Tin tức 24h: Chi tiết lạ vào đêm bé trai Bình Dương mất tích, mẹ đau xót mong tin con

H.A - Ngày 18/10/2021 19:12 PM (GMT+7)

Chia sẻ về con trai, chị Nhi nghẹn ngào nói bé Hưng ở nhà rất ngoan, 3 ngày rồi không biết con có được cho ăn, cho uống đầy đủ không, rồi sống chết ra sao.

Theo thông tin mới nhất, đến 18h chiều nay (18/10), bé Lâm Gia Hưng (2 tuổi, ở ấp Tân Định, xã Minh Tân, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương) mất tích vào khoảng 10h ngày 15/10 vẫn chưa tìm thấy tung tích. 

Chia sẻ với báo chí, chị Nhi cho biết vào hôm xảy ra vụ việc, thấy con đang chơi trước sân, chị đi vào nhà một lúc, quay ra thì không thấy con đâu. Dù đã huy động rất đông lực lượng tìm kiếm ở mọi ngóc ngách, từng dòng sông, con suối, khu vực lùm tre... nhưng 3 ngày qua các nhóm vẫn không có tung tích của bé trai.

Hình ảnh bé trai 2 tuổi được chia sẻ với hy vọng tăng cơ hội tìm thấy bé

Hình ảnh bé trai 2 tuổi được chia sẻ với hy vọng tăng cơ hội tìm thấy bé

Theo chị Nhi, bé Lâm Gia Hưng (ở nhà tên là Tanu) rất ngoan, đã nói bập bẹ vài tiếng, biết gọi bố mẹ khi đi vệ sinh. "Ở nhà thằng bé được cưng chiều. Giờ nó đi mất, tôi không biết nó hiện giờ thế nào, có được cho ăn, cho uống đầy đủ không, rồi sống chết ra sao", chị N. chia sẻ với Tri Thức Trẻ. 

Vào hôm bé trai mất tích, bố của cháu bé đã chia sẻ đoạn clip của cháu Hưng, cho biết chiếc áo cháu mặc trong clip cũng là chiếc áo ở thời điểm mất tích. "Mới quay cho con trai hôm trước, con đâu rồi về nhà đi mọi người đang chờ. Bé mặc áo như trong clip, mặt quần short jean. Mọi người ai nhìn thấy cháu bé thì hãy liên hệ với gia đình", bố cháu bé chia sẻ xót xa trên trang cá nhân. 

Người bố chia sẻ chiếc áo bé trai mặc ở thời điểm mất tích

Cũng liên quan đến vụ bé trai mất tích, trên báo Đất Việt, gia đình bé trai 2 tuổi cho biết ngay trong đêm đầu tiên xảy ra vụ việc, cả gia đình có đến các khu vực gần nhà thì phát hiện có đồ chơi của bé ở lô cao su gần nhà. Nhìn thấy đồ chơi liên quan của bé ở đây, gia đình đã tập trung tìm kiếm khắp nơi nhưng vẫn không thấy cháu đâu. 

Theo ghi nhận, nhà bé Hưng nhà nằm gần lô cao su, ít người qua lại, không có camera nên việc tìm kiếm tung tích gặp nhiều khó khăn.

Người dân Hà Tĩnh ra biển vớt "lộc trời" giữa mưa rét

Những ngày gần đây, thời tiết mưa lũ khiến thủy triều đổi dòng nên lượng sò mai từ ngoài khơi rồi dạt vào khu vực ven biển xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh với số lượng lớn.

Mặc dù mưa rét nhưng thời điểm này, người dân tại xã Cẩm Nhượng và các xã lân cận ở huyện Cẩm Xuyên cùng xuống bờ biển để vợt sò mai. Theo người dân, số lượng sò bị trôi dạt vào ước tính hàng tấn, dài gần cả km kéo dài từ thôn Xuân Bắc đến thôn Xuân Nam, xã Cẩm Nhượng.

Số lượng sò bị trôi dạt vào ước tính hàng tấn, dài gần cả km.

Số lượng sò bị trôi dạt vào ước tính hàng tấn, dài gần cả km.

Theo người dân xã Cẩm Nhượng cho biết, sò mai xuất hiện nhiều nhất vào khoảng 2-3h sáng. Nếu chịu khó mỗi người có thể vớt được hơn 1 tạ trong buổi sáng. Sau khi thu gom, sò mai sẽ được người dân bán cho thương lái hoặc sử dụng trong gia đình.

"Thời tiết mấy hôm nay lạnh lắm, nhưng thấy sò mai trôi dạt vào nhiều cho thu hoạch cao nên chúng tôi tranh thủ ra biển vớt. Trung bình mỗi ngày một người có thể thu về gần 1 triệu đồng", ông Nguyễn Văn Bình (trú thôn Xuân Nam) cho biết.

Sò mai là loại sò biển hình tam giác với kích thước to bằng mu bàn tay. Vỏ sò có màu nâu thẫm, phần cồi sò mai bên trong có thể bán với giá từ 100 - 150 nghìn đồng/kg. Đây được xem là món đặc sản tại các nhà hàng vì độ thơm ngon cùng giá trị dinh dưỡng cao.

Nguồn:

https://giadinh.net.vn/nguoi-dan-ha-tinh-ra-bien-vot-loc-troi-giua-mua-ret-172211018164216435.htm

Hà Nội: Từ 20/10, tái sát hạch, cấp giấy phép lái xe

Cụ thể, các trung tâm phải xây dựng phương án phòng, chống dịch cho từng kỳ sát hạch, báo cáo chính quyền địa phương, hội đồng sát hạch,tổ sát hạch; Đồng thời, phân công nhiệm vụ bảo đảm rõ người, rõ việc, có kiểm tra, giám sát trong tổ chức thực hiện. Sở GTVT Hà Nội cũng cho biết, tại khu vực cổng vào trung tâm sát hạch, cần thực hiện kiểm tra đối chiếu danh sách thí sinh dự sát hạch. Chỉ những người có tên trong danh sách dự sát hạch mới được vào trong trung tâm, người không có nhiệm vụ không được vào.

Chỉ những người có tên trong danh sách dự sát hạch mới được vào trong trung tâm sát hạch.

Chỉ những người có tên trong danh sách dự sát hạch mới được vào trong trung tâm sát hạch.

Cử nhân viên, cán bộ y tế yêu cầu 100% thí sinh, nhân viên phục vụ kỳ sát hạch, hội đồng sát hạch, tổ sát hạch xếp hàng bảo đảm khoảng cách quy định để thực hiện quét mã QR Code, đo thân nhiệt, khai báo y tế.

Các trung tâm cần phối hợp với cơ sở y tế, chính quyền địa phương để triển khai công tác phòng chống dịch COVID-19 khi phát hiện các trường hợp có biểu hiện ho, sốt, khó thở; phối hợp với cơ sở đào tạo chia các khung giờ thí sinh đến trung tâm sát hạch phù hợp với số chỗ ngồi đã được sắp xếp bảo đảm khoảng cách theo quy định. Các trung tâm sát hạch phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra vi phạm về công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại các kỳ sát hạch.

Nguồn:

https://cand.com.vn/Giao-thong/ha-noi-tu-20-10-tai-sat-hach-cap-giay-phep-lai-xe-i631844/

“Ngã ngửa” với giá thịt lợn tại các chợ, cao gấp 4 – 6 lần giá lợn hơi

Từ đầu năm tới nay, giá lợn hơi có xu hướng giảm liên tục, hiện cả ba miền có giá bán dao động ở mức 30.000-45.000 đồng/kg.

Cụ thể, ngày 18/10, giá lợn hơi tiếp tục được điều chỉnh giảm ở một vài tỉnh thành, đặc biệt là khu vực phía Nam.

Tại các tỉnh khu vực miền Bắc, giá lợn hơi đi ngang, duy trì khoảng giá từ 35.000 đồng/kg đến 38.000 đồng/kg; tại miền Trung, Tây Nguyên lợn hơi cũng không có biến động nhiều, dao động trong khoảng 37.000 - 40.000 đồng/kg; tại các tỉnh miền Nam, giá lợn hơi có điều chỉnh giảm rải rác tại một số địa phương, dao động trong khoảng 36.000 - 40.000 đồng/kg,… 

Đặc biệt, tại một số địa phương, với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, do áp lực vì giá thức ăn tăng cao nhiều người có nhu cầu bán tháo đàn, nên đã xuất hiện tình trạng thương lái “ép giá” lợn, đưa giá lợn xuống thấp, dao động ở ngưỡng 30.000 - 32.000 đồng/kg. Đây là mức giá thấp kỷ lục trong 4 năm trở lại đây.

Ông Ngô Văn Chín (huyện Lý Nhân, Hà Nam) cho biết, tại địa phương do nhiều hộ chăn nuôi đang có nhu cầu bán tháo đàn, trong khi mức tiêu thụ trên thị trường chậm nên thương lái chỉ trả giá từ 30.000 – 32.000 đồng/kg. “Rẻ cũng vẫn phải bán, vì càng nuôi thêm càng lỗ” – ông Chín cho hay.

Điều đáng nói, trong khi nông dân đang bán lợn hơi với giá rất rẻ ở mức 30.000 – 32.000 đồng/kg (loại 2) và 35.000-40.000 đồng/kg (loại 1), thì tại các chợ và siêu thị khắp cả nước, người tiêu dùng vẫn tiếp tục phải mua thịt với giá cao từ 4-6 lần (từ 110.000-200.000 đồng/kg) giá lợn hơi xuất chuồng.

Khảo sát một số chợ và siêu thị tại Hà Nội sáng ngày 18/10 cho thấy giá thịt lợn ở thời điểm này chỉ giảm nhẹ khoảng 5.000-10.000 đồng/kg so với một tháng trước. Hiện, thịt lợn tại chợ có giá 110.000-180.000 đồng/kg tùy loại.

Tại một quầy thịt tại chợ Nhân Chính (quận Thanh Xuân, Hà Nội), thịt lợn được bày bán với nhiều mức giá. Cụ thể, thịt ba rọi có giá 120.000 đồng/kg, nạc vai 110.000 đồng/kg, mông sấn 100.000 đồng/kg, sườn non giá 150.000 đồng/kg...

Tương tự, quầy thịt lợn tại một số siêu thị trên địa bàn quận Thanh Xuân, quận Cầu Giấy,... hiện có báo giá thịt nạc dăm 140.000 đồng/kg, thịt ba rọi rút sườn 180.000 đồng/kg, nạc xay 120.000 đồng/kg, thịt đùi 120.000 đồng/kg, sườn non giá 150.000 đồng/kg, đuôi 90.000 đồng/kg,... Thịt Meat Deli có mức giá bán dao động trong khoảng 129.900 - 199.900 đồng/kg. Với mức này, giá thịt lợn đến tay người tiêu dùng vẫn cao gấp 4-6 lần so với giá lợn hơi.

Tin tức 24h: Chi tiết lạ vào đêm bé trai Bình Dương mất tích, mẹ đau xót mong tin con - 4

Một số tiểu thương tại chợ cho hay, để thịt lợn đến tay người tiêu dùng hiện phải qua ít nhất 6 khâu trung gian, từ người nuôi, thương lái, người vận chuyển, lò mổ, tiểu thương nhập hàng mới đến tay người mua. Đặc biệt là thời điểm dịch bệnh, giá vận chuyển, tìm người lao động rất khó khăn nên giá bị đẩy lên.

Thực tế, phần chênh lệch giữa giá bán tại chuồng với giá đến tay người tiêu dùng chảy vào túi bộ phận trung gian là các thương lái, tiểu thương và khâu vận chuyển.

Lý giải về mức giá lợn hơi liên tục giảm trong thời gian qua, ông Nguyễn Văn Trọng - Phó cục trưởng Cục chăn nuôi - cho biết hiện nay nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm mạnh do giãn cách xã hội kéo dài ở 2 thành phố lớn nhất cả nước.

"Khi nhu cầu giảm, lợn ở chuồng cũng không tiêu thụ được nên bị tồn đọng số lượng lớn. Đặc biệt ở giai đoạn quá lứa, lợn sẽ tích mỡ khiến giá thành giảm theo, chưa kể nhiều thương lái ép giá", ông lý giải.

Cũng theo ông Trọng, hiện nay thị trường chưa hài hòa được 3 khâu là khâu sản xuất, khâu lưu thông và khâu tiêu dùng. Giá bán tại chợ vẫn cao chứng tỏ khâu lưu thông đang lãi tương đối nhiều trong khi khâu sản xuất là người nông dân chăn nuôi chịu thiệt thòi lớn.

Chưa kể chi phí vận chuyển, lưu thông tăng rất cao trong bối cảnh Covid-19. "Giá thực phẩm ở chợ, siêu thị giảm không đáng kể", ông đánh giá.

Theo Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi, mặt hàng thịt lợn không nằm trong danh mục hàng bình ổn giá do đó hiện nay cơ quan chức năng phải kiểm soát khâu trung gian.

Nguồn:

http://danviet.vn/nga-ngua-voi-gia-thit-lon-tai-cac-cho-cao-gap-4-6-lan-gia-lon-hoi-502021181013314396.htm

COVID-19 18/10: Ổ dịch phức tạp có 47 học sinh cùng trường dương tính, nguy cơ lây nhiễm rất cao
Phú Thọ ghi nhận 38 ca dương tính SARS-CoV-2, toàn tỉnh có 796 F1, 2835 F2 và 5918 F3.

Dịch COVID-19

H.A (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h