COVID-19 19/10: Thêm ổ dịch phức tạp có 37 giáo viên, học sinh mắc COVID-19, địa phương chỉ đạo khẩn

H.A - Ngày 19/10/2021 12:12 PM (GMT+7)

Ổ dịch phức tạp ở thị xã Bỉm Sơn (Thanh Hóa) trong 24 giờ qua đã ghi nhận thêm 24 trường hợp mắc Covid-19 mới, nâng tổng số ca ở ổ dịch này lên 86 ca, trong số này có 37 trường hợp là giáo viên và học sinh.

37 giáo viên, học sinh tại ổ dịch phức tạp ở Thanh Hóa mắc Covid-19

Tin từ Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Thanh Hóa cho biết tính từ 18 giờ ngày 17/10 đến 18 giờ ngày 18/10, trên địa bàn ghi nhận 42 bệnh nhân mắc Covid-19 mới, trong đó 24 bệnh nhân tại ổ dịch thị xã Bỉm Sơn; 18 bệnh nhân còn lại là công dân Thanh Hóa trở về từ các tỉnh, TP phía Nam.

Trong số 86 ca mắc Covid-19 được ghi nhận tại ổ dịch thị xã Bỉm Sơn, đã có 37 trường hợp là giáo viên và học sinh mắc. Ngành y tế tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp truy vết được 2.455 F1 là học sinh và 304 F1 là giáo viên. Để hạn chế thấp nhất các nguy cơ lây lan trong cộng đồng, nhất là lây lan trong trường học hơn 15.000 học sinh các cấp ở thị xã Bỉm Sơn đã tạm dừng đến trường để phòng chống dịch Covid-19.

Ổ dịch ở thị xã Bỉm Sơn hiện đã ghi nhận 86 ca mắc Covid-19, trong đó có 37 trường hợp là giáo viên và học sinh

Ổ dịch ở thị xã Bỉm Sơn hiện đã ghi nhận 86 ca mắc Covid-19, trong đó có 37 trường hợp là giáo viên và học sinh

Tại ổ dịch thị xã Bỉm Sơn, trước diễn biến phức tạp, khó lường, ngày 18-10, Chủ tịch UBND thị xã Bỉm Sơn Trịnh Tuấn Thành đã ban hành văn bản số 3098 UBND-YT về triển khai những biện pháp cấp bách phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn.

Theo đó, kể từ 12 giờ ngày 18-10, thành lập các trạm kiểm soát tại vị trí giáp ranh giữa các phường, xã nhằm kiểm soát chặt chẽ lượng người ra vào địa bàn.

Theo chỉ đạo, trạm kiểm soát dịch chia thành 3 ca, mỗi ca bố trí từ 1 đến 2 người, trực 24/24 giờ. Có nhiệm vụ theo dõi, kiểm soát chặt chẽ và đo thân nhiệt người ra, vào trên địa bàn phường.

Chủ tịch UBND thị xã giao Công an thị xã phối hợp với phường, xã, mỗi trạm cử thêm 1 cán bộ chiến sĩ công an tham gia đảm bảo trật tự và tăng cường các barie để đảm bảo cho việc kiểm soát. Đồng thời, yêu cầu Chủ tịch UBND các xã, phường và các đơn vị liên quan khẩn trương nghiêm túc thực hiện.

Như vậy, tính từ ngày 27-4 đến 18 giờ ngày 18-10, Thanh Hóa ghi nhận 704 ca mắc Covid-19 cộng dồn; 490 người điều trị khỏi ra viện; 5 ca tử vong; số bệnh nhân còn lại hiện đang điều trị tại Bệnh viện điều trị Covid-19 số 1 tỉnh Thanh Hóa.

Đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh đã triển khai tiêm được hơn 853.000 liều vắc xin phòng Covid-19.

Nguồn:

https://nld.com.vn/suc-khoe/co-37-giao-vien-va-hoc-sinh-tai-o-dich-phuc-tap-o-thanh-hoa-mac-covid-19-20211018182744655.htm

Thêm 15 F0, ổ dịch COVID-19 ở thị xã Bỉm Sơn – Thanh Hoá tăng lên 100 ca nhiễm

Ngày 19/10, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Thanh Hóa cho biết, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận 23 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.

Theo đó, ổ dịch tại thị xã Bỉm Sơn ghi nhận thêm 15 ca nâng tổng số bệnh nhân tại đây lên 100 ca. Lực lượng chức năng đang tiếp tục khẩn trương truy vết, tổ chức cách ly giám sát chặt chẽ các trường hợp F1, F2.

Ngoài ra, thành phố Sầm Sơn ghi nhận 1 ca do tiếp xúc với bệnh nhân ổ dịch Bỉm Sơn đang được cách ly tập trung.

Các ca mắc còn lại là công dân trở về từ các tỉnh, thành phố phía Nam gồm: huyện Quảng Xương ghi nhận 3 bệnh nhân đang được cách ly tập trung, huyện Thạch Thành ghi nhận 2 bệnh nhân, huyện Hà Trung ghi nhận 1 bệnh nhân, huyện Vĩnh Lộc ghi nhận 1 bệnh nhân.

Hiện tất cả các bệnh nhân đã được chuyển cách ly điều trị tại Bệnh viện điều trị COVID-19 số 1 tỉnh Thanh Hóa.

Đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh đã triển khai tiêm được hơn 853.000 liều vắc xin phòng COVID-19. Trong 24 giờ qua đã thực hiện xét nghiệm bằng RT-PCR 7.059 mẫu tại các đơn vị y tế trong tỉnh.

Ổ dịch ở thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hoá với 2 ca khởi điểm là cặp vợ chồng ở xã Quang Trung được phát hiện vào ngày 14/10. Sau đó, phát hiện thêm nhiều bệnh nhân là học sinh, giáo viên và công nhân của nhà máy ô tô Veam và một số địa điểm 2 vợ chồng này từng đến và làm việc.

Ổ dịch tại thị xã Bỉm Sơn chưa xác định được nguồn lây. Trong khi đó, 2 vợ chồng trên đã đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người, từng đến trường Tiểu học - Trung học cơ sở Quang Trung họp phụ huynh và đi giao hàng nhiều huyện ở Thanh Hóa và Ninh Bình.

Nguồn:

https://tcdulichtphcm.vn/chuyen-dong/them-15-f0-o-dich-covid-19-o-thi-xa-bim-son-thanh-hoa-tang-len-100-ca-nhiem-c2a17929.html

Nam Định tiếp tục ghi nhận 3 ca dương tính SARS-CoV-2, xét nghiệm thần tốc cho hơn 90.000 người dân

Ngày 19/10, theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Nam Định, tỉnh này ghi nhận thêm 3 ca dương tính SARS-CoV-2 mới. Trong đó, 2 ca liên quan đến ổ dịch ở thôn Đằng Động, xã Yên Hồng, Ý Yên. 1 ca ở Nghĩa Hưng.

Cụ thể, trường hợp 1 là nam, 44 tuổi ở thị trấn Lâm, Ý Yên, Nam Định. Bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm Y tế (TTYT) huyện ý Yên.

Trường hợp 2 là nữ, 38 tuổi, ở thị trấn Lâm, Ý Yên, Nam Định. Bệnh nhân đang điều trị tại TTYT huyện ý Yên. Cả 2 trường hợp trên liên quan đến ổ dịch tại thôn Đằng Động, xã Yên Hồng, Huyện Ý Yên.

Lực lượng y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân.

Lực lượng y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân.

Trường hợp thứ 3 là nam, 45 tuổi, ở xã Nghĩa Thành, Nghĩa Hưng, Nam Định. Bệnh nhân đã tiêm 2 mũi vắc xin.

Ngày 15/10/2021, bệnh nhân cùng anh trai trở về từ TP. Hồ Chí Minh trên chuyến bay VN216,

Sáng 16/10/2021, bệnh nhân đến TTYT Nghĩa Thành khai báo, được hướng dẫn cách ly y tế tại nhà. Trong ngày, bệnh nhân có ra ngoài mua đồ.

Tối 17/10/2021, bệnh nhân có biểu hiện ho, sốt, đau mỏi người.

Sáng 18/10/2021, BN đến Phòng khám Đa khoa Nghĩa Hưng test nhanh, kết quả dương tính. Sau đó, bệnh nhân được đưa về cách ly, lấy mẫu xét nghiệm PCR tại TTYT Nghĩa Hưng, kết quả khẳng định dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân đang cách ly, điều trị tại TTYT Nghĩa Hưng.

Liên quan đến ổ dịch tại huyện Ý Yên, sau khi ghi nhận các ca dương tính huyện đã phong toả, thiết lập vùng cách ly y tế tại thôn Đằng Đông, xã Yên Hồng và cụm dân cư xóm mới – tổ dân phố số 2 – thị trấn Lâm.

Đêm 18/10, ngành Y tế tỉnh và huyện đã điều động, tăng cường lực lượng cán bộ, nhân viên y tế tổng lực, thần tốc lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 cho hơn 90.000 người dân tại 108 khu dân cư trên địa bàn các xã Yên Hồng, thị trấn Lâm, Yên Quang, Yên Tiến, Yên Bằng, Yên Ninh, Yên Dương, Yên Khánh và Yên Phong để kịp thời phát hiện các trường hợp nguy cơ.

Xét nghiệm sàng lọc COVID-19 diện rộng là biện pháp hữu hiệu nhất để sớm khoang vùng, truy vết và ngăn chặn dịch lây lan ra cộng đồng, thu hẹp “vùng đỏ”, “vùng vàng”, mở rộng “vùng xanh”, phấn đấu hoàn thành công tác xét nghiệm thần tốc ngay trong ngày 19/10/2021. 

Trước đó, ngày 17/10, UBND huyện Ý Yên nhận được tin báo từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Ninh Bình về việc phát hiện 1 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 là bà N.T.H. (trú thôn Đằng Động, xã Yên Hồng (huyện Ý Yên).

Qua điều tra dịch tễ, gần 1 tháng qua bà H. không ra khỏi xã, không đến vùng có dịch, không tiếp xúc với người từ vùng dịch về, hằng ngày bà có đi chợ làng vào các buổi sáng sớm, thỉnh thoảng có đi phụ hồ xây tường rào cho 1 gia đình ở cùng thôn.

Ngày 10/10, bà H. sốt và đau họng, tự đi mua thuốc về uống không đỡ nên đã gọi ông T. (y tá thôn) đến khám, truyền dịch. Ngày 12/10 và ngày 14/10, bà đỡ sốt nhưng vẫn đau họng, thỉnh thoảng có ho, ngày 12/10 bà H. đi ăn cỗ nhà bà M. (ở thôn Đằng Động), tiếp xúc nhiều người, không đeo khẩu trang.

Ngày 17/10, bà được con rể và con trai thuê xe taxi của xã Yên Tiến đưa đi khám bệnh tại Phòng khám Hoa Lư – Hà Nội (thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình). Đến 16h cùng ngày kết quả PCR khẳng định bà H. dương tính với SARS-Cov-2.

Ngay sau khi nhận được thông tin về ca bệnh, UBND huyện Ý Yên đã chỉ đạo các lực lượng khẩn trương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch. Truy vết, xác minh các trường hợp tiếp xúc gần, các trường hợp có liên quan đến bà H.

Đến chiều 18/10, xác định 20 người tiếp xúc với bà H. đều trú tại thôn Đằng Động, xã Yên Hồng (huyện Ý Yên) có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Như vậy, từ 18/10 đến nay ổ dịch tại thôn Đằng Động đã có 23 ca dương tính với SARS-CoV-2.

Nguồn:

http://danviet.vn/nam-dinh-tiep-tuc-ghi-nhan-3-ca-duong-tinh-sars-cov-2-xet-nghiem-than-toc-cho-hon-90000-nguoi-dan-5020211910143575.htm

Hơn 50 học sinh, giáo viên mắc COVID-19, ngành giáo dục Phú Thọ ứng phó thế nào?

Ngày 19/10, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Thọ cho biết, toàn tỉnh đến nay có hơn 50 học sinh, giáo viên mắc COVID-19 (gồm cả THPT, THCS, tiểu học và giáo viên).

Hiện lực lượng chức năng đã truy vết được hơn 200 học sinh và thầy, cô giáo thuộc diện F1. Do đó, học sinh các trường thuộc TP.Việt Trì, huyện Lâm Thao, Tam nông Phù Ninh và 15 trường thuộc huyện Thanh Thủy tạm dừng đến trường thực hiện các biện pháp chống dịch theo khuyến cáo 5K của Bộ Y tế.

Học sinh tại các huyện khác trong tỉnh tiếp tục học trực tiếp. Tuy nhiên, các trường này phải đàm bảo quy định phòng chống dịch theo quy định của Bộ Y tế. Học sinh, giáo viên, nhân viên trường học phải đeo khẩu trang. Thực hiện nghiêm túc việc đo thân nhiệt, khai báo y tế… đối với người ra, vào cơ quan. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Thọ sẽ đưa ra phương án tiếp theo sau khi truy vết những học sinh nghi mắc COVID-19.

Ngoài ra, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Thọ cũng cho biết, trường học nào xuất hiện F0 sẽ phải tạm dừng đến trường đến khi có thông báo để lực lượng chức năng truy vết. Hiện nay, những học sinh dương tính đang điều trị tại các bệnh viện dã chiến trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Còn hơn 200 giáo viên, học sinh là đối tượng F1 đang thực hiện cách ly theo đúng quy định.

“Học sinh có thể cách ly tại nhà hoặc cách ly tập trung. Những gia đình nào có điều kiện, đảm bảo phòng dịch tốt có thể đăng ký xin cách ly tại nhà. Còn những ai không có điều kiện cũng như đảm bảo phòng dịch theo quy định thì sẽ đi cách ly tập trung”, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Thọ nói.

Vị này cũng cho hay, những nơi có F0 thường nằm trong khu vực cách ly, phong tỏa nên những học sinh cách ly tại nhà sẽ được giám sát chặt chẽ.

Theo Sở Y tế Phú Thọ, từ ngày 13/10 đến nay, toàn tỉnh Phú Thọ có 128 ca dương tính với SARS-CoV-2 trong cộng đồng, trong đó có cả học sinh và giáo viên trường học. Trên địa bàn tỉnh phát hiện 23 ổ dịch trong cộng đồng (TP.Việt Trì 12 ổ dịch với 98 ca), huyện Lâm Thao (7 ổ dịch với 22 ca), huyện Phù Ninh (4 ổ dịch với 8 ca). Đến nay những ổ dịch này chưa xác định được nguồn lây ban đầu, dự kiến sẽ còn phát hiện nhiều trường hợp F0 mới trong thời gian tiếp theo.

Nguồn:

http://danviet.vn/hon-50-hoc-sinh-giao-vien-mac-covid-19-nganh-giao-duc-phu-tho-ung-pho-the-nao-502021191014575671.htm

Phú Thọ: Số F0 tăng lên 128, toàn tỉnh có 23 ổ dịch trong cộng đồng

Ngày 19/10, theo cáo cáo của Sở Y tế tỉnh Phú Thọ, tỉnh này vừa ghi nhận 3 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Trong đó, tại TP.Việt Trì 2 ca, huyện Lâm Thao 1 ca.

Lực lượng y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân. Ảnh Sở Y tế Phú Thọ.

Lực lượng y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân. Ảnh Sở Y tế Phú Thọ.

Theo Sở Y tế tỉnh Phú Thọ, từ ngày 13/10 đến nay, toàn tỉnh Phú Thọ có 128 ca dương tính với SARS-CoV-2 trong cộng đồng. Trên địa bàn tỉnh phát hiện 23 ổ dịch trong cộng đồng (TP.Việt Trì 12 ổ dịch với 98 ca), huyện Lâm Thao (7 ổ dịch với 22 ca), huyện Phù Ninh (4 ổ dịch với 8 ca). Đến nay những ổ dịch này chưa xác định được nguồn lây ban đầu, dự kiến sẽ còn phát hiện nhiều trường hợp F0 mới trong thời gian tiếp theo.

Toàn tỉnh có 1.176 F1, 6.527 F2 và 1.604 F3 đang được quản lý, theo dõi và áp dụng các biện pháp cách ly y tế theo quy định.

Đánh giá tình hình dịch tại Phú Thọ, toàn tỉnh đang ở cấp độ 2 (số ca mắc mới xấp xỉ 4,32 ca/100.000 dân/tuần, tỷ lệ tiêm vắc xin một mũi người từ 65 tuổi trở lên đạt trên 85%, tỉ lệ tiêm hai mũi vắc xin cho người từ 65 tuổi trở lên đạt 0,5%). Cấp huyện: TP.Việt Trì ở cấp độ 3, hai huyện Lâm Thao và Phù Ninh ở cấp độ 2, các huyện còn lại ở cấp độ 1 (không phát hiện ca mắc).

Cấp xã, toàn tỉnh có 2 xã ở cấp độ 4 (Chu Hoá – TP.Việt Trì và thị trấn Hùng Sơn – Lâm Thao). 3 xã ở cấp độ 3 (Thanh Đình – TP.Việt Trì, Thạch Sơn – Lâm Thao và xã Phù Ninh). 9 xã ở cấp độ 2 và các xã/phường/thị trấn còn lại ở cấp độ 1.

Nguồn:

http://danviet.vn/phu-tho-so-f0-tang-len-128-toan-tinh-co-23-o-dich-trong-cong-dong-50202119109451729.htm

Ca dương tính mới nhất Hải Dương có về nhà mẹ đẻ ăn giỗ, đi ăn cỗ ở Tứ Kỳ

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Hữu Hùng – Chủ tịch UBND thị trấn Nam Sách (Hải Dương) cho biết: "Khoảng 18h tối nay chúng tôi nhận được thông báo từ Ban chỉ đạo huyện về 1 công dân sinh sống trên địa bàn có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Hiện tại, Ban chỉ đạo thị trấn chúng tôi đang thực hiện các biện pháp để ứng phó...".

Cụ thể, trường hợp dương tính sinh năm 1980 (nữ), trú tại đường Trần Phú, khu Nguyễn Văn Trỗi, thị trấn Nam Sách. Qua điều tra dịch tễ của cơ quan chức năng, lịch trình của ca dương tính được xác định như sau: Ngày 14/10, công dân cùng chồng (SN 1975) đi xe riêng về quê ngoại tại xã Đăng Động, huyện Ý Yên (Nam Định) ăn giỗ và ngày hôm sau hai vợ chồng về thị trấn Nam Sách.

Khu vực sinh sống của ca dương tính được phong tỏa tạm thời

Khu vực sinh sống của ca dương tính được phong tỏa tạm thời

Ngày 16/10, công dân ở nhà và tiếp xúc với người thân trong gia đình. Đến chiều 17/10, ca dương tính cùng chồng và một số người đi ăn cỗ tại thị trấn Tứ Kỳ.

Vào khoảng 9h sáng nay (18/10), sau khi nhận được thông tin ở quê Nam Định, cháu và anh rể cùng ăn cỗ có kết quả dương tính với SARS-CoV-2, ca dương tính cùng chồng ra Trạm Y tế thị trấn Nam Sách khai báo y tế, được đưa đi cách ly tập trung. Khi thực hiện test nhanh cả hai vợ chồng đều dương tính. Sau đó, nhân viên y tế lấy mẫu bệnh phẩm chuyển về Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh làm xét nghiệm, kết quả người vợ dương tính với SARS-CoV-2.

"Khi nhận được thông tin kết quả nghi ngờ của công dân, chúng tôi đã họp Ban chỉ đạo tiến hành truy vết các trường hợp tiếp xúc; đồng thời phun khử khuẩn, phong tỏa tạm thời khu vực công dân sinh sống và lấy mẫu xét nghiệm những trường hợp liên quan...", Chủ tịch UBND thị trấn Nam Sách cho biết.

Nguồn:

https://giadinh.net.vn/ca-duong-tinh-moi-nhat-hai-duong-co-ve-nha-me-de-an-gio-di-an-co-o-tu-ky-172211018192556466.htm

Sáng 19/10, Nghệ An thêm 25 ca mắc mới, có 1 ca cộng đồng tại TP Vinh

Sáng 19/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Nghệ An cho biết, trong 12 giờ qua (từ 18h00 ngày 18/10 đến 06h00 ngày 19/10), Nghệ An ghi nhận 25 ca mắc mới. Trong đó, có 1 ca cộng đồng tại TP Vinh, 1 ca trong vùng phong tỏa, 23 ca đã được cách ly tập trung từ trước (4 ca là F1, 19 ca từ các tỉnh miền nam về).

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Các ca mắc mới ghi nhận tại 7 địa phương (Con Cuông: 12 ca, TP Vinh: 6 ca, Quế Phong: 3 ca, Hoàng Mai, Tân Kỳ, Yên Thành, Tương Dương: 1 ca).

Ca cộng đồng tại TP Vinh là BN C.V.T (nam, SN 1987, trú xóm Mỹ Hạ, xã Hưng Lộc, TP Vinh). Ngày 18/10, BN có biểu hiện mệt mỏi, sốt, được lấy mẫu làm test nhanh cho kết quả dương tính. Sau đó, BN được lấy mẫu làm xét nghiệm khẳng định bằng PCR. Tối ngày 18/10, BN cho kết quả khẳng định dương tính với SARS-CoV-2. BN đã được tiêm 2 mũi vaccine COVID-19.

Ca mắc trong vùng phong tỏa là BN T.Đ.M (nam, SN 1956, trú khối Yên Hòa, phường Hà Huy Tập, TP Vinh). Ngày 17/10, BN được lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc trong khu phong tỏa cho kết quả nghi ngờ. Sáng 18/10, BN được lấy lại mẫu gửi CDC cho kết quả khẳng định dương tính với SARS-CoV-2.

Các ca mắc còn lại là F1 và từ các tỉnh phía Nam về.

Lũy tích từ đầu mùa dịch đến nay trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 2.073 BN mắc COVID-19 ở 21 địa phương. Số BN điều trị đã khỏi bệnh, ra viện: 1.879 BN. Lũy tích số BN tử vong: 19 BN. Số BN hiện đang điều trị: 175 BN.

Tổng số công dân từ các tỉnh phía nam về từ ngày 1/10 đến nay là 17.069. Phát hiện 136 ca dương tính (133 ca nhiễm mới, 3 ca tái dương tính).

Nguồn:

https://giadinh.net.vn/sang-19-10-nghe-an-them-25-ca-mac-moi-co-1-ca-cong-dong-tai-tp-vinh-17221101908581844.htm

Thái Nguyên bỏ quy định người đến từ vùng cấp độ 1, 2, 3 phải cách ly, lấy mẫu

Từ ngày 19/10, Thái Nguyên dừng hoạt động tại các chốt liên ngành phòng, chống dịch COVID-19, đồng thời bỏ quy định cách ly y tế và xét nghiệm đối với người từ vùng cấp độ 1, 2, 3 khi đến tỉnh.

Trước đó, từ ngày 30/9 đến 18/10, tỉnh Thái Nguyên vẫn áp dụng quy định cũ yêu cầu người từ vùng xanh đến tỉnh phải có giấy xét nghiệm âm tính bằng phương pháp PCR hoặc test nhanh trong vòng 72 giờ thì mới được vào tỉnh.

Đối với người từ vùng vàng: Trường hợp người đã được tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 và có xét nghiệm PCR âm tính trong vòng 72 giờ thì tự theo dõi sức khỏe tại nhà trong 3 ngày và lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp PCR vào ngày thứ 3.

Các trường hợp còn lại (chưa tiêm hoặc tiêm 1 mũi) thực hiện cách ly tại nhà 7 ngày, theo dõi sức khỏe tại nhà 7 ngày tiếp theo và lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp PCR ít nhất 2 lần...

Một chốt kiểm soát dịch bệnh COVID-19 ở TP Thái Nguyên trước khi dừng hoạt động ngày 19/10.

Một chốt kiểm soát dịch bệnh COVID-19 ở TP Thái Nguyên trước khi dừng hoạt động ngày 19/10.

Trong khi đó, theo hướng dẫn của Bộ Y tế, chỉ cách ly y tế các trường hợp đến từ địa bàn có dịch cấp độ 4, vùng cách ly y tế và người tiếp xúc gần F1. Hơn nữa chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế hướng dẫn, yêu cầu không xét nghiệm COVID-19 đối với việc đi lại của người dân, chỉ thực hiện xét nghiệm đối với trường hợp từ địa bàn ở cấp độ 4 hoặc vùng cách ly y tế và các trường hợp nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ từ địa bàn có dịch ở cấp độ 3.

Sáng 19/10, thông tin từ UBND tỉnh Thái Nguyên cho biết, từ hôm nay địa phương sẽ dừng hoạt động tại các chốt liên ngành phòng, chống dịch COVID-19; tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh trở lại hoạt động trong trạng thái bình thường mới; người đến tỉnh từ vùng cấp độ 1, 2, 3 không phải thực hiện cách ly, không lấy mẫu xét nghiệm SASR-CoV-2…

Ngoài những biện pháp nới lỏng nói trên, các hoạt động khác cũng được UBND tỉnh Thái Nguyên thay đổi trong trạng thái bình thường mới như: Người tham gia hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo thực hiện nghiêm thông điệp 5K; các tổ chức, cá nhân khi tham gia các hoạt động nghỉ dưỡng, tham quan, du lịch, biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao… đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch; thực hiện quét mã QR đối với tất cả người vào/ra địa điểm và phương tiện giao thông công cộng; các sự kiện, hội nghị tập trung đông người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện có xin ý kiến chính quyền địa phương theo phân cấp quản lý trước khi tổ chức.

Bên cạnh đó, các hoạt động vận tải hành khách, hàng hóa nội tỉnh hoặc liên tỉnh thực hiện theo hướng dẫn của Bộ GTVT. Thực hiện quét mã QR đối với tất cả người vào/ra địa điểm và phương tiện giao thông công cộng…

Sau khi khôi phục hoạt động vận tải, trung bình mỗi ngày có khoảng 100 xe xuất Bến xe khách Trung tâm T.P Thái Nguyên. Để đảm bảo an toàn phòng dịch, bến xe đang đầu tư hệ thống bán, soát vé tự động, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt.

Nguồn:

https://suckhoedoisong.vn/thai-nguyen-bo-quy-dinh-nguoi-den-tu-vung-cap-do-1-2-3-phai-cach-ly-lay-mau-169211019104709473.htm

Hà Nam ghi nhận 759 F0 trong đợt dịch mới, chùm lây cơ bản đã được kiểm soát

Tối 18/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hà Nam công bố thêm 20 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 tại khu cách ly, khu phong tỏa, tại nhà.

Luỹ kế sau 1 tháng bùng phát dịch, địa phương này ghi nhận 759 ca bệnh đã được Bộ Y tế cấp mã. Hiện toàn tỉnh còn 5.861 trường hợp F1 và 21.840 trường hợp F2 đang được cách ly y tế.

Chia sẻ với PV Báo Sức khỏe & Đời sống, BS Trương Mạnh Sức - Giám đốc CDC tỉnh Hà Nam cho biết, nhờ sự đồng lòng, chung sức của chính quyền và người dân, đặc biệt là lực lượng y tế làm việc xuyên ngày đêm truy vết, lấy mẫu đến nay chùm lây trên địa bàn cơ bản đã được kiểm soát. Trong số 759 F0 chỉ có 54 ca cộng đồng, 28 trường hợp sàng lọc tại các cơ sở y tế, còn lại được phát hiện ở các khu cách ly, khu phong tỏa và tại nhà.

Lực lượng y tế tiếp tục điều tra, truy vết, lấy mẫu liên quan đến các ca mắc COVID-19 mới. Ảnh: CDC Hà Nam

Lực lượng y tế tiếp tục điều tra, truy vết, lấy mẫu liên quan đến các ca mắc COVID-19 mới. Ảnh: CDC Hà Nam

Giám đốc CDC tỉnh Hà Nam cũng thông tin, đợt dịch này, có 13 trường hợp cán bộ y tế nhiễm bệnh trong quá trình tham gia phòng chống dịch.

Hiện nay, ngành y tế tỉnh Hà Nam đang tiếp tục phối hợp với các đơn vị, địa phương tiến hành điều tra, truy vết, lấy mẫu các trường hợp tiếp xúc ca bệnh trên địa bàn, đồng thời tiếp tục giám sát, theo dõi sức khỏe, hướng dẫn cách ly theo quy định.

Nguồn:

https://suckhoedoisong.vn/ha-nam-ghi-nhan-759-f0-trong-dot-dich-moi-chum-lay-co-ban-da-duoc-kiem-soat-169211018202252077.htm

Nhiều ổ dịch Covid-19 không rõ nguồn lây sau thời gian "bình thường mới", có đáng lo ngại?

Những ngày qua, tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước đã ghi nhận các ổ dịch Covid-19 trong cộng đồng. Theo chuyên gia, tình hình dịch bệnh Covid-19 ở một số tỉnh miền Tây, miền Nam và Tây Nguyên vẫn đáng quan tâm sâu sắc, không nên chủ quan, lơ là.

Tại tỉnh Phú Thọ, từ ngày 13-10 đến nay (sáng 19-10) đã ghi nhận 128 ca mắc Covid-19 trong cộng đồng với 23 ổ dịch được phát hiện, riêng TP Việt Trì có 12 ổ dịch với 98 ca. Đến nay, địa phương này cũng chưa xác định được nguồn lây ban đầu, dự kiến sẽ còn tiếp tục phát hiện nhiều trường hợp F0 mới trong thời gian tiếp theo.

Liên quan đến nhiều ổ dịch được phát hiện ở các địa phương sau khi cuộc sống đã trở lại trạng thái “bình thường mới”, PGS-TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cho rằng việc xuất hiện các ổ dịch trong cộng đồng là bình thường và khả năng lây lan dịch là hiện hữu.

"Thời gian qua, chúng ta đã sống chung với Covid-19. Điều này có nghĩa là chấp nhận có những ca F0 phát sinh trong cộng đồng, sẵn sàng tâm thế ứng phó khi có ổ dịch bùng phát, không buông lỏng việc chống dịch"- ông Nga nói.

Theo ông Nga, với các ổ dịch mới cần cho phép cách ly F1, F0 triệu chứng nhẹ tại nhà trên toàn quốc, thay vì chỉ áp dụng tại một số địa phương như hiện nay. Cùng đó, tất cả người dân thực hiện tốt 5K.

"Hiện nay, chủ trương là sống chung với dịch Covid-19 nên chúng ta phải có ý thức trong việc thực hiện 5K, không nên quá lo lắng khi xuất hiện ca bệnh trong cộng đồng cũng như chủ quan, lơ là với dịch bệnh. Vấn đề quan trọng ở đây chính là ý thức của người dân. Những người có biểu hiện sốt, ho, khó thở phải tự cách ly tại nhà và thông báo tới cơ sở y tế xã phường. Khi có kết quả dương tính phải cách ly tuyệt đối với những người xung quanh. Nếu gia đình không có chỗ cách ly cần báo chính quyền cho đi cách ly tập trung"- ông Nga khuyến cáo.

Ông Nga cũng nhấn mạnh vai trò của địa phương trong việc đánh giá và khống chế ổ dịch. Trong lúc chưa đủ vắc-xin Covid-19 bao phủ toàn dân thì các địa phương cần ưu tiên cho người cao tuổi, bệnh nền. Nguyên tắc này sẽ giảm tải cho hệ thống y tế nếu dịch bệnh bùng phát, bởi người già, có bệnh nền nếu mắc Covid-19, phải vào viện điều trị sẽ lâu khỏi, nguy cơ tử vong cao.

Nguồn:

https://nld.com.vn/suc-khoe/nhieu-o-dich-covid-19-khong-ro-nguon-lay-sau-thoi-gian-binh-thuong-moi-co-dang-lo-ngai-20211019111819692.htm

NÓNG: Đồng ý cho học sinh 2 trường đầu tiên ở TP HCM đến lớp trở lại

Phát biểu tại kỳ họp thứ 3 HĐND TP HCM khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra sáng 19-10, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi cho biết Thường trực UBND TP HCM đã thống nhất mở cửa 2 trường học tại xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ để thí điểm trước.

Theo Chủ tịch UBND TP HCM, vấn đề mở cửa trường học, ngoài việc tổ chức học an toàn, tiêm vắc-xin cho trẻ thì việc xây dựng bộ tiêu chí trường học an toàn có vai trò đặc biệt quan trọng.

Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi phát biểu tại kỳ họp thứ 3 sáng 19-10

Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi phát biểu tại kỳ họp thứ 3 sáng 19-10

Chia sẻ về công tác phòng, chống dịch, ông Phan Văn Mãi cho hay UBND TP HCM đã ban hành kế hoạch phòng, chống dịch và phục hồi kinh tế, trong đó có nghiên cứu, tiếp thu các định hướng từ dự thảo hướng dẫn tạm thời về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 của Trung ương.

Chỉ thị 18 về phòng, chống dịch và phục hồi kinh tế đã tiếp thu những nội dung cập nhật nhất trong bản dự thảo mà sau này trở thành Nghị quyết 128 của Chính phủ. "Đó là lý do đến giờ này, TP HCM chưa có kế hoạch tổng thể triển khai Nghị quyết 128. Trên thực tế tinh thần chung của Nghị quyết 128 đã được vận dụng và cập nhật trong Chỉ thị 18" - Chủ tịch UBND TP HCM lý giải.

Theo ông Phan Văn Mãi, UBND TP HCM đang khẩn trương tổng kết làn sóng dịch thứ 4 và dự kiến tháng 10 này, thành phố sẽ ban hành phương án phòng, chống dịch tổng thể.

Nói rõ hơn về phương hướng thời gian tới, Chủ tịch UBND TP HCM cho hay thành phố sẽ có cơ chế giám sát, cảnh báo và có cơ sở dữ liệu khoa học làm nền tảng phục vụ việc ra quyết định để điều chỉnh theo hướng nới lỏng hay siết chặt các biện pháp ở từng địa bàn, thời điểm.

Đồng thời sẽ tập trung củng cố hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở, theo hướng phát triển y tế cộng đồng, y tế điều trị và y tế phục hồi, gắn với hoàn thiện và phát huy mô hình điều trị 3 tầng cũng như tiêu chí an toàn phòng, chống dịch. Mục tiêu là đảm bảo năng lực phản ứng y tế khi có tình huống dịch bệnh.

Các bộ tiêu chí an toàn trong tròng phòng, chống dịch cũng sẽ được hoàn thiện, cập nhật để tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, sinh hoạt, đời sống theo kết quả kiểm soát dịch.

Về tập trung hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh, Chủ tịch UBND TP HCM nhận định cần tập trung vào 3 nhóm: vốn lao động; cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Ngoài ra, UBND TP HCM đã chỉ đạo rà soát từng dự án, công trình, đảm bảo tiến độ, khối lượng, phấn đấu giải ngân 95% tổng số vốn đầu tư công.

TP HCM cũng sẽ triển khai các nhóm giải pháp thu ngân sách hợp lý, đảm bảo tỉ lệ thu cao nhất có thể. "Trong tháng 11, 12 sẽ tiến hành đấu giá 3.970 căn nhà và 8 lô đất của Khu đô thị mới Thủ Thiêm để thực hiện kết luận, chỉ đạo của Trung ương" - Chủ tịch UBND TP HCM thông tin.

Về văn hóa- xã hội, TP HCM sẽ đảm bảo an sinh xã hội, chăm lo cho người già neo đơn, trẻ mồ côi; có kế hoạch tri ân những đóng góp và mất mát, hy sinh trong đại dịch; tổ chức khen thưởng cho các cá nhân, đơn vị có đóng góp trong đại dịch. Đồng thời, thành phố sẽ tổ chức các đoàn để đến địa phương, bộ, ngành đã hỗ trợ thành phố, trực tiếp gửi lời cảm ơn.

Thời gian tới, UBND TP HCM sẽ tập trung nghiên cứu, đề xuất cải thiện nhà trọ, nhà trên kênh rạch, nhà thay thế chung cư cũ... để đảm bảo đời sống cho người dân.

Nguồn:

https://nld.com.vn/chinh-tri/nong-dong-y-cho-hoc-sinh-2-truong-dau-tien-o-tp-hcm-den-lop-tro-lai-20211019112618348.htm

Thanh Hóa bỏ kiểm tra giấy xét nghiệm Covid-19, gỡ nhiều chốt kiểm dịch

Thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về việc ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”; Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ Y tế, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa có văn bản điều chỉnh một số biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.

Lực lượng TTGT tham gia tại chốt kiểm soát dịch ở khu vực phía Bắc của tỉnh Thanh Hóa

Lực lượng TTGT tham gia tại chốt kiểm soát dịch ở khu vực phía Bắc của tỉnh Thanh Hóa

Theo đó, tỉnh Thanh Hóa không kiểm tra Giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 và các giấy tờ khác đối với người đi qua các chốt kiểm soát liên ngành phòng, chống dịch Covid-19 và không thực hiện xét nghiệm tầm soát SARS-CoV-2 tại các chốt kiểm soát liên ngành trên địa bàn tỉnh (trừ các trường hợp có biểu hiện nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2, các trường hợp đến từ địa bàn có dịch cấp độ 4, vùng cách ly y tế/vùng phong tỏa hoặc cá nhân có nhu cầu).

Bên cạnh đó, tạm dừng hoạt động các chốt kiểm soát liên ngành phòng, chống dịch COVID-19 tại: thị trấn Vân Du, huyện Thạch Thành; xã Nga Điền, huyện Nga Sơn; xã Phú Thanh, huyện Quan Hóa; xã Hải Hà và xã Trường Lâm, thị xã Nghi Sơn.

Đối với việc kiểm soát người từ các vùng dịch trở về địa phương tại các chốt kiểm soát liên ngành phòng, chống dịch Covid-19: Khe nước lạnh, thị xã Nghi Sơn; xã Xuân Bình, huyện Như Xuân; xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành; Dốc Xây, thị xã Bỉm Sơn; Ga Thanh Hóa và Ga Bỉm Sơn; Cảng Hàng không Thọ Xuân tăng cường hướng dẫn, giám sát, hỗ trợ, khai báo y tế dưới mọi hình thức bằng bản giấy hoặc các ứng dụng trên điện thoại thông minh.

Đồng thời, hướng dẫn người về từ các vùng dịch cấp độ 2-3-4 khi về địa phương phải khai báo ngay với Trạm y tế xã/phường/thị trấn đồng thời thông báo với chính quyền địa phương để được thực hiện các biện pháp cách ly y tế phòng, chống dịch COVID-19 phù hợp...

Các chốt kiểm soát liên ngành phòng, chống dịch Covid-19 có nhiệm vụ tiếp nhận thông tin cá nhân, nơi cư trú, số điện thoại của người về từ vùng dịch, sau đó thông báo cho Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các huyện, thị xã, thành phố (qua đồng chí Bí thư, Chủ tịch UBND, giám đốc Trung tâm Y tế) biết để tiếp nhận người và tổ chức áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 phù hợp.

Nguồn:

https://www.baogiaothong.vn/thanh-hoa-bo-kiem-tra-giay-xet-nghiem-covid-19-go-nhieu-chot-kiem-dich-d529139.html

Cà Mau kiến nghị Chính phủ xem xét sửa đổi các quy định xét nghiệm, cách ly

Ngày 19/10, UBND tỉnh Cà Mau đã có báo cáo về những khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai Nghị quyết 128 của Chính phủ.

Theo UBND tỉnh Cà Mau, Quyết định 4800 của Bộ Y tế chưa phù hợp với thực tế. Cụ thể, đó là quy định chỉ xét nghiệm đối với người dân đi lại từ vùng có dịch ở cấp độ 4; không thực hiện xét nghiệm đối với người dân đi lại từ các vùng dịch có các cấp độ còn lại.

“Thực tế, người dân đi từ địa phương này đến địa phương khác, có khi phải đi qua rất nhiều vùng có cấp độ dịch khác nhau (trong đó có thể đi qua vùng có dịch cấp độ 4). Người dân di chuyển tự do (không có quy định kiểm soát trên đường đi), hoàn toàn có thể bị lây nhiễm trong quá trình di chuyển khi đi qua vùng có dịch (thực tế đã có rất nhiều tài xế xe luồng xanh đã bị lây nhiễm khi di chuyển qua nhiều vùng)”, văn bản của UBND tỉnh Cà Mau nêu.

Nội dung văn bản cũng thể hiện, đối tượng cách ly y tế, thời gian cách ly y tế đối với từng đối tượng chưa phù hợp với thực tế (chỉ cách ly y tế đối với người đến từ vùng có dịch cấp độ 4 hoặc từ vùng cách ly y tế, không thực hiện cách ly y tế đối với người đến từ các vùng có cấp độ dịch còn lại. Thời gian cách ly y tế 7 ngày đối với người tiêm 1 mũi, 14 ngày đối với người chưa tiêm vaccine, theo dõi sức khoẻ 7 ngày đối với người tiêm vaccine 2 mũi hoặc F0 đã khỏi bệnh, còn trong 6 tháng).

Thực tế, có nhiều trường hợp F0 khỏi bệnh, còn trong thời gian 6 tháng đã phát hiện tái dương tính (Cà Mau đã có 75 ca, chiếm tỷ lệ hơn 10% số F0 từ tỉnh ngoài về, đã khỏi bệnh).

Có nhiều trường hợp thời gian ủ bệnh rất dài (số liệu phân tích đến ngày 1/10, tại tỉnh Cà Mau có 12/51 người, chiếm 23,5% số người đã hoàn thành cách ly tập trung 14 ngày, đang trong thời gian tiếp tục cách ly tại nhà thêm 14 ngày, đã phát hiện dương tính; số ngày ủ bệnh bình quân 23,5 ngày).

Đã phát hiện nhiều trường hợp dương tính, lây nhiễm cho người khác sau khi đã tiêm vaccine 2 mũi (thống kê đến nay đã có 90 người từ tỉnh ngoài về, đã tiêm 2 mũi vaccine vẫn dương tính).

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Cà Mau, số người về từ vùng dịch, đang cách ly y tế tại gia đình rất đông (hơn 20.000 người). Trong số đó đã phát sinh một số trường hợp lây nhiễm ra cộng đồng.

Người lao động mất việc tự phát về quê ở Cà Mau được tập trung phân loại đưa đi cách ly bảo đảm an toàn phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Người lao động mất việc tự phát về quê ở Cà Mau được tập trung phân loại đưa đi cách ly bảo đảm an toàn phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Trong khi đó, đến nay tỉnh Cà Mau chỉ mới được phân bổ 725.261 liều vaccine và đã tiêm 448.238 mũi cho 381.811 người (trong đó, 381.811 người tiêm 1 mũi, chỉ đạt 33,2% dân số; 66.427 người đã tiêm 2 mũi, đạt 5,8% dân số).

Mặt khác, năng lực thu dung, điều trị bệnh của tỉnh Cà Mau còn hạn chế nhiều mặt, cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực. Tỉnh đã tổ chức thêm 7 bệnh viện dã chiến, nhưng tổng số giường điều trị tất cả các bệnh viện chỉ đạt 1.740 giường (trong đó, có 130 giường ICD).

UBND tỉnh Cà Mau cho rằng, với những khó khăn, hạn chế của tỉnh hiện nay, nếu triển khai thực hiện các quy định xét nghiệm, cách ly y tế theo quy định tại Quyết định 4800, khả năng sẽ có nhiều người dương tính với SARS-CoV-2 không được kiểm soát, phát hiện kịp thời, làm lây lan dịch bệnh. Khi đó có thể sẽ bùng phát nhiều ổ dịch ngoài cộng đồng, với số lượng F0 vượt khỏi khả năng thu dung, điều trị của tỉnh.

Do đó, tỉnh Cà Mau kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét sửa đổi các quy định xét nghiệm, cách ly theo hướng từng bước nới lỏng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân, nhưng phải đảm bảo yêu cầu công tác phòng, chống dịch. Phù hợp với tiến độ tiêm vaccine và khả năng thu dung, điều trị của các tỉnh trong khu vực ĐBSCL.

Ưu tiên, đẩy nhanh hơn nữa tiến độ phân bổ vaccine cho các tỉnh ĐBSCL, trong đó có tỉnh Cà Mau, để nhanh chóng tiêm vaccine, đảm bảo tỷ lệ miễn dịch cộng đồng cho nhân dân, nhất là người già, người có bệnh nền, trẻ em.

Xem xét phương án điều chuyển, bổ sung đội ngũ y, bác sĩ, một số máy móc, thiết bị phục vụ điều trị Covid-19 từ những tỉnh, thành đã kiểm soát được dịch và nới lỏng giãn cách đến các địa phương có số lượng người dân về nhiều như các tỉnh ĐBSCL.

Đồng thời, hỗ trợ cho địa phương vật tư y tế, thuốc... để điều trị cho số lượng bệnh nhân Covid-19 có khả năng tăng cao trong những ngày tới (cụ thể nhu cầu hỗ trợ nhân lực, thiết bị và thuốc).

Nguồn:

https://www.baogiaothong.vn/ca-mau-kien-nghi-chinh-phu-xem-xet-sua-doi-cac-quy-dinh-xet-nghiem-cach-ly-d529141.html

Nam Định: Thực hiện biện pháp cấp bách, kiểm soát ổ dịch với 20 ca F0 trong cộng đồng

Theo thông tin từ sở Y tế tỉnh Nam Định, ngày 18/10, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 22 ca dương tính với SARS-CoV-2 mới, trong đó có 20 ca tại thôn Đằng Động, xã Yên Hồng, huyện Ý Yên.

Trong số 22 ca mắc mới, có 1 ca tại huyện Giao Thủy (đã được cách ly từ trước, xét nghiệm lần thứ 4 dương tính với SARS-CoV-2); 1 ca tại huyện Vụ Bản (đã được cách ly từ trước, xét nghiệm lần 2 dương tính) và 20 ca tại thôn Đằng Động, xã Yên Hồng, huyện Ý Yên.

20 ca tại thôn Đằng Động, xã Yên Hồng, huyện Ý Yên tiếp xúc với BN864619 (đã được công bố) được ghi nhận tại Ninh Bình ngày 17/10. Hiện, các bệnh nhân được chuyển cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.

Sau khi xuất hiện ổ dịch phức tạp, chưa rõ nguồn lây tại huyện Ý Yên, chính quyền, cơ quan chức năng địa phương đã tập trung thực hiện các biện pháp cấp bách nhằm kiểm soát ổ dịch này, ngăn chặn nguy cơ lan dịch bệnh trong cộng đồng, theo báo Tin Tức.

Chốt kiểm soát tại xã Yên Hồng, Ý Yên, Nam Định. Ảnh: yyen.namdinh.gov.vn.

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 trên địa bàn, ngày 18/10, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Phạm Gia Túc và Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định Phạm Đình Nghị đã trực tiếp chỉ đạo triển khai công tác phòng, chống dịch tại huyện Ý Yên.

Làm việc với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 huyện Ý Yên, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định lưu ý, đây là ổ dịch phức tạp, lây nhiễm sâu trong cộng đồng, các bệnh nhân có lịch sử tiếp xúc phức tạp. Vì vậy, cả hệ thống chính trị của huyện phải vào cuộc tích cực cùng các cấp, ngành khẩn trương triển khai, thực hiện hiệu quả biện pháp phòng, chống dịch theo phương châm "phát hiện nhanh, khoanh vùng gọn, truy vết thần tốc, xét nghiệm sàng lọc, điều trị tích cực, không để dịch lây lan ra diện rộng".

Theo thông tin được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử tỉnh Nam Định, để nhanh chóng kiểm soát tình hình dịch bệnh, với phương châm phòng, chống dịch phải được ưu tiên hàng đầu, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, trước hết; UBND tỉnh, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh yêu cầu huyện Ý Yên, các sở, ngành có liên quan tập trung triển khai một số nhiệm vụ cấp bách sau:

Huyện Ý Yên huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, chỉ đạo các cấp, các ngành của huyện bình tĩnh, sáng tạo, bản lĩnh, nhưng phải khẩn trương, quyết liệt triển khai thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch theo phương châm "phát hiện nhanh, khoanh vùng gọn, truy vết thần tốc, xét nghiệm sàng lọc, điều trị tích cực, không để dịch lây lan ra diện rộng".

Phân công, phân nhiệm cụ thể, rõ ràng từng thành viên, cơ quan, đơn vị theo hướng:

Phân công, phân nhiệm cụ thể, rõ ràng từng thành viên, cơ quan, đơn vị theo hướng:

Công an chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan quản lý, kiểm soát chặt chẽ tại vùng thiết lập cách ly, phong tỏa; thần tốc truy vết phân loại F1, F2; khẩn trương xác định nguồn lây. Riêng các trường hợp F1 trong khu vực thiết lập cách ly, phong tỏa thì cách ly tại gia đình.

Quân sự chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan quản lý các khu cách ly tập trung của huyện, không để lây nhiễm trong các khu cách ly tập trung. Trường hợp khu cách ly tập trung của huyện vượt quá năng lực thì điều phối sang khu cách ly tập trung của tỉnh hoặc các huyện lân cận.

Y tế hướng dẫn phân loại F1, F2, thực hiện việc xét nghiệm, điều trị.

Chỉ đạo các lực lượng chức năng tiếp tục truy vết, nhất là các trường hợp liên quan đến công ty, nhà thờ, chợ dân sinh; khẩn trương xác định nguồn lây bệnh để từ đó có các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp, hiệu quả nhất, sớm kiểm soát được tình hình dịch bệnh trên địa bàn.

Triển khai các biện pháp phòng chống dịch tại địa bàn các xã, thị trấn có dịch.

Nguồn:

https://www.doisongphapluat.com/nam-dinh-thuc-hien-bien-phap-cap-bach-kiem-soat-o-dich-voi-20-ca-f0-trong-cong-dong-a516631.html

COVID-19 18/10: Một địa phương phát hiện 21 trường hợp mắc COVID-19 ở cùng một thôn
Tại thôn Đằng Động, xã Yên Hồng, huyện Ý Yên (Nam Định) ghi nhận 21 trường hợp có kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

Dịch COVID-19

H.A (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dịch COVID-19