Liên quan đến ổ dịch ở xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong (Quảng Trị), địa phương này vừa ghi nhận thêm 7 ca dương tính với SARS-CoV-2.
13 diễn biến
Tài xế về từ TP.HCM không khai báo làm bùng ổ dịch phức tạp, gần 20 ca dương tính
Sáng 24/11, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Trị cho hay, đến 22h tối 23/11, đã ghi nhận thêm 36 trường hợp xét nghiệm RT-PCR dương tính với SARS-CoV-2.
Các trường hợp dương tính này có địa chỉ tại xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong (7 ca); thị trấn Krông Klang và xã Mò Ó, huyện Đakrông (19 ca); thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa (10 ca). Tất cả các trường hợp này được phát hiện thông qua giám sát cộng đồng, tại khu cách ly tập trung và khu phong tỏa.
Các chốt kiểm soát được thiết lập.
Đáng chú ý, sau khi dịch COVID-19 bùng phát mạnh tại hai huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông, hiện nay tại huyện Triệu Phong cũng ghi nhận nhiều ca dương tính mới với nguồn lây được xác định là từ tài xế về từ TP. HCM.
Trao đổi với PV Báo Sức khỏe & Đời sống sáng 24/11, ông Nguyễn Thành Vũ – Phó Chủ tịch UBND huyện Triệu Phong cho biết, tính đến nay ổ dịch xã Triệu Trạch đã ghi nhận 15 ca mắc COVID-19. Có 69 F1 nguy cơ cao đã được đưa đi cách ly tập trung, còn 23 F1 nguy cơ thấp và 218 F1 là học sinh đang được cách ly tại nhà.
"Hiện nay có 2011 người đang trong khu vực phong tỏa và khu vực nguy cơ cao do liên quan đến các ca mắc COVID-19 đã được được lấy mẫu nghiệm tầm soát. Chúng tôi đang quyết tâm đến cuối tuần này, hoàn tất tiêm vaccine cho toàn bộ người dân xã Triệu Trạch với các đối tượng từ 18 tuổi trở lên", ông Vũ thông tin.
Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Triệu Phong, nguồn lây của các ca bệnh tại ổ dịch xã Triệu Trạch được xác định là do tài xế về từ TP HCM. Hiện trường hợp này đang được điều trị, huyện Triệu Phong cũng đã giao Công an huyện củng cố hồ sơ đề xuất xử lý đối với trường hợp tài xế nói trên.
Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Trị, đến 22h ngày 23/11, tỉnh đang điều trị cho 276 ca F0. Tiến hành cách ly tập trung 161 trường hợp, tại cơ sở y tế 27 trường hợp và cách ly tại nhà 245 trường hợp. Số người tiêm 1 mũi vaccine là 413938 và tiêm 2 mũi vaccine là 228489.
Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/quang-tri-o-dich-lien-quan-tai-xe-ve-tu-tphcm-khong-khai-bao-... Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/quang-tri-o-dich-lien-quan-tai-xe-ve-tu-tphcm-khong-khai-bao-them-7-ca-duong-tinh-169211124124339558.htm
Hà Nội không cho cách ly F1 tại nhà ở 4 quận nội thành: Chuyên gia nói gì?
Thiếu căn cứ khoa học
Trao đổi với PV Báo Giao thông, PGS.TS. Nguyễn Việt Hùng, Phó Chủ tịch Hội kiểm soát Nhiễm khuẩn Hà Nội, cách thức phòng chống dịch nên áp dụng thống nhất giữa các tỉnh và không phân vùng trong 1 tỉnh, thành phố. Trong chiến lược phòng chống dịch của ngành Y tế không có quy định về địa giới hành chính, nội hay ngoại thành, chỉ cần đảm bảo đủ điều kiện theo đúng quy định.
Không nên phân biệt nội, ngoại thành, nếu đủ điều kiện F1 được cách ly tại nhà,
Việc Hà Nội quy định 4 quận nội thành Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa không được phép thực hiện cách ly F1 tại nhà dù có đủ điều kiện là thiếu căn cứ khoa học và không đúng quy định.
Nếu Hà Nội cho rằng nội thành đông đúc, nếu cách ly trong nội thành làm lây lan dịch thì nhìn TP.HCM, trong đó đông hơn mà vẫn làm được. Hơn nữa, cần hiểu cách ly tại nhà là cách ly trong mỗi hộ gia đình, do vậy dù có nội thành, hay ngoại thành nếu đáp ứng điều kiện thì hoàn toàn nên để F1 cách ly tại nhà thay vì cách ly tập trung.
Ông Hùng giải thích rõ hơn, khi nói đến cách ly tại nhà quan trọng nhất người được cách ly và không phải đảm bảo khoảng cách: Buồng riêng, dụng cụ riêng, không giao tiếp trực tiếp… đảm bảo người trong cùng gia đình không lây nhiễm cho nhau.
Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cộng đồng, người không cách ly trong gia đình cũng hạn chế ra ngoài, mang khẩu trang, khử khuẩn tay trước ra ngoài, không đến nơi đông người…. .
“Quy định của Hà Nội mang nặng cảm tính, không có căn cứ khoa học. Bởi khi Bộ Y tế đưa ra quy định, điều kiện để thực hiện cách ly F1 tại nhà là đã tính toán dựa trên hướng dẫn quốc tế, từ kinh nghiệm thực tế các tỉnh thành đã thực hiện và bằng chứng khoa học.
Nếu địa phương nào cũng ban hành những quy định khác nhau, không dựa trên cơ pháp lý, khoa học sẽ ảnh hưởng sự tuân thủ của dân. Về lâu dài ảnh hưởng hiệu quả phòng chống dịch”, ông Hùng nhấn mạnh.
Ông Hùng cho biết thêm, điều Hà Nội cần làm hiện nay là tiếp tục tăng cường phủ rộng vaccine mũi 2 với người trên 18 tuổi, đặc biệt là đối tượng nguy cơ cao như người cao tuổi, người có bệnh nền. Và giải quyết việc cách ly tại nhà cho ổn, chính quyền cần tuyên truyền để mọi người dân hiểu phải có trách nhiệm tham gia phòng chống dịch khi dịch đến với mình…
Lý do Hà Nội không cho phép cách ly F1 tại nhà ở 4 quận nội thành
Trong ngày 23/11, Sở Thông tin Truyền thông Hà Nội có văn bản trả lời cơ quan báo chí về chủ trương không cách ly người tiếp xúc gần (F1) tại nhà ở 4 quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa và Hai Bà Trưng được dư luận quan tâm những ngày qua.
Theo đó, UBND Hà Nội đưa ra quyết định này trên cơ sở tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia và căn cứ tình hình dịch thực tế trên địa bàn. Các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa và Hai Bà Trưng là nơi tập trung trụ sở của các cơ quan của Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức quốc tế, tập đoàn kinh tế lớn…
Bên cạnh đó, 4 quận là nơi có mật độ dân cư cao, tập trung nhiều hoạt động giao lưu, giao thương kinh tế với tần suất cao để phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy đây là khu vực có tầm quan trọng đặc biệt và cần phải áp dụng các biện pháp đặc biệt để bảo vệ an toàn tuyệt đối về an ninh, trật tự cũng như dịch bệnh.
Trước mắt, TP. Hà Nội chủ trương không điều trị F0 tại các bệnh viện và cách ly F1 tại nhà ở khu vực 4 quận lõi nhằm đảm bảo an toàn cho khu vực này. Với người cao tuổi, người có bệnh nền, phụ nữ mang thai, người dưới 18 tuổi, TP cho phép cách ly tại nhà nếu có đủ các điều kiện theo quy định.
Đối tượng còn lại thực hiện cách ly tập trung do Bộ Tư lệnh Thủ đô quản lý, hoặc cách ly tự nguyện tại các khách sạn được thành phố cho phép.
Trong thời gian tới, tùy thuộc vào diễn biến của dịch bệnh trên địa bàn, thành phố sẽ có những điều chỉnh tổng thể phù hợp nhằm kiểm soát dịch bệnh một cách hiệu quả nhất với phương châm sức khỏe và tính mạng của nhân dân là trên hết.
Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/ha-noi-khong-cho-cach-ly-f1-tai-nha-o-4-quan-noi-thanh-chuy... Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/ha-noi-khong-cho-cach-ly-f1-tai-nha-o-4-quan-noi-thanh-chuyen-gia-noi-gi-d533389.html
Campuchia-nước ĐNA phong tỏa muộn và mở cửa sớm nhất, "bí kíp" là gì?
Theo kênh Channel News Asia, từ ngày 15-11, Campuchia tăng tốc dỡ bỏ các hạn chế phòng dịch COVID-19 đối với du khách đã được tiêm phòng đầy đủ có kết quả xét nghiệm âm tính. Bước đi này nhằm tiến tới mở cửa với thế giới, khôi phục các hoạt động thương mại và du lịch của đất nước chùa tháp. Đây cũng là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên làm như vậy. Trong khi châu Âu đối mặt với làn sóng COVID-19 thứ tư và phần lớn thế giới trong đó có nhiều nước Đông Nam Á vẫn đang hạn chế đi lại hoặc thực hiện các biện pháp kiểm dịch kéo dài, việc Campuchia mở cửa trở lại là điều khiến nhiều người ngạc nhiên.
Đến ngày 15-11, tỉ lệ tiêm chủng của Campuchia đạt 88% - đứng thứ 6 trên toàn cầu. Ảnh: TÂN HOA XÃ
Mặc dù nước này đã có sự phát triển đáng kể trong những năm gần đây, nhưng đây vẫn là một quốc gia có thu nhập trung bình thấp hơn và không sở hữu nguồn lực lớn trong việc ngăn chặn virus và các tác động của nó. Vậy làm thế nào mà Campuchia có thể mở cửa trở lại sớm như vậy?
Chuẩn bị tốt
Thứ nhất, bằng cách hạn chế tối đa các ca nhiễm cộng đồng trong suốt năm 2020, Campuchia đã có nhiều thời gian để chuẩn bị cho tình huống xấu nhất.
Nước này đã dự trữ khẩu trang và thiết bị bảo hộ cá nhân thông qua việc mua trực tiếp của chính phủ hoặc nguồn cung cấp từ các quốc gia và tổ chức tài trợ. Đồng thời, một chiến dịch giáo dục cộng đồng đã tạo điều kiện cho người dân hiểu rõ về quá trình lây lan của virus và các biện pháp giãn cách xã hội.
Vào tháng 3, nước này đã công bố một hệ thống mã QR cho tất cả các doanh nghiệp và tổ chức, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc truy vết. Sự hợp tác chặt chẽ giữa Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Bộ Y tế đã đóng góp đáng kể vào quá trình chống dịch.
Phủ vaccine
Những điều trên chắc chắn đã có tác động tích cực đến tình hình COVID-19 ở Campuchia. Tuy nhiên, yếu tố chính đằng sau sự mở cửa trở lại của nước này là chương trình tiêm chủng nhanh chóng trên toàn quốc.
Điều này đòi hỏi hai yếu tố: Nguồn cung cấp vaccine và khả năng vận chuyển vaccine. Tính đến ngày 15-11, khoảng 88% toàn bộ dân số Campuchia đã được tiêm chủng - đứng thứ 6 trên toàn cầu. Ở khu vực Đông Nam Á, tỉ lệ tiêm chủng của nước này chỉ xếp sau Singapore.
Phnom Penh gần đây đã mở lại chiến dịch tiêm bổ sung đợt thứ ba. Đợt tiêm này cũng đã được hoàn tất vào cuối tháng 10.
Campuchia đã nhận được sự tài trợ vaccine đáng kể từ Trung Quốc (6 triệu liều của Sinovac), cơ chế COVAX của Liên Hợp Quốc (AstraZeneca), Mỹ (1 triệu liều của Johnson & Johnson), và một số nước khác.
Chính phủ Campuchia cũng đã mua gần 30 triệu liều của Sinovac. Đầu tư của Campuchia rõ ràng đã mang lại kết quả. Nước này được trang bị đầy đủ về tài chính để mua các nguồn cung cấp vaccine đáng kể.
Một số người cho rằng thành công của Campuchia chỉ đơn giản là do có sự hỗ trợ của Trung Quốc, nhưng điều này không phản ánh đúng thực tế và đánh giá thấp năng lực của nhà nước Campuchia đương thời.
Campuchia đã nhận được 600.000 liều của Sinovac do Trung Quốc tài trợ vào đầu tháng 2 và 324.000 liều từ COVAX vào đầu tháng 3.
Đến ngày 15-3, 1,5 triệu liều của Sinovac đã mua đã được chuyển đến Campuchia và đến giữa tháng 4, gần 1 triệu dân nước này đã được tiêm ngừa.
Chiến dịch tiến hành nhanh chóng, dựa trên mức độ ưu tiên theo công việc (quan chức chính phủ, nhân viên y tế và giáo viên đứng đầu danh sách); và theo vị trí địa lý (ban đầu là Phnom Penh và sau đó nhanh chóng mở rộng đến các tỉnh).
Việc tiếp nhận diễn ra nhanh chóng nhưng được tổ chức tốt. Thời gian và địa điểm tiêm chủng được các quan chức chính quyền địa phương công bố rõ ràng.
Nước này cũng công bố "thẻ xanh" bằng nhựa có kèm mã QR, trong đó ghi nhận ngày tiêm vaccine và loại vaccine đã tiêm. Ban đầu, giới chức lo ngại người dân có thể làm giả thẻ này để ra đường. Tuy nhiên, hiện điều này không còn là mối quan tâm lớn khi tất cả người dân đều đã được tiêm vaccine miễn phí và với tốc độ nhanh chóng.
Nguồn: https://plo.vn/quoc-te/campuchianuoc-dna-phong-toa-muon-va-mo-cua-som-nhat-bi-kip-la-gi... Nguồn: https://plo.vn/quoc-te/campuchianuoc-dna-phong-toa-muon-va-mo-cua-som-nhat-bi-kip-la-gi-1029585.html
Hôm nay, tỉnh Thái Bình có 50 ca mắc mới
Cụ thể, 5 trường hợp được phát hiện trong cộng đồng ở xã Minh Tân (huyện Đông Hưng), TP. Thái Bình 3 ca và xã An Vinh (huyện Quỳnh Phụ). Những trường hợp này cơ quan chức năng đều xác định được nguồn lây và quản lý, cách ly theo quy định. Các hoạt động điều tra, truy vết, xét nghiệm đối tượng nguy cơ, vệ sinh môi trường được triển khai nghiêm ngặt.
Trong 24h qua, tỉnh Thái Bình ghi nhận thêm 50 ca mắc mới
Ngoài ra, 45 ca bệnh được ghi nhận tại khu cách ly tập trung gồm: huyện Kiến Xương (3), huyện Đông Hưng (12), huyện Tiền Hải (1), huyện Vũ thư (16), huyện Thái Thụy (4), huyện Hưng Hà (2), TP. Thái Bình (5) và 2 ca là lái xe đường dài người tỉnh Bình Định. Như vậy, tính từ 10/11đến 16h chiều nay (23/11), tỉnh Thái Bình đã có 901 trường hợp mắc COVID-19 và những bệnh nhân này đang điều trị ở 5 bệnh viện trong tỉnh.
Cũng trong ngày hôm qua, tỉnh Thái Bình công bố 9 bệnh nhân được điều trị khỏi COVID-19. Trong đó có 4 trường hợp điều trị ở Bệnh viện Nhi tỉnh đều trú tại xã Nguyên Xá (huyện Vũ Thư) và 5 trường hợp ở Bệnh viện Phổi tỉnh. Tất cả những công dân này khi xuất viện đều có sức khoẻ tốt và khi về nhà tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại địa phương.
Nguồn: https://giadinh.net.vn/hom-nay-tinh-thai-binh-co-50-ca-mac-moi-172211123192900029.htm Nguồn: https://giadinh.net.vn/hom-nay-tinh-thai-binh-co-50-ca-mac-moi-172211123192900029.htm
Cần Thơ thành lập 52 đội y tế lưu động điều trị F0 tại nhà
Ngày 22/11, UBND TP Cần Thơ cho biết, cơ quan này vừa ban hành Công văn số 3433/QĐ-UBND thành lập các đội y tế lưu động để hỗ trợ F1, F0 điều trị tại nhà.
Lễ xuất quân thành lập 52 đội y tế lưu động trên toàn địa bàn TP Cần Thơ.
Theo đó, thành lập 52 đội y tế lưu động trên toàn địa bàn TP, mỗi đội có 4 thành viên gồm 1 đội trưởng và 3 thành viên (là sinh viên Trường Đại học Y Dược Cần Thơ) hỗ trợ hoạt động của các đội y tế lưu động.
Đội y tế lưu động chịu sự chỉ đạo về chuyên môn của Trung tâm Y tế quận, huyện và thực hiện công tác giám sát, theo dõi F1 được cách ly y tế tại nhà và F0 được quản lý, cách ly, điều trị tại nhà trên địa bàn được phân công.
Ngoài ra, đội còn hỗ trợ Trạm Y tế trong công tác khám, chữa bệnh, theo dõi sức khỏe, cấp phát thuốc, lấy mẫu xét nghiệm cho F1 được cách ly y tế tại nhà và F0 được quản lý, cách ly, điều trị tại nhà.
Trước đó, ngày 19/11, UBND TP Cần Thơ đã ban hành kế hoạch về việc triển khai việc cách ly, điều trị F0 tại nhà.
Theo đó, các trường hợp F0 được cách ly, điều trị tại nhà cần thỏa mãn các tiêu chí như: không có triệu chứng lâm sàng hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ (sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi).
Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/can-tho-thanh-lap-52-doi-y-te-luu-dong-dieu-tri-f0-tai-nha-... Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/can-tho-thanh-lap-52-doi-y-te-luu-dong-dieu-tri-f0-tai-nha-d533258.html
Đắk Lắk lý giải về tỉ lệ trên 80% người mắc Covid-19 khi đã tiêm vaccine
Ngày 22/11, Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cho biết, qua theo dõi tình trạng nhập viện trong thời gian qua, tỉ lệ người mắc Covid-19 đã tiêm vaccine mũi 1 và mũi 2 chiếm đến 80% trường hợp nhập viện điều trị.
Theo Sở Y tế Đắk Lắk, qua theo dõi tỉ lệ người mắc Covid-19 đã tiêm vaccine mũi 1 và mũi 2 chiếm đến 80% trường hợp nhập viện.
Ông Nay Phi La, Giám đốc Sở Y tế cho hay, hiện tỉ lệ tiêm trên địa bàn tỉnh đạt 90% mũi 1, nhưng chưa đủ thời gian từ ngày tiêm cho đến ngày 14 để tạo kháng thể. Mũi 2 hiện đạt 45%, dự tính đến hết tuần này sẽ đạt trên 50%.
Trong khi đó, người dân có tâm lý chủ quan sau khi tiêm, không tuân thủ 5K khiến tỉ lệ F0 tăng lên. Hơn nữa, đối tượng tiêm trên 18 tuổi, là lao động chính, đi lại nhiều nên việc mắc Covid-19 cũng là điều dễ hiểu.
Cũng theo Sở Y tế, hiện nay đang xảy ra tình trạng người dân chủ quan sau khi tiêm vaccine, cho rằng người tiêm vaccine sẽ không mắc Covid-19 nên nguy cơ lây lan trong cộng đồng rất dễ xảy ra.
Trước đó, Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cho biết, từ ngày 8/5 đến nay, tỉnh Đắk Lắk đã ghi nhận hơn 6.700 trường hợp mắc, 36 trường hợp tử vong. Trong 14 ngày qua, tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh đang diễn biến hết sức phức tạp, khó lường.
Ca mắc phát hiện ngoài cộng đồng trong 3 ngày gần nhất chiếm 86,8%. Các chùm ca bệnh ngoài cộng đồng không rõ nguồn lây, việc truy vết khó kiểm soát được nhanh chóng vì lượng người tiếp xúc với nhau rất đông.
Theo Ban chỉ đạo phòng chống dịch tỉnh Đắk Lắk, toàn tỉnh hiện có 34 khu vực đang phong toả, 10 cơ sở cách ly tập trung tuyến tỉnh, hơn 100 cơ sở cách ly tập trung tại các huyện, trưng dụng trường học, các cơ sở y tế, công an, quân đội làm nơi cách ly.
Tỉnh đã thiết lập 7 cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19 với quy mô 3.722 giường bệnh theo mô hình tháp 3 tầng và dự kiến tăng lên 5.580 giường.
Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk nhận định trong thời gian tới với số ca mắc mới trung bình 1 ngày từ 130-170 trường hợp, dự kiến sẽ đạt đỉnh vào cuối tháng 11 và nửa đầu tháng 12 với số ca mắc tích lũy có thể lên đến từ 8.000 đến 10.000 ca.
Với số lượng ca mắc mới trong 1 ngày tăng nhanh chóng khiến công tác điều trị phải tăng công suất lên rất nhiều lần.
Tuy nhiên, hiện tại các cơ sở điều trị bệnh nhân vẫn đang còn thiếu nhiều trang thiết bị, vật tư y tế, nhân lực có trình độ cao nên rất dễ chuyển mức độ nặng và nguy kịch của bệnh nhân nếu không được chăm sóc kịp thời.
Từ đó, Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk tiếp tục đề nghị mở rộng cơ sở điều trị, hỗ trợ trang thiết bị y tế, vaccine, đào tạo nguồn nhân lực, nâng công suất xét nghiệm PCR, hoàn thiện phương án điều trị F0 tại nhà, xây dựng trạm y tế lưu động… để ứng phó với dịch bệnh Covid-19.
Ngày 21/11, UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành kế hoạch quản lý và chăm sóc sức khỏe người nhiễm Covid-19 (F0) tại nhà nhằm giảm tải việc nhập viện điều trị cho bệnh nhân không có triệu chứng hoặc có triệu chứng bệnh nhẹ.
Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/dak-lak-ly-giai-ve-ti-le-tren-80-nguoi-mac-covid-19-khi-da-... Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/dak-lak-ly-giai-ve-ti-le-tren-80-nguoi-mac-covid-19-khi-da-tiem-vaccine-d533231.html
Quảng Nam thêm 12 F0, 8 ca liên quan karaoke Paradise ở Tam Kỳ
Trưa 24-11, ông Mai Văn Mười, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, cho biết tại địa phương vừa ghi nhận thêm 12 trường hợp có kết quả xét nghiệm khẳng định mắc Covid-19. Đáng chú ý, trong số này có tới 8 người có liên quan "ổ dịch" quán karaoke Paradise (TP Tam Kỳ).
Bệnh nhân 1: L.X.L (SN 1998; đường Trần Cao Vân, phường Trường Xuân, TP Tam Kỳ). Thông tin dịch tễ gần đây: Ngày 19-11 có đến quán karaoke Paradise. Sáng 20-11 có đến quán Phố bia, đến chiều thì bị sốt nên ở nhà. Chưa tiêm vắc xin; hiện tại không có triệu chứng.
Lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại TP Tam Kỳ Ảnh: Trung tâm Văn hóa Tam Kỳ
Bệnh nhân 2: L.T.K.M (SN 1993; trú đường Trần Cao Vân, phường Trường Xuân, Tam Kỳ). Thông tin dịch tễ gần đây: Ngày 20-11 có đi tới quan karaoke Paradise, đi làm nail 427 Hùng Vương; 21-11 ăn tại quán nướng đối diện công an thành phố. Đã tiêm 1 mũi vắc-xin.
Bệnh nhân 3: P.P.T (SN 1998; đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường An Mỹ, Tam Kỳ). Thông tin dịch tễ: Ngày 20-11 có đi tới quan karaoke Paradise, tới quán bida đường Nguyễn Du, ăn sáng tại quán bún chả cá Lê Lợi. Ngày 22-11 đi làm tại trung tâm RD tải, ăn tại quán bê thui 92 Lý Thường Kiệt. Đã tiêm 2 mũi vắc xin. Không có triệu chứng.
Bệnh nhân 4: N.H.N (SN 1997; đường Nguyễn Thị Minh Khai, An Mỹ, Tam Kỳ). Thông tin dịch tễ gần đây: Ngày 20-11 đến quán karaoke Paradise; Chiều 20-11 ăn bún bò Huế tại ngã ba Lê Lợi - Phan Chu Trinh, 17 giờ có nhậu tại nhà anh Minh; 22 và 23-11, đi làm rồi về nhà, chỉ tiếp xúc với người trong nhà. Tiêm vắc xin 2 mũi. Hiện tại không có triệu chứng
Bệnh nhân 5: N.V.T (SN 1988; khối phố Thuận Trà, phường Hòa Thuận, Tam Kỳ). Thông tin dịch tễ gần đây: Ngày 20-11 có đi tới quan karaoke Paradise, ăn ở Tam Phước. 21-11, uống cà phê tại quán Tam Kỳ phố, ăn thịt dê tại Ok dê đường Lý Thường Kiệt. 22-11 uống cà phê đối diện quán dê Lam Sơn, nhậu nhà ông Linh Thăng Bình. Không có triệu chứng.
Bệnh nhân 6: N.T.N.N (SN 1997; ngụ đường Nguyễn Phong Sắc, An Mỹ, Tam Kỳ). Lý do xét nghiệm: Tiếp xúc F1 Núi Thành. Thông tin dịch tễ gần đây: Ngày 20-11 có đi tới quán bida Hà Nam đường 3/2. Tiêm 1 mũi vắc xin.
Bệnh nhân 7: C.V.T (SN 1997; hiện đang cách ly ở kho Bạc, đã khai báo tại Trung tâm Y tế Tam Thăng).
Bệnh nhân 8: T.T.N (SN 1998; đường Lý Thường Kiệt, An Mỹ, Tam Kỳ). Làm tại quán Alibaba 219 Lý Thường Kiệt. Ngày 23-11, khoảng 10 giờ có đi chợ Thương Mại.
Bệnh nhân 9: P.V.C (địa chỉ đường Hùng Vương, An Sơn, Tam Kỳ). Lý do xét nghiệm: Có tới địa điểm dịch tễ là quán karaoke. Thông tin dịch tễ gần đây: Ngày 22-11 có tiếp xúc với F0 tại quán karaoke, nhậu tại quán phố Bia. Ngày 23-11, đi chợ Tam Kỳ, nhà thuốc Kim Liên đường Trần Cao Vân. Chưa tiêm văc xin.
Bệnh nhân 10: T.N.S (SN 1996, tổ 5, Vinh Phú, Bình Trung, Thăng Bình, Quảng Nam). Thông tin dịch tễ gần đây: Ngày 20-11 có đi tới quan karaoke Paradise, nhậu tại quán nướng cay Điện Biên Phủ. Chiều 21-11, đánh bóng chuyền tại nhà văn hóa thôn. 22-11 đi làm tại trung tâm RD tải xong về nhà. Tiêm 2 mũi vắc xin. Triệu chứng: Sốt, rát cổ.
Bệnh nhân 11: T.V.L (SN 1997; tổ 5, Thái Đông, Bình Nam, Thăng Bình). Thông tin dịch tễ: Tiếp xúc với ca F0. Tối ngày 20-11 có tới quán karaoke Paradise. Ngày 22-11 đi làm tại công ty cơ khí Thaco. Không có triệu chứng, đã tiêm 2 mũi vắc-xin.
Bệnh nhân 12: T.V.T (SN 1997, thôn Hòa Bình, xã Tam Thái, Phú Ninh, Quảng Nam). Thông tin dịch tễ gần đây: Tối 20-11 có tới quán karaoke Paradise. 21-11 có đi ăn tại nhà hàng xóm. 22-11 đi làm tại trung tâm RD tải xong về nhà. Đã tiêm 2 mũi. Triệu chứng: Rát cổ.
Trước đó, ngành y tế tỉnh Quảng Nam ghi nhận nhiều ca bệnh liên quan đến các quán karaoke trên địa bàn TP Tam Kỳ, trong đó có quán karaoke Paradise.
Nguồn: https://nld.com.vn/thoi-su/quang-nam-them-12-f0-8-ca-lien-quan-karaoke-paradise-o-tam-k... Nguồn: https://nld.com.vn/thoi-su/quang-nam-them-12-f0-8-ca-lien-quan-karaoke-paradise-o-tam-ky-20211124111640187.htm
Hậu Giang: Những ai tiêm đủ 2 mũi vắc-xin mới được ra ngoài tập thể dục
Ngày 24-11, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Đồng Văn Thanh ký văn bản về việc tăng cường các biện pháp ngăn chặn, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, kể từ 0 giờ ngày 24-11, các hoạt động tập trung thể dục, thể thao ngoài trời được hoạt động nhưng phải đảm bảo đã tiêm đủ 2 liều vắc-xin và không tập trung quá 10 người trong cùng một thời điểm, địa điểm.
Đối với các xã, phường, thị trấn, ấp, khu vực có dịch cấp 3 trở lên tổ chức thực hiện việc phát phiếu đi chợ cho người dân không quá 15 lần/tháng, quy định giờ đi chợ hợp lý, đảm bảo giãn cách 2m, không tập trung đông người, người đi chợ phải được tiêm đủ 2 mũi vắc-xin.
Sở Y tế phải đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho các đối tượng từ 18 tuổi trở lên và trẻ em từ 12-17 tuổi bao phủ 2 mũi. Đến cuối tháng 12-2021, xây dựng xong kế hoạch tiêm vắc-xin mũi 3 cho năm 2022.
Nguồn: https://nld.com.vn/thoi-su/hau-giang-nhung-ai-tiem-du-2-mui-vac-xin-moi-duoc-ra-ngoai-t... Nguồn: https://nld.com.vn/thoi-su/hau-giang-nhung-ai-tiem-du-2-mui-vac-xin-moi-duoc-ra-ngoai-tap-the-duc-20211124111345117.htm
TP.HCM ra văn bản khẩn: Tăng cường kiểm soát chặt di biến động dân cư, ra vào địa bàn
Theo báo Tuổi trẻ, ngày 23/11, UBND TP.HCM có văn bản khẩn về tiếp tục thực hiện nghiêm, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.
Trong đó, trước tình hình số ca mắc COVID-19 ở TP Thủ Đức và các quận, huyện đều có xu hướng tăng, UBND TP.HCM đã giao TP Thủ Đức, các quận, huyện chỉ đạo các phường, xã, thị trấn thực hiện nghiêm nghị quyết 128 của Chính phủ, quyết định 4800 của Bộ Y tế và quyết định 3900 của UBND TP về việc đảm bảo thống nhất, phát huy tính chủ động, sáng tạo của địa phương, không cục bộ, "cát cứ" hoặc ban hành quy định vượt quá mức cần thiết.
Đồng thời, các địa phương cần thần tốc truy vết, xét nghiệm là then chốt để sớm kiểm soát hiệu quả dịch, thích ứng an toàn, linh hoạt theo diễn biến dịch, chuyển dần các vùng cấp độ 2, 3, 4 về cấp độ 1. Cần chủ động xây dựng kịch bản đáp ứng với các tình huống dịch bệnh trên địa bàn cụ thể, chi tiết, khả thi và thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
UBND TP.HCM chỉ đạo các quận, huyện kiểm soát di biến động dân cư, nắm tình hình người ra vào địa bản để kiểm soát dịch. Ảnh: Pháp luật TP.HCM
Văn bản của UBND TP đề nghị quận, huyện rà soát, đôn đốc, đẩy mạnh công tác tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân, nhất là mũi 2, tiêm lưu động, tiếp cận đối tượng có nguy cơ cao như người lớn tuổi, bệnh nền, khó di chuyển; đảm bảo thuốc điều trị, trang thiết bị y tế…. Thực hiện nới lỏng, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, mở cửa lại nền kinh tế có lộ trình và ở những nơi an toàn, đủ điều kiện.
Các địa phương cũng phải tăng cường kiểm soát chặt di biến động dân cư, nắm tình hình người dân ra, vào địa bàn, người có nguy cơ đang lưu trú, làm việc tại địa phương, doanh nghiệp. Gồm: lái xe, phụ xe đường dài, liên tỉnh; người làm việc ngoài tỉnh về địa phương lưu trú, người lưu trú ngoài tỉnh về địa phương làm việc… Từ đó có biện pháp quản lý phù hợp, khai báo y tế thường xuyên.
Báo Pháp luật TP.HCM thông tin, về phía sở Y tế TP, UBND TP đã chỉ đạo cơ quan này giám sát trọng điểm hội chứng cúm (ILI), viêm phổi nặng (SVP), giám sát trọng điểm COVID-19, giám sát dựa vào sự kiện (EBS), sớm phát hiện trường hợp nghi mắc COVID-19 tại cộng đồng. Bên cạnh đó, thực hiện các loạt các biện pháp phòng chống dịch như lấy mẫu xét nghiệm, khoanh vùng, cách ly, nâng cao hệ thống y tế, sẵn sàng thiết lập Trạm Y tế lưu động ở phường, xã, bổ sung nhân lực cho Trạm Y tế phường có ca mắc tăng cao…
Đồng thời, sở Y tế cũng cần hoàn chỉnh kế hoạch sẵn sàng thiết lập hệ thống điều trị bao gồm các Trung tâm hồi sức tích cực, Bệnh viện dã chiến.
Đối với các cơ sở khám chữa bệnh phải nghiêm túc phân luồng, khai báo y tế, đo thân nhiệt, thực hiện nghiêm quy trình khám sàng lọc; đảm bảo đủ oxy, máy thở, giường cấp cứu, các điều kiện cần thiết khác trong thời gian sớm nhất.
UBND TP đồng thời giao các sở, ngành chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học… thực hiện nghiêm biện pháp phòng chống dịch, cập nhật thường xuyên lên hệ thống An toàn COVID-19. Đảm bảo an toàn ở khu chế xuất, khu công nghiệp, doanh nghiệp đông công nhân, trường học. Duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh ở nơi đủ điều kiện theo nguyên tắc “an toàn mới sản xuất, sản xuất phải an toàn”.
Các sở, ngành cần tăng cường kiểm tra tại các bệnh viện, cơ sở sản xuất, chợ, siêu thị, nhà ga, sân bay, bến xe, thường xuyên cập nhật trạng thái trên Bản đồ chung sống an toàn với COVID-19, xử nghiêm vi phạm phòng chống dịch.
Nguồn: https://www.doisongphapluat.com/tphcm-ra-van-ban-khan-tang-cuong-kiem-soat-chat-di-bien... Nguồn: https://www.doisongphapluat.com/tphcm-ra-van-ban-khan-tang-cuong-kiem-soat-chat-di-bien-dong-dan-cu-ra-vao-dia-ban-a520170.html
WHO cảnh báo châu Âu có thể có thêm 700.000 người chết vì COVID-19 tính tới tháng 3/2022
Ngày 23/11 (theo giờ Mỹ), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo châu Âu có thể có thêm 700.000 người chết vì COVID-19 tính tới ngày 1/3/2022. Được biết, ở thời điểm hiện tại, châu Âu đã có khoảng 1,5 triệu người tử vong vì dịch bệnh.
Báo cáo của WHO dự đoán "các đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU) ở 49 trong số 53 quốc gia châu Âu sẽ phải chịu căng thẳng cực độ tính từ ngày đến ngày 1/3/2022".
Châu Âu đã trở lại thành tâm dịch COVID-19 thế giới trong thời gian gần đây khi số ca mắc và tử vong tại châu lục này tăng cao. Theo đó, nguyên nhân được cho là do tỷ lệ tiêm chủng chậm chạp ở một vài quốc gia, sự lây lan nhanh chóng của biến thể Delta, trời lạnh và việc nới lỏng các quy định giãn cách xã hội.
Châu Âu đang trải qua làn sóng dịch COVID-19 thứ 4 vô cùng nghiêm trọng. Ảnh: AFP
Làn sóng dịch lần thứ 4 đã khiến Áo phải tái áp đặt lệnh giãn cách nghiêm ngặt, trong khi Đức và Hà Lan đang ban hành những quy định phong toả kiểu mới.
Tại Liên minh châu Âu (EU) hiện nay, trung bình khoảng 67,7% người dân đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19. Tuy nhiên, tỷ lệ này rất khác biệt tại mỗi quốc gia, trong đó, tỷ lệ tiêm chủng ở các nước Đông Âu rất thấp. Như tại Bulgaria, chỉ mới 24,4% người dân đã được tiêm vaccine.
Theo dữ liệu của WHO, số ca tử vong liên quan đến COVID-19 ở 53 quốc gia châu Âu trong tuần trước đã tăng lên gần 4.200 ca/ngày, gấp đôi so với 2.100 ca tử vong mỗi ngày vào cuối tháng 9/2021.
Tỷ lệ này cho thấy khả năng bảo vệ và ngăn chặn các triệu chứng nặng của vaccine đối với COVID-19 đang giảm dần. Một số quốc gia, bao gồm Hy Lạp, Pháp và Đức, đang tiến tới việc yêu cầu tiêm mũi thứ ba cho một người nào đó được coi là đã được tiêm chủng đầy đủ.
Trong khi đó, Áo đã đóng cửa các cửa hàng, nhà hàng và chợ lễ hội và áp đặt những hạn chế mạnh mẽ nhất từng thấy ở Tây Âu trong nhiều tháng qua.
Còn tại Đức, quyền Thủ tướng Angela Merkel cũng đã phải lên tiếng cảnh báo về làn sóng dịch COVID-19 nghiêm trọng chưa từng thấy tại nước này. Với việc các giường ICU nhanh chóng kín chỗ và tỷ lệ ca mắc hàng tuần ở mức cao nhất từ đầu mùa dịch, các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất của Đức đã ban hành quy định phong toả mới, bao gồm việc đóng cửa các chợ Giáng sinh.
Nguồn: https://www.doisongphapluat.com/who-canh-bao-chau-au-co-the-co-them-700-000-nguoi-chet-... Nguồn: https://www.doisongphapluat.com/who-canh-bao-chau-au-co-the-co-them-700-000-nguoi-chet-vi-covid-19-tinh-toi-thang-3-2022-a520174.html
Nghệ An: Một huyện dịch Covid-19 lây lan ở cả 3 cấp học, trắng đêm truy vết
Sáng 24/11, ông Hoàng Đình Sơn, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An cho biết, trong số các ca mắc Covid-19 vừa được phát hiện trên địa bàn, có nhiều trường hợp là học sinh. Đặc biệt, chiều 23/11, địa phương này có tới 35 em học sinh ở 3 cấp học có kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
“Trước việc có nhiều học sinh nhiễm Covid-19 nên cấp mầm non đã được cho nghỉ học, học sinh các cấp học còn lại chuyển từ học trực tiếp sang học trực tuyến”, ông Hoàng Đình Sơn nói.
Xã Nghĩa Đồng, huyện Tân Kỳ là địa phương ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất với 35 ca cộng đồng. Trong đó có đến 30 học sinh, 2 giáo viên và 3 phụ huynh. Hiện, lực lượng y tế đã truy vết được 278 F1 và tiếp tục truy vết để dập dịch.
Trường ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất là THCS Nghĩa Đồng. Tính đến thời điểm hiện tại, trường THCS Nghĩa Đồng đã ghi nhận 26 học sinh và 2 giáo viên trong trường dương tính với SARS-CoV-2. Các học sinh nhiễm Covid-19 ở trường là học sinh lớp 9.
Thầy Phan Ngọc Luận, Hiệu trưởng Trường THCS Nghĩa Đồng cho biết thêm: “Trường có tất cả 594 học sinh và 35 giáo viên. Sau khi ghi nhận nhiều ca nhiễm là học sinh và giáo viên, cơ quan chức năng yêu cầu giáo viên và học sinh trong trường ai ở đâu ở yên đó. Có hơn 30 giáo viên đang được cách ly tại trường học”.
Ngoài ra, Trường THPT Lê Lợi (xã Nghĩa Thái, huyện Tân Kỳ) cũng ghi nhận 2 em học sinh nhiễm Covid-19. Do số lượng học sinh và giáo viên nhiễm Covid-19 đông, dẫn đến số lượng F1 và F2 cũng rất nhiều, vì vậy cơ quan chức năng phải tiến hành test trên diện rộng trong đêm 23/11.
Ông Thái Hải Đăng, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Tân Kỳ cho biết: “Trước việc dịch có nguy cơ bùng phát, chúng tôi đã tập trung toàn bộ lực lượng tiến hành xét nghiệm, làm việc xuyên đêm để phát hiện sớm nhất các F0 trong cộng đồng. Đồng thời, khẩn trương truy vết các trường hợp liên quan”.
Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/nghe-an-mot-huyen-dich-lay-o-3-cap-hoc-trang-dem-truy-vet-co... Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/nghe-an-mot-huyen-dich-lay-o-3-cap-hoc-trang-dem-truy-vet-covid-19-a534856.html
Một xã có hơn 80 ca COVID-19, huyện yêu cầu người dân hạn chế ra khỏi nhà
Ngày 23-11, để ngăn chặn, khống chế kịp thời dịch COVID-19 Chủ tịch UBND huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc) yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai bổ sung một số biện pháp tạm thời về phòng, chống dịch.
Theo đó, huyện yêu cầu người dân tạm thời hạn chế ra khỏi nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thực sự cần thiết, hạn chế tiếp xúc với người khác, thực hiện nghiêm khuyến cáo 5K của Bộ Y tế và giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp.
Trường hợp đi ra ngoài, người dân bắt buộc phải đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn, giữ khoảng cách trong tiếp xúc và không được tập trung đông người; khi có biểu hiện sốt, ho, khó thở phải ngay lập tức liên hệ cơ sở y tế để được tư vấn, hướng dẫn khám, chữa bệnh; tuyệt đối không được tự mua thuốc điều trị khi có biểu hiện ho sốt, khó thở.
Cơ quan y tế lấy mẫu xét nghiệm cho người dân tại xã Trung Kiên
Huyện cũng yêu cầu tạm thời dừng việc tổ chức tiệc, ăn uống đối với các đám hỏi, đám cưới trong thời điểm hiện nay; người dân không tổ chức các hoạt động tập trung đông người như khai trương, sinh nhật/mừng thọ, mừng nhà mới, gặp mặt...
Đối với đám tang, huyện yêu cầu tổ chức không quá 30 người tham gia, hạn chế tối đa số người phục vụ, người đến thăm, viếng, tham dự lễ tang, an táng (sau đây gọi là người tham dự lễ tang), tránh tập trung đông người.
Những người tham dự lễ tang phải đảm bảo giữ khoảng cách theo quy định tối thiểu 2m, luôn đeo khẩu trang trong suốt quá trình tổ chức lễ tang. Thời gian tổ chức lễ tang không quá 24 giờ kể từ khi tử vong.
Mỗi đoàn viếng không quá 3 người, khoảng cách giữa các đoàn vào viếng phải đảm bảo giữ khoảng cách theo quy định tối thiểu 2m; khi tổ chức phải báo cáo và được Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 cấp xã nơi tổ chức giám sát nghiêm ngặt.
Huyện Yên Lạc còn quyết định tạm dừng các hoạt động thể dục thể thao trong nhà, các hoạt động thể thao ngoài trời tập trung trên 10 người; dừng hoạt động đối với các cơ sở kinh doanh cung cấp dịch vụ ăn, uống tại chỗ (chỉ được phép bán mang về); tiếp tục tạm dừng hoạt động để phòng, chống dịch COVID-19 cho đến khi có thông báo mới: các cơ sở kinh doanh karaoke, massage, internet, trò chơi điện tử…
Cũng theo thông tin từ UBND huyện Yên Lạc, xã Trung Kiên hiện đang là điểm dịch lớn nhất trên địa bàn. Dịch diễn ra nhanh, mạnh và có chiều hướng lan rộng phức tạp, khó lường do chùm ca bệnh trong cộng đồng có liên quan đến hai đám cưới và học sinh các trường học trên địa bàn.
Đến nay, xã Trung Kiên đã ghi nhận tổng số hơn 80 ca F0. Trong số này, 36 trường hợp được phát hiện trong cộng đồng và có kết quả khẳng định PCR ngay trong ngày đầu lấy mẫu xét nghiệm diện rộng. Các ca còn lại, được phát hiện sau khi đã thực hiện cách ly tập trung. Xã cũng truy vết được tổng số gần 700 trường hợp F1 và nhiều trường hợp F2 có liên quan.
Nguồn: https://plo.vn/thoi-su/1-xa-co-hon-80-ca-covid19-huyen-yeu-cau-nguoi-dan-han-che-ra-kho... Nguồn: https://plo.vn/thoi-su/1-xa-co-hon-80-ca-covid19-huyen-yeu-cau-nguoi-dan-han-che-ra-khoi-nha-1029695.html
Bà Rịa-Vũng Tàu ghi nhận số ca dương tính với SARS-CoV-2 ở mức kỷ lục
Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, từ 18 giờ ngày 22/11 đến 18 giờ ngày 23/11, toàn tỉnh ghi nhận 709 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 407 ca trong cộng đồng.
Đây là con số cao kỷ lục của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và gần gấp đôi số ca của ngày 22/11. Như vậy, từ đầu đợt dịch thứ 4 đến thời điểm này, tỉnh ghi nhận 10.279 ca bệnh.
Với số ca tăng cao liên tục trong nhiều tuần qua, trong khi cơ sở điều trị đã quá tải, tỉnh đã có văn bản để F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ được tự điều trị tại nhà, nơi sản xuất từ ngày 25/11.
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đã quyết định nâng cấp độ dịch lên cấp 4 đối với xã Long Sơn (thành phố Vũng Tàu) và phường Phú Mỹ (thị xã Phú Mỹ) vào ngày 23/11. Trên địa bàn tỉnh còn 31 vùng xanh - nguy cơ thấp (cấp 1), có 25 vùng vàng - nguy cơ trung bình (cấp 2), 25 vùng cam - nguy cơ cao (cấp 3) và 2 vùng đỏ - nguy cơ rất cao (cấp 4).
Nguồn: (Tổng hợp) Nguồn: (Tổng hợp)