Công chúa Việt có số phận bi thương: Không cưới được người mình yêu, xuất gia làm ni cô

K.T - Ngày 03/08/2021 16:25 PM (GMT+7)

Chuyện công chúa lén lút gặp lại người yêu cũ lần nữa bị phát giác. Vua Trần Nhân Tông buộc khuyên chị gái xuất gia để tránh điều tiếng lẫn giữ thể diện cho triều đình.

Thiên Thụy công chúa là con gái của vua Trần Thánh Tông, chị gái hoàng đế Trần Nhân Tông. Chính sử không ghi rõ mẹ của bà là ai nhưng nhiều sử gia cho rằng bà là con gái của Nguyên Thánh Thiên Cảm hoàng hậu Trần thị. Song theo một số huyền tích, bà lại là con của vua Trần Thánh Tông và cung phi Ngọc Lan.

Không cưới được người mình yêu thương

Tương truyền, Thiên Thụy công chúa sở hữu nhan sắc vô cùng xinh đẹp, dịu dàng và biết cư xử trên dưới. Bởi vậy bà được vua cha cưng chiều hết mực.

Lúc này tướng Trần Khánh Dư lập công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược lần thứ I nên vua Trần Thánh Tông đã nhận làm con nuôi. Ông được tự do ra vào cung cấm rồi nảy sinh tình cảm với Thiên Thụy. Cả hai bắt đầu mối tình say đắm khiến quan võ trong triều ngưỡng mộ và hi vọng sẽ đi đến cái kết viên mãn.

Ngờ đâu, Trần Quốc Nghiễn – con trai Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn cũng say mê vẻ đẹp và con người Thiên Thụy. Dù Hưng Đạo vương biết Thiên Thụy đã có người thương nhưng vẫn lấy uy thế của mình xin cưới công chúa cho con trai. Bấy giờ vua không dám từ chối “thỉnh cầu” của người đang là trụ cột của triều định nên hứa gả.

Thiên Thụy công chúa sở hữu nhan sắc vô cùng xinh đẹp, dịu dàng và biết cư xử trên dưới. (Ảnh minh họa)

Thiên Thụy công chúa sở hữu nhan sắc vô cùng xinh đẹp, dịu dàng và biết cư xử trên dưới. (Ảnh minh họa)

Thuận Thụy hay tin đã không đồng ý nhưng thất bại, phải bước lên kiệu hoa, về làm vợ của Trần Quốc Nghiễn. Tuy nhiên bà vẫn lén lút gặp Trần Khánh Dư rồi bị phát giác. Bấy giờ Trần Nhân Tông vừa sợ cha con Hưng Đạo vương nổi giận, vừa thương chị gái, tiếc người tài nên quyết định vờ ban lệnh đánh chết Trần Khánh Dư rồi xuống chiếu đoạt hết quan tước, tịch thu tài sản. Còn Thiên Thụy công chúa phải lui về cung, không còn quan hệ với Quốc Nghiễn.

Năm 1982, quân Nguyên Mông xâm lược nước ta lần II, vua Trần Nhân Tông mở hội nghị bàn kế chống giặc. Tại bến Bình Than, ông bất chợt trông thấy Trần Khánh Dư chèo chiếc thuyền lớn chở đầy than củi đi qua. Vua mừng rỡ sai người đuổi theo rồi mời lại về triều và phong làm phó đô tướng quân, quản một cánh quân chuẩn bị đánh giặc.

Trớ trêu, Thuận Thụy và Khánh Dư khi có cơ hội gặp nhau liền quấn quýt không rời. “Rốt cuộc, Khánh Dư vẫn không sửa được lỗi lầm cũ”, chính sử ghi chép.

Tranh vẽ Trần Khánh Dư.

Tranh vẽ Trần Khánh Dư.

Xuống tóc đi tu

Chuyện công chúa lén lút gặp lại người yêu cũ lần nữa bị phát giác. Vua Trần Nhân Tông buộc khuyên chị gái xuất gia để tránh điều tiếng lẫn giữ thể diện cho triều đình. Năm 1284, Thiên Thụy chôn chặt mối tình oan nghiệt, khoác lên mình bộ áo vải ni cô và chuyên tu tâm tại một am nho ở ven sông Văn Úc (nay là Đồ Sơn).

Tại đây, bà vừa tu vừa mở chợ cho dân buôn bán, lập điền trang cấy cày, thu dân từ nơi khác về sinh sống. Bà thường xuyên làm việc thiện, cứu đói dân nghèo, xin miễn giảm thuế...

Năm 1285,  để tìm cách hoãn binh với quân Nguyên Mông, triều đình dự định cử người sang gặp Thoát Hoan cầu hòa. Ngoài các lễ vật, Thiên Thụy công chúa được chọn dâng cho Thoát Hoan để cầu thân. Tuy nhiên bà kiên quyết phản đối, vua phải cho bà trở về chốn tu hành.

Trong thời gian này, bà trồng một cây gạo với ước nguyện nhân dân lo đủ, thóc gạo dồi dào. Sau bà trở thành ni sư nổi tiếng, pháp danh Thiền Đức đại ni.

Đền Mõ, nơi thờ công chúa Thiên Thụy.

Đền Mõ, nơi thờ công chúa Thiên Thụy.

Cuối năm 1308, Thiên Thụy ốm nặng, vua Trần Nhân Tông khi ấy là Thái thượng hoàng đang tu trên núi Yên Tử đã phải xuống núi thăm công chúa. Sau đó không lâu bà qua đời, không rõ bao nhiêu tuổi. Cùng ngày hôm ấy, thái thượng hoàng cũng băng hà.

Khi Thiên Thụy qua đời, người dân đã lập đền thờ , tôn bà làm Phúc thần và lấy tiếng mõ đặt tên cho đền để tưởng nhớ công đức của bà.

Công chúa Việt bị câm và đám cưới gây chấn động cả nước khi mới chỉ 10 tuổi
Sách sử không chép rõ về cuộc đời của bà nhưng dã sử lại lưu truyền câu chuyện vô cùng lạ lùng về lễ cưới chấn động Thăng Long thời bấy giờ.

Thâm cung bí sử

K.T (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thâm cung bí sử