn là chốt. Mình luôn trân trọng điều đó và coi là động lực để tiếp tục cống hiến cho nghề”, Ngọc Huỳnh bộc bạch.

Về thu nhập của nghề thiết kế, cô gái 28 tuổi không ngại cho biết công việc này so với các nghề khác có mức thu nhập cao - ổn định hơn. Đặc biệt nó ít chịu ảnh hưởng của nền kinh tế đang suy thoái. Cô nàng nói: “Tổng thu nhập của mình rơi khoảng 27-29 triệu đồng/tháng. Chúng mình từng lo ngại khi thấy thị trường việc làm biến động theo chiều hướng đi xuống, hàng trăm nghìn người thất nghiệp. May mắn công ty vẫn có lượng khách ở khắp mọi nơi trên thế giới, vì thế chúng mình chưa bị cắt giảm bất cứ chế độ gì”.

Cô gái 28 tuổi làm nghề thiết kế trải nghiệm người dùng, tiết lộ nghề amp;#34;hái ra tiềnamp;#34; nhưng cũng nhiều vất vả - 7

Cô gái Lạng Sơn được cha đặt cho cái tên giống hệt con trai, lý do rất đơn giản: Hay thì đặt!
Cô gái tâm sự: “Nếu em giới thiệu họ tên thông qua mạng xã hội, ai cũng ngỡ em có giới tính nam. Còn em gặp trực tiếp mọi người, họ sẽ ngỡ em đùa vui...

Những họ tên độc lạ

Theo Bùi Anh
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chuyện nghề