Cô giáo khiếm thính truyền lửa cho bao thế hệ học sinh: “Vì từng trải qua bão dông nên muốn cầm ô che cho người khác”

Bảo Bảo - Ngày 07/01/2025 01:01 AM (GMT+7)

Cô tuy không nghe thấy âm thanh, nhưng lại khắc những lời nói cảm động nhất vào tâm hồn của các em học sinh. Cô tuy sống trong hoàn cảnh khó khăn, nhưng đã không ngừng nỗ lực giúp đỡ vô số gia đình người khiếm thính.

Con đường tự cường của một người khiếm thính

"Vì bản thân từng trải qua những cơn mưa dông nên tôi luôn muốn che ô cho người khác".

Sinh năm 1979 tại Ngạc Châu, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, cô Liu Li từ nhỏ đã được gửi đi nuôi. Vào những năm 1980, Ngạc Châu chưa có trường dành cho người khiếm thính, Liu Li buộc phải đến trường khiếm thính Hoàng Thạch ở thành phố lân cận để học và phải ở nội trú cả học kỳ.

Mỗi khi Chủ nhật đến, cả khuôn viên trường rộng lớn chỉ có mình Liu Li cô đơn lẻ loi. Không chịu nổi nỗi sợ hãi khi ở một mình và nỗi nhớ nhà, dựa vào trí nhớ, cô đã đi bộ dọc theo đường ray tàu hỏa từ Hoàng Thạch về Ngạc Châu. Cô đi qua vùng ngoại ô, băng qua các đường ray, ra khỏi ga Ngạc Châu, rồi chạy về nhà ở sườn đồi phía Tây. Cô bé mới học tiểu học đã đi từ 4 giờ chiều đến 11 giờ đêm mới về đến nhà. Sự kiên trì và bền bỉ đã thể hiện rõ trong cô từ khi còn nhỏ.

Ở trường tiểu học, Liu Li thậm chí còn không có quần áo để thay. Khi biết được điều này, cô giáo chủ nhiệm Li Qianying đã đưa cô về nhà mình vào cuối tuần, mua quần áo mới và đãi cô học trò nhỏ những món ăn ngon.

Từng trải qua nhiều khó khăn và nhận được sự giúp đỡ từ các thầy cô, cô Liu Li muốn lan tỏa tình yêu thương tới những người khiếm thính khác.

Từng trải qua nhiều khó khăn và nhận được sự giúp đỡ từ các thầy cô, cô Liu Li muốn lan tỏa tình yêu thương tới những người khiếm thính khác. 

Khi Liu Li lên cấp 2, cô giáo Chen Juxiang đã dùng lời nói và ký hiệu bằng tay để giảng bài, tạo ra sự hứng thú học tập rất lớn cho Liu Li. Cô Chen thường kể cho các học sinh nghe những câu chuyện về những người khiếm thính thành công, khuyến khích các em chăm chỉ, nỗ lực tiến về phía trước.

Năm thứ 2 trung học, cha mẹ Liu Li ly hôn, học phí của cô do cậu và cô ruột trả. Biết gia đình của cô, cậu cũng không mấy khá giả, Liu Li mỗi khi có thời gian đều đi nhặt chai nhựa và phế liệu bên ngoài trường học để kiếm thêm chút tiền phụ giúp. Thậm chí, đã có lúc cô nảy sinh ý định bỏ học.

Những cú sốc từ việc gia đình tan vỡ và áp lực kinh tế khiến Liu Li rơi vào trạng thái chán nản. Chính cô giáo Chen là người đã xin nhà trường miễn giảm học phí cho cô. Đồng thời, qua việc trò chuyện và tâm sự, cô Chen đã giúp học sinh của mình vượt qua giai đoạn khó khăn, tập trung vào việc ôn thi và đã đỗ đại học.

Trong suốt thời gian học đại học, 2 cô giáo chủ nhiệm đã lần lượt xin cho Liu Li suất ăn cho sinh viên nghèo và công việc làm thêm. Điều này đã giúp cô hoàn thành tốt việc học của mình.

Dùng hết sức mình để hàn gắn những khoảng trống trong thế giới của người khiếm thính

"Trong quá trình trưởng thành, tôi rất may mắn khi gặp được nhiều thầy cô tốt giúp đỡ, đỗ vào đại học một cách suôn sẻ. Là một giáo viên, tôi muốn đáp lại tình yêu mà nhiều thầy cô đã dành cho mình đến những đứa trẻ có số phận giống tôi", cô gõ cẩn thận từng dòng chữ vào điện thoại.

Cô Liu Li đang hướng dẫn học sinh.

Cô Liu Li đang hướng dẫn học sinh.

Vì vậy, ngay sau khi tốt nghiệp, cô Liu Li đã đi dạy tại một trường dành cho người khiếm thính ở nơi khác. Sau đó, do mang thai sinh con, cô phải nghỉ việc. Năm 2009, với sự giúp đỡ nhiệt tình của Liên đoàn người khuyết tật thành phố Ngạc Châu, cô đã có thể quay trở lại bục giảng tại Trường Giáo dục Đặc biệt của thành phố Ngạc Châu. Khi đó, cô là giáo viên hợp đồng, đến năm 2016 thì vào được biên chế.

Hầu hết học sinh trong ngôi trường đặc biệt này là trẻ em nông thôn sống xa gia đình. Cha mẹ của các em có thể cũng bị khuyết tật, hoặc là hộ nghèo, hoặc các em do ông bà già yếu chăm sóc, việc ăn uống sinh hoạt khó tránh khỏi thiếu thốn.

Thương các em học sinh trời lạnh không có quần áo mới mặc, đồ dùng sinh hoạt cũng thiếu thốn, cô Liu Li đều tự bỏ tiền túi ra để lo liệu. Trong khi đó, những năm trước 2016, lúc cô Liu Li là giáo viên hợp đồng, mỗi tháng tiền lương của cô chỉ là 1-2 nghìn nhân dân tệ.

"Tôi nghĩ đây là đạo đức nghề nghiệp tối thiểu của một giáo viên, cũng là truyền thống lâu đời của trường chúng tôi. Những đứa trẻ khuyết tật càng cần các thầy cô và nhà trường quan tâm như gia đình", cô Liu Li chia sẻ.

Cô Liu Li cho biết, điều khiến cô cảm động nhất là sau khi tốt nghiệp, các em học sinh vẫn thường xuyên liên lạc với cô, kể cho cô nghe những băn khoăn trong học tập và công việc, đến thăm cô vào mỗi dịp Tết.

Cô Liu Li sử dụng ngôn ngữ ký hiệu để bày tỏ cảm xúc của mình.

Cô Liu Li sử dụng ngôn ngữ ký hiệu để bày tỏ cảm xúc của mình.

Suốt những năm tháng đứng trên bục giảng, cô giáo Liu Li đã dùng hết sức mình để hàn gắn những khoảng trống trong thế giới của người khiếm thính, không chỉ với học sinh mà còn với cả những người bạn cùng cảnh ngộ.

Vào ngày 26 tháng 12, trong Lễ tôn vinh những tấm gương đạo đức tiêu biểu lần thứ 9 của thành phố Ngạc Châu, câu chuyện của Liu Li đã khiến bao người cảm động. Cô đã được vinh danh là tấm gương điển hình về giúp đỡ người khác.

Cô giáo khiếm thính truyền lửa cho bao thế hệ học sinh: “Vì từng trải qua bão dông nên muốn cầm ô che cho người khác” - 4

3 chị em sinh 3 mang những cái tên đặc biệt cùng đỗ vào trường đại học danh tiếng
Mới đây, 3 chị em sinh 3 đến từ Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc đã được trao học bổng và trợ cấp, nhận sự quan tâm lớn của cộng đồng mạng.

Tin tốt sáng nay

Theo Bảo Bảo
Nguồn: [Tên nguồn]06/01/2025 23:51 PM(GMT+7)

Tin liên quan

Sáng nay (8/1), giá vàng trong nước tăng trở lại theo giá thế giới. Giá vàng nhẫn tiếp tục tăng mạnh hơn vàng miếng SJC.

Tin bài cùng chủ đề Tin tốt sáng nay