Chàng trai từng cõng người mẹ điên đến trường đại học, cuộc sống hiện tại khiến ai cũng bất ngờ

Bảo Bảo - Ngày 10/04/2024 00:00 AM (GMT+7)

Bất chấp bao khó khăn bủa vây trong cuộc sống, chàng trai ấy vẫn quyết không nhận bất kỳ sự giúp đỡ nào. Anh cho rằng, chính những đau khổ đã tôi luyện anh trở thành người mạnh mẽ và có trách nhiệm hơn.

"Chỉ đọc sách mới có thể thay đổi vận mệnh của bạn"

Liu Xiuxiang sinh năm 1988 tại một ngôi làng miền núi thuộc huyện Vọng Mô, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc. Khi anh mới 4 tuổi, cha đột ngột qua đời, mẹ anh vì quá đau buồn mà mắc chứng rối loạn tâm thần.

Những năm tháng tuổi thơ hạnh phúc và vô tư của Liu Xiuxiang nhanh chóng chấm dứt, nhưng số phận chưa hết trêu đùa khi sau đó, anh trai và chị gái của anh bỏ ra ngoài kiếm sống, mẹ anh hoàn toàn mất đi bà khả năng tự chăm sóc bản thân.

Chàng trai từng cõng người mẹ điên đến trường đại học, cuộc sống hiện tại khiến ai cũng bất ngờ - 1

Vì còn nhỏ tuổi và không có khả năng làm ruộng nên Liu Xiuxiang đã cho thuê lại đất của mình và nhận 250kg gạo mỗi năm. Gánh nặng cuộc đời đè nặng, Liu Xiuxiang từ nhỏ đã quyết tâm, chỉ có học tập mới có thể thay đổi vận mệnh của mình.

Năm 1995, Liu Xiuxiang 7 tuổi mới bắt đầu đến trường. Sau vài năm học tập chăm chỉ, anh đã đứng thứ 3 huyện trong kỳ thi tốt nghiệp tiểu học. Tuy nhiên, vì lý do tài chính, Liu Xiuxiang không thể vào trường cấp 2 tốt nhất ở huyện mà tự mình tìm một trường tư thục và được miễn học phí với kết quả đứng đầu.

"Cuộc sống này, đừng làm người khiến người khác thấy đáng thương"

Năm 2001, Liu Xiuxiang đưa mẹ lên thị trấn để học. Không có tiền thuê nhà, anh đã dựng một cái lán bằng rơm trên sườn đồi cạnh trường học, đào một cái hố ở khoảng trống trước cửa và đặt một cái niêu sắt lên làm bếp.

Để trang trải cuộc sống, Liu Xiuxiang sau giờ học sẽ đi nhặt rác và làm những công việc lặt vặt vào cuối tuần. Anh có thể kiếm được hơn 20 nhân dân tệ/tuần (70 nghìn đồng/tuần theo tỷ giá hiện nay), cùng mẹ của mình rau cháo qua ngày. Năm 2004, Liu Xiuxiang tốt nghiệp và được nhận vào trường cấp 3 số 1 huyện An Long.

Khi đến An Long để học, Liu Xiuxiang chỉ có hơn 600 nhân dân tệ (2 triệu đồng), số tiền anh kiếm được trong kỳ nghỉ hè khi làm thêm trong nhà máy thủy điện. Nhưng số tiền này không đủ để anh thuê một căn phòng. Trong cơn tuyệt vọng, Liu Xiuxiang đã thuê chuồng lợn của một gia đình nông dân với giá 200 nhân dân tệ/năm làm chỗ che mưa che nắng cho hai mẹ con.

Năm 2007, anh tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học nhưng số phận lại một lần nữa trêu đùa anh. Một tuần trước kỳ thi, do cơ thể suy nhược trong thời gian dài cộng thêm căng thẳng, Liu Xiuxiang đổ bệnh và thi trượt.

Liu Xiuxiang đã rất tuyệt vọng, thậm chí muốn bỏ cuộc cho đến khi xem lại cuốn nhật ký của mình có một câu: “Khi bạn than phiền không có giày để mang, hãy nhớ có người không có chân để đi giày."

"So với những đứa trẻ mồ côi ngoài kia, ít nhất tôi vẫn còn mẹ. Dù mẹ không thể nuôi nấng hay chăm sóc tôi, nhưng chỉ cần còn mẹ, tôi vẫn còn gia đình", Liu Xiuxiang nhớ lại.

Anh quyết định tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học một lần nữa. Tháng 8/2007, Liu Xiuxiang đã thuyết phục thành công hiệu trưởng của một trường tư thục nhận anh vào trường để học lại. Mùa hè năm 2008, anh vượt qua kỳ thi thành công và được nhận vào trường Cao đẳng Sư phạm Lâm Nghi (nay là Đại học Lâm Nghi). Ngày nhận được thông báo, anh đã ôm mẹ vào lòng và khóc như một đứa trẻ.

Chàng trai từng cõng người mẹ điên đến trường đại học, cuộc sống hiện tại khiến ai cũng bất ngờ - 2

Thế nhưng, học phí và chi phí đi lại tiếp tục trở thành nỗi lo của Liu Xiuxiang quyết định. Bất chấp những khó khăn đặt ra trước mắt, chàng trai ngoan cường này vẫn kiên định với con đường của mình.

Tháng 8/2008, câu chuyện của Liu Xiuxiang bắt đầu được giới truyền thông phát hiện và chú ý. Đại học Sư phạm Lâm Nghi đã sắp xếp cho hai mẹ con anh chỗ cũng như một vị trí vừa học vừa làm cho Liu Xiuxiang.

Sau đó, nhiều mạnh thường quân và công ty đã tiếp cận Liu Xiuxiang, bày tỏ ý sẵn sàng giúp đỡ. Thế nhưng chàng trai này đã từ chối tất cả. Liu Xiuxiang cho rằng cuộc đời của một người không nên khiến người khác cảm thấy đáng thương mà phải khiến người ta cảm thấy đáng mến và đáng ngưỡng mộ.

Sau khi vào đại học, Liu Xiuxiang vừa học vừa làm, giúp đỡ rất nhiều hoàn cảnh khó khăn khác. Anh gửi một phần thu nhập từ công việc bán thời gian của mình về Quý Châu để hỗ trợ việc học hành của 3 người em mà anh đã gặp trong những ngày còn đi nhặt rác.

“Chìa khóa của giáo dục là sự thức tỉnh”

Năm 2012, Liu Xiuxiang chuẩn bị tốt nghiệp đại học thì nhận được cuộc gọi từ quê nhà. Một người em anh gặp khi đi nhặt rác nói rằng không muốn học nữa và chuẩn bị kết hôn. Điều này khiến anh cảm thấy không khỏi bàng hoàng và buồn bã. Anh quyết định về quê dạy học.

"Tôi muốn mang đến một số thay đổi cho mảnh đất này", Liu Xiuxiang nói.

Chàng trai từng cõng người mẹ điên đến trường đại học, cuộc sống hiện tại khiến ai cũng bất ngờ - 3

Sau khi trở về quê hương, Liu Xiuxiang trở thành giáo viên trung học. Anh chủ động xin đảm nhận công việc chủ nhiệm một lớp khối 10 có thành tích kém nhất trường. Sau 3 năm đồng hành, lớp của anh đã có bước tiến ngoạn mục khi toàn bộ 47 học sinh đều đỗ đại học.

"Tôi muốn nói với các học trò của mình rằng, đừng đánh giá thấp sức mạnh của ước mơ. Đây là cách mà giáo viên của chúng đã có được ngày hôm nay”, Liu Xiuxiang nói.

Năm 2018, anh được bổ nhiệm làm phó hiệu trưởng trường trung học thực nghiệm huyện Vọng Mô. Theo quan điểm của Liu Xiuxiang, chìa khóa của giáo dục nằm ở việc thức tỉnh: “Ngoài việc đánh thức học sinh, chúng ta cũng phải đánh thức sự chú ý của xã hội”.

Liu Xiuxiang đi đến nhiều nơi để phát biểu và dùng hành động của mình để khuyến khích mọi người theo đuổi ước mơ của mình.

"Tôi rất vui vì mình đã không trở thành gánh nặng cho xã hội và có cơ hội nhận ra giá trị của bản thân."

Liu Xiuxiang nói rằng, đau khổ đã khiến anh mạnh mẽ và trở thành con người có trách nhiệm hơn.

Chàng trai từng cõng người mẹ điên đến trường đại học, cuộc sống hiện tại khiến ai cũng bất ngờ - 4

Nữ tỷ phú đi lên từ rửa bát thuê, khởi nghiệp ở lề đường với vỏn vẹn 7 triệu đồng tiền vốn
Người phụ nữ được mệnh danh giàu nhất Quảng Châu, Trung Quốc kiếm được những đồng tiền đầu tiên từ công việc rửa bát thuê, sau đó bắt đầu sự nghiệp...

Tin tốt sáng nay

Theo Bảo Bảo
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tốt sáng nay