Trong chương trình giám định kho báu, một người phụ nữ xinh đẹp đã mang của hồi môn của bà cố đến định giá. Chuyên gia vừa nhìn đã hốt hoảng hỏi cô có mang theo gia phả không.
Trong các triều đại nhà Minh và nhà Thanh, người ta chú ý nhiều hơn đến các vật liệu được sử dụng trong đồ trang sức, kỹ thuật chạm nổi và chạm khắc trở nên phổ biến và kỹ thuật khảm được sử dụng thường xuyên hơn trong đồ trang sức. Vì trang sức đã được phụ nữ ưa chuộng từ hàng ngàn năm nay nên từ xa xưa, trang sức là của hồi môn phổ biến nhất đối với phụ nữ.
Cô gái mang chiếc mũ là của hồi môn của bà cố nội đi thẩm định
Mới đây, trong một tập của chương trình thẩm định kho báu ở Trung Quốc, một cô gái xinh đẹp đã mang của hồi môn của bà cố nội đến nhờ các chuyên gia định giá. Đó là một chiếc mũ đội đầu của người Mông Cổ. Nó được bao phủ bởi những món đồ trang trí bằng bạc và ở giữa khảm một hạt san hô màu đỏ rất đẹp.
Vì cô gái trực tiếp đội chiếc mũ lên đầu nên khi vừa xuất hiện trên sâu khấu, tất cả khán giả đều reo hò vì thích thú. Cô gái này cho biết, chiếc mũ này vốn là vật sở hữu của cung đình, là của hồi môn của bà cố cô để lại và được lưu truyền từ đời này sang đời khác giống như một vật gia truyền của gia đình.
Các chuyên gia cũng vô cùng phấn khích khi nhìn thấy chiếc mũ đội đầu này. Dựa vào kinh nghiệm thẩm định bảo vật phong phú của mình, vị chuyên gia đoán đây là bảo vật vô giá.
Lúc lên sân khấu, cô đội chiếc mũ lên đầu khiến khán giả và các chuyên gia cảm thấy phấn khích
Hơn nữa, chiếc mũ đội đầu này được bảo quản khá tốt, không hề hư hại, chứng tỏ nó đã được giữ gìn rất cẩn thận. Khi nghe cô gái nói đây là đồ vật của cung điện, chuyên gia càng phấn khích. Bởi những đồ xuất hiện trong cung đa số đều là đồ giá trị.
Vị chuyên gia thẩm định nhanh chóng hỏi cô gái gia phả của cô thế nào. Cô gái nói rằng mình không mang theo gia phả, tổ tiên của cô cũng không phải là quý tộc. Chỉ vì thời nhà Thanh, ông cố của cô từng làm quan trong phủ đế vương nên cô may mắn có được chiếc mũ đội đầu này. Ông cố đã tặng chiếc mũ cho vợ và từ đó chiếc mũ được lưu truyền như một vật gia truyền của gia đình cô.
Cô gái tiết lộ, ông cố của cô từng làm quan trong phủ đế vương nên cô may mắn có được chiếc mũ đội đầu này
Sau đó chuyên gia nói với cô gái rằng, đây là một chiếc mũ vô cùng quý giá. Trước hết, tay nghề của người làm ra nó vô cùng tinh xảo. Những bông hoa trên mũ được làm từng lớp một. Thay vì là bông hoa nguyên khối, chúng trở nên sống động như không gian ba chiều. Thứ hai, chiếc mũ này thực chất còn chưa hoàn chỉnh. Chiếc mũ nguyên bản nhất phải có lông vũ màu xanh lam phù hợp với thẩm mỹ của xã hội thời bấy giờ.
Nhưng ngay khi không có lông vũ màu xanh đó, chiếc mũ này vẫn còn giá trị. Bởi khảm san khô trên mũ là vô giá. Quan sát hình dáng bên ngoài của hạt san hô này, các chuyên gia tin rằng phải mất ít nhất 500 năm mới có thể có được một loại san hô tinh xảo như vậy. Vì đây là loại san hô cực kì hiếm. Vì vậy trên thị trường hiện nay, giá trị của nó lên tới cả triệu tệ.
Các chuyên gia cho biết chiếc mũ này vô cùng có giá trị bởi khảm san khô trên mũ là vô giá
Sau khi nghe kết quả thẩm định của chuyên gia, cô gái rất vui mừng và sốc trước giá trị của chiếc mũ này. Cô cảm động trước truyền thống giữ gìn của cha ông. Cuối cùng, cô trở về nhà với nụ cười mãn nguyện và chiếc mũ trên tay.