COVID-19 4/1: Nhiều học sinh dương tính với SARS-CoV-2, xuất hiện chùm ca bệnh chưa rõ nguồn gốc

K.T - Ngày 04/01/2022 12:14 PM (GMT+7)

Nghệ An vừa ghi nhận thêm 25 ca COVID-19 cộng đồng, trong đó có nhiều học sinh. Tỉnh xuất hiện thêm chùm ca nhiễm chưa rõ nguồn lây.

9 diễn biến

Nghệ An ghi nhận thêm nhiều học sinh nhiễm COVID-19 trong cộng đồng

Trong 12 giờ qua (từ 18h00 ngày 3/1 đến 06h00 ngày 4/1/2022), Nghệ An ghi nhận 56 ca dương tính mới với COVID-19 tại 11 địa phương (Hoàng Mai 24 ca, Kỳ Sơn 16 ca, Thanh Chương 5 ca, Tp.Vinh 4 ca, Tân Kỳ 1 ca, Nghĩa Đàn 1 ca, Qùy Hợp 1 ca, Diễn Châu 1 ca, Tương Dương 1 ca, Anh Sơn 1 ca, Qùy Châu 1ca).

Trong đó có 25 ca cộng đồng tại 3 địa phương (Tx.Hoàng Mai 20 ca, Thanh Chương 4 ca, Qùy Châu 1 ca), 31 ca đã được cách ly từ trước (16 trường hợp là F1, 1 ca từ Lào về, 14 ca từ ngoại tỉnh có dịch về). Ghi nhận 27 ca có triệu chứng, 29 ca không có triệu chứng.

Nhiều ca bệnh nhân được ghi nhận cộng đồng là học sinh như sau:

Bệnh nhân N.Đ.T.Đ., nam, SN 2013, địa chỉ xóm Tân Phong, xã Thanh Khai, huyện Thanh Chương. Bệnh nhân là học sinh lớp 3C, Trường Tiểu học Thanh Khai. Chiều ngày 2/1, bệnh nhân có triệu chứng ho, sổ mũi nên đến trạm y tế Thanh Khai test nhanh cho kết quả dương tính. Ngay sau đó, bệnh nhân được cách ly, lấy mẫu gửi CDC cho kết quả khẳng định.

Bệnh nhân N.V.Q., nam, SN 2013, địa chỉ xóm Quang Đình, xã Thanh Yên, huyện Thanh Chương. Bệnh nhân là học sinh lớp 3C, Trường tiểu học Thanh Khai. Sau khi bạn cùng lớp là bệnh nhân N.Đ.T.Đ. có kết quả nghi ngờ, bệnh nhân được trạm y tế test nhanh  sàng lọc cho kết quả dương tính. Ngay sau đó, bệnh nhân được cách ly, lấy mẫu gửi CDC cho kết quả khẳng định. Bệnh nhân không có triệu chứng.

Bệnh nhân N.V.B., nam, SN 2013, địa chỉ xóm Quang Đình, xã Thanh Yên, huyện Thanh Chương. Bệnh nhân là học sinh lớp 3C, Trường tiểu học Thanh Khai. Sau khi bạn cùng lớp là bệnh nhân N.Đ.T.Đ. có kết quả nghi ngờ, bệnh nhân được trạm y tế test nhanh sàng lọc cho kết quả dương tính. Ngay sau đó, bệnh nhân được cách ly, lấy mẫu gửi CDC cho kết quả khẳng định. Bệnh nhân không có triệu chứng.

Lực lượng chức năng lấy mẫu xét nghiệm cho người dân.

Lực lượng chức năng lấy mẫu xét nghiệm cho người dân. 

Bệnh nhân N.V.N., nam, SN 2009, địa chỉ xóm Quang Đình, xã Thanh Yên, huyện Thanh Chương. Bệnh nhân là học sinh lớp 7B, Trường THCS Thanh Khai. Sau khi em trai là bệnh nhân N.V.B. có kết quả nghi ngờ, bệnh nhân được trạm y tế test nhanh sàng lọc cho kết quả dương tính. Ngay sau đó, bệnh nhân được cách ly, lấy mẫu gửi CDC cho kết quả khẳng định. Bệnh nhân không có triệu chứng. 

Bệnh nhân T.T.S., nam, SN 2011, địa chỉ Hồng Phong, xã Quỳnh Phương, Tx.Hoàng Mai. Bệnh nhân là học sinh lớp 5A, Trường tiểu học Quỳnh Phương B và học thêm tại Trung tâm Anh ngữ do cô là bệnh nhân T.T.T. dạy. Ngày 3/1, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng mệt mỏi, ho, đau đầu, đến trạm y tế Quỳnh Phương test nhanh kết quả dương tính.

Bệnh nhân N.T.L.C., nữ, SN 2011, địa chỉ Hồng Phong, xã Quỳnh Phương, Tx.Hoàng Mai. Bệnh nhân là học sinh lớp 5A, Trường tiểu học Quỳnh Phương B và học thêm tại Trung tâm Anh ngữ do cô là bệnh nhân T.T.T. dạy. Ngày 3/1, Bệnh nhân đến trạm y tế Quỳnh Phương test nhanh kết quả dương tính. Bệnh nhân có triệu chứng sốt, rát họng.

Bệnh nhân N.Đ.K., nam, SN 2011, địa chỉ Ái Quốc, xã Quỳnh Phương, Tx.Hoàng Mai. Bệnh nhân là học sinh lớp 5A, Trường tiểu học Quỳnh Phương B và học thêm tại Trung tâm Anh ngữ do cô là bệnh nhân T.T.T. dạy. Ngày 3/1, bệnh nhân đến trạm y tế Quỳnh Phương test nhanh kết quả dương tính.

Bệnh nhân H.P.K.N., nữ, SN 2011, địa chỉ Tân Phong, xã Quỳnh Phương, Tx.Hoàng Mai. Bệnh nhân là học sinh lớp 5A, Trường tiểu học Quỳnh Phương B và học thêm tại Trung tâm Anh ngữ do cô là bệnh nhân T.T.T. dạy. Ngày 3/1, bệnh nhân đến trạm y tế Quỳnh Phương test nhanh kết quả dương tính.

Bệnh nhân N.K.N., nam, SN 2011, địa chỉ Thân Ái, xã Quỳnh Phương, Tx.Hoàng Mai. Bệnh nhân là học sinh lớp 5A, Trường tiểu học Quỳnh Phương B. Ngày 3/1, bệnh nhân đến trạm y tế Quỳnh Phương test nhanh kết quả dương tính.

Trước đó, ngày 3/1, Nghệ An ghi nhận nhiều ca nhiễm trong cộng đồng. Đáng chú ý có 6 ca cộng đồng trong một gia đình tại xã Nghi Trường, huyện Nghi Lộc.

Sau khi có kết quả xét nghiệm, xã Nghi Trường đã tiến hành phong tỏa khu vực sinh sống của các bệnh nhân, đồng thời triển khai lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp tiếp xúc gần.

Chùm ca cộng đồng này hiện chưa rõ nguồn lây, bao gồm bà và 5 người con, cháu sống cùng. Trong đó, người bà làm nghề bán hàng ăn trước cổng Bệnh viện Đa khoa huyện Nghi Lộc. Đây là nơi thường xuyên tập trung đông người, có nhiều người từ địa phương khác đổ về, do đó, tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch cao và không loại trừ khả năng nguồn bệnh xuất phát từ khu vực này. Hiện nay, địa phương đã thông báo tìm người từng đến ăn quán của bệnh nhân trong thời gian qua để khai báo y tế, cách ly kịp thời khi có triệu chứng...

Lũy tích từ đầu mùa dịch đến nay, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 8.289 ca mắc COVID-19 ở 21 địa phương. Lũy tích số bệnh nhân điều trị đã khỏi bệnh, ra viện 6.934 bệnh nhân. Lũy tích số bệnh nhân tử vong 35 bệnh nhân. Số bệnh nhân hiện đang điều trị 1.320 bệnh nhân.

Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/nghe-an-ghi-nhan-them-nhieu-hoc-sinh-nhiem-covid-19-trong-co...

Thanh tra việc mua kit xét nghiệm tại Bộ Y tế, Hà Nội, TP.HCM ngay quý I-2022

Thanh tra Chính phủ vừa có báo cáo gửi Thủ tướng, Chính phủ về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng năm 2021.

Hướng dẫn các địa phương thanh tra việc mua sắm trang thiết bị y tế

Đáng chú ý, liên quan đến việc thực hiện các nghị quyết của Chính phủ, Thanh tra Chính phủ cho hay đối với nhiệm vụ “Có kế hoạch thanh tra việc mua sắm trang thiết bị y tế, sinh phẩm, kit xét nghiệm phục vụ phòng, chống dịch vừa qua để chống lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm”, cơ quan này đã tham mưu Thủ tướng phê duyệt định hướng chương trình thanh tra năm 2022.

Cơ quan điều tra đã khởi tố một số cán bộ Bộ Y tế, Bộ KHCN do liên quan đến Công ty Việt Á.

Cơ quan điều tra đã khởi tố một số cán bộ Bộ Y tế, Bộ KH&CN do liên quan đến Công ty Việt Á. 

Trong đó, giao Thanh tra Chính phủ thanh tra việc mua sắm trang thiết bị y tế, sinh phẩm, kit xét nghiệm phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 tại Bộ Y tế và UBND TP Hà Nội, TP.HCM.

Tổng Thanh tra Chính phủ đã xây dựng, phê duyệt ba cuộc thanh tra việc mua sắm trang thiết bị y tế, sinh phẩm, kit xét nghiệm phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 tại Bộ Y tế và UBND TP Hà Nội, UBND TP.HCM.

Thanh tra Chính phủ cũng có văn bản hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch thanh tra năm 2022, trong đó có nội dung thanh tra việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ, việc mua sắm trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

“Thanh tra Chính phủ sẽ triển khai các cuộc thanh tra nói trên ngay trong Quý I-2022”- báo cáo nêu rõ và khẳng định cơ quan này cũng sẽ theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, tổng hợp kết quả thanh tra, báo cáo Thủ tướng.

Lập bốn đoàn công tác liên ngành kiểm tra bốn địa phương

Đối với nhiệm vụ “Chủ trì, phối hợp với Bộ TN&MT, cơ quan liên quan thành lập đoàn công tác đến làm việc, kiểm tra tình hình giải quyết, khắc phục tồn tại theo các kết luận thanh tra đối với các dự án đầu tư ở địa phương mà việc xử lý gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, gây lãng phí, thất thoát tài sản nhà nước, doanh nghiệp, nhất là nguồn lực đất đai, tài nguyên; báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ”, Tổng Thanh tra Chính phủ đã phân công các đơn vị chức năng của Thanh tra Chính phủ tham mưu thành lập bốn đoàn công tác liên ngành.

Các đoàn này sẽ do Thanh tra Chính phủ chủ trì để kiểm tra tình hình giải quyết, khắc phục tồn tại theo kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ tại bốn tỉnh, thành phố là Hà Nội, Đà Nẵng, Khánh Hòa và TP.HCM.

Đến nay, cơ quan này đã ban hành Quyết định thành lập hai đoàn công tác liên ngành để thực hiện việc kiểm tra tại Khánh Hòa, Đà Nẵng. Phần nhiệm vụ còn lại đang trong quá trình phối hợp, đề nghị cử cán bộ tham gia đoàn và nghiên cứu hồ sơ, tài liệu, trao đổi nội dung liên quan.

Dự kiến các Đoàn công tác sẽ triển khai thực hiện nhiệm vụ trong tháng 1-2022.

Nguồn: https://plo.vn/thoi-su/thanh-tra-viec-mua-kit-xet-nghiem-tai-bo-y-te-ha-noi-tphcm-ngay-...

Sóc Trăng: Học sinh trở lại trường sau hơn 3 tháng học trực tuyến

“Sau khi Sở GD&ĐT có kế hoạch cho học sinh trở lại trường để học trực tiếp, nhà trường đã phân công giáo viên làm vệ sinh trường học, chuẩn bị những công việc cần thiết để đón các em trở lại trường học trực tiếp.

Khi các em đến trường, nhà trường sẽ hướng dẫn các em thực hiện tốt các quy định về phòng, chống dịch COVID-19 với phương châm an toàn sức khỏe cho thầy và trò. Nhà trường bố trí giáo viên và phương tiện đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn cho học sinh, bố trí lối vào, lối ra riêng biệt, có phòng cách ly theo hướng dẫn”, cô Trần Thị Trang, Hiệu trưởng Trường THPT Mỹ Xuyên (huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng) cho biết.

Các em học sinh đến trường ngày đầu tiên sau hơn 3 tháng học trực tuyến.

Các em học sinh đến trường ngày đầu tiên sau hơn 3 tháng học trực tuyến.

Em Lê Nhựt Anh, học sinh lớp 12 Trường THPT Hoàng Diệu (TP Sóc Trăng) chia sẻ: “Được trở lại trường học trực tiếp, em và các bạn vừa vui vừa lo. Vui vì được học trực tiếp, được trở lại trường gặp thầy cô, bạn bè, học bài dễ tiếp thu hơn so với học trực tuyến. Nhưng cũng lo lo vì dịch vẫn còn”.

"Được đi học trực tiếp tụi em rất vui nhưng luôn thực hiện đúng quy định về phòng, chống dịch", đó là phát biểu của em Huỳnh Vân Anh (học sinh lớp 11 Trường THPT Mỹ Xuyên).

Ông Lâm Văn Mẫn, Bí thư Tỉnh ủy - Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Sóc Trăng, cho biết: Trước đó, đoàn công tác của Tỉnh ủy đã đến kiểm tra tại một số Trường THPT và Trường THPT Dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh. Qua kiểm tra, đoàn công tác ghi nhận các trường đã chuẩn bị tốt các công việc để đón học sinh đi học trực tiếp trở lại.

Các trường cũng đã có kế hoạch dạy học trực tiếp, thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tại trường, thành lập các Tổ Covid tại trường và phân công trách nhiệm từng thành viên. Các trường cũng chuẩn bị cơ sở vật chất cần thiết theo hướng dẫn để đảm bảo an toàn cho học sinh như: phòng cách ly, vật dụng để phòng, chống dịch, phân lối đi, khu vực học tập cho học sinh để hạn chế tiếp xúc gần; có trường chuẩn bị dụng cụ test nhanh cho học sinh trước khi nhập học.

Với các trường dân tộc nội trú, việc tổ chức ăn, ở sinh hoạt nội trú cũng chuẩn bị chu đáo để đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/soc-trang-hoc-sinh-tro-lai-truong-sau-hon-3-thang-hoc-truc-...

Hà Nội dự báo 5.000 – 7.000 ca mắc COVID-19/ngày: Y tế có đáp ứng được?

Sáng 1/1, một cháu bé đi làm cùng mẹ tại trạm y tế một phường ở quận Hoàng Mai (Hà Nội). Cháu mang theo ô tô đồ chơi, vài chiếc kẹo mút quanh quẩn xem mẹ và các cô chú ở trạm y tế làm việc. Bức ảnh do độc giả H. gửi cho phóng viên báo Tiền Phong nói lên sự vất vả của nhân viên y tế phường ở Hà Nội những ngày dịch COVID-19 đang căng thẳng.

Cháu bé đi làm cùng mẹ tại một trạm y tế phường ở quận Hoàng Mai (Hà Nội).

Cháu bé đi làm cùng mẹ tại một trạm y tế phường ở quận Hoàng Mai (Hà Nội).

Theo chia sẻ của chị H., sáng 1/1, chị ra trạm y tế phường ở quận Hoàng Mai để làm xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người hết thời hạn cách ly F1.

Nhân viên y tế tại trạm chia sẻ, ngay ngày đầu năm mới và đang là ngày nghỉ nhưng các nhân viên y tế vừa phải trực điện thoại giải đáp liên tục thắc mắc của các trường hợp F0, F1 trên địa bàn; vừa phải điều phối người, xe chuyên chở các trường hợp F0 phải đi điều trị ở viện; lại vừa phải triển khai tiêm vắc xin mũi tăng cường; giải quyết thủ tục cho các trường hợp F1 hết hạn cách ly…

“Phường đang có khoảng gần 200 trường hợp mắc COVID-19 nên trạm y tế bị quá tải vì chỉ có 7 - 8 người”, chị H. kể.

Hà Nội đang ghi nhận hàng nghìn ca mắc COVID-19 mỗi ngày, gây áp lực rất lớn với hệ thống y tế cơ sở phường, xã. Ngày 2/1 và 3/1, số ca mắc mới vượt mốc 2.000 ca. Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, lãnh đạo nhiều quận, huyện trên địa bàn thành phố cho biết, áp lực với nhân viên y tế hiện nay quá lớn, nguy cơ phơi nhiễm COVID-19 rất cao, rất cần sự động viên kịp thời cả về vật chất và tinh thần.

Tập trung giảm thiểu tử vong

Tại Hội nghị giao ban Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố mới đây, Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Văn Phong nêu, từ nay đến Tết Nguyên đán, nhu cầu đi lại của người dân tăng cao, đặc biệt là có khoảng 140.000 người Việt Nam ở nước ngoài đăng ký trở về nước ăn Tết.

Vì thế, các địa phương cần đặc biệt quan tâm hơn việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho các đối tượng nguy cơ cao. Sở Y tế khẩn trương có hướng dẫn thực hiện việc tiêm vắc xin tại nhà. Trừ các trường hợp theo chỉ định y tế không thể tiêm vắc xin, với các trường hợp khác, lãnh đạo địa phương phải đến tận nhà vận động, tuyên truyền, để tiêm vắc xin bằng được.

“Tiêm thêm được 1 người là giảm đi 1 người phải chuyển tầng 3 điều trị, giảm đi một nguy cơ tử vong. Đây là chuyển biến về nhận thức phải xác định rõ là hạn chế chuyển tầng, tử vong, quản trị rủi ro”, ông Phong nói.

Thời gian tới, số ca mắc COVID-19 có thể lên tới 5.000 - 7.000 ca/ngày; có thể chủng Omicron sẽ lan ra cộng đồng với tốc độ rất nhanh. Sở Y tế phải xây dựng kịch bản mới, dựa trên tỷ lệ chuyển tầng điều trị, tử vong, không để quá tải ở tầng điều trị 2- 3. Các quận, huyện, thị xã cũng cần có kịch bản mới phù hợp tình hình hiện tại.

Một số nhân viên y tế ở Hà Nội tâm sự, họ cũng chạnh lòng khi trải qua thời gian phòng, chống dịch quá dài, nghe nơi này, nơi khác có trường hợp nghỉ việc, nhưng họ cũng tự động viên cố gắng để tiếp tục công việc.

Chung nhận định, PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho rằng, hiện Hà Nội rất khó, nếu không muốn nói là không thể giảm số ca mắc COVID-19.

“Hiện nay đã không còn kiểm đếm được số ổ dịch mà chủ yếu nêu theo địa bàn phường, xã…”, ông Nga nói.

Tuy nhiên, theo ông Nga, khi đã tiêm đủ số mũi vắc xin, chủ yếu các ca bệnh có triệu chứng nhẹ, không nên quá chú ý đến số ca mắc mới mà cần tập trung vào số ca nặng, phải điều trị tích cực để giảm tử vong.

“Tất nhiên, khi lượng bệnh nhân càng tăng cao thì tỷ lệ các trường hợp nặng cũng tăng lên. Cần tập trung vào điều trị cho các trường hợp này. Khi Hà Nội quá tải, các bệnh viện tuyến Trung ương, bệnh viện dã chiến cần hỗ trợ, vào cuộc”, ông Nga nói.

Nguồn: https://tienphong.vn/ha-noi-du-bao-5-000-7-000-ca-mac-covid-19-ngay-y-te-co-dap-ung-duo...

Một xã ở Sơn La yêu cầu người dân đi làm ngoài tỉnh phải về trước Tết 22 ngày

Mới đây, UBND xã Chiềng Yên (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La) vừa ra văn bản gửi Ban quản lý các bản về việc đôn đốc lao động đi làm ngoài tỉnh có nhu cầu trở về địa phương trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Văn bản ra ngày 30/12/2021 do Phó Chủ tịch UBND xã Chiềng Yên Bùi Văn Thủy ký.

Văn bản của xã Chiềng Yên khiến người dân đi làm ngoài tỉnh hoang mang.

Văn bản của xã Chiềng Yên khiến người dân đi làm ngoài tỉnh hoang mang.

Theo văn bản này, để chủ động nắm được số lao động đang đi làm việc ở các khu công nghiệp, lao động tự do ngoài tỉnh có nhu cầu trở về địa phương trong tháng 1/2022 và xây dựng kế hoạch thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 đối với lao động có nhu cầu trở về địa phương trong thời gian Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, xã yêu cầu Ban quản lý các bản khẩn trương thực hiện một số nội dung sau:

Thứ nhất, phối hợp với các hộ gia đình rà soát, thống kê số lao động làm việc tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp, lao động tự do ngoài tỉnh có nhu cầu trở về địa phương tháng 1/2022.

Thứ hai, lên kế hoạch cho các hộ gia đình có người thân đi lao động, đang làm việc tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp, lao động tự do ngoài tỉnh có nhu cầu trở về địa phương trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 phải chủ động về trước ngày 10/1/2022 (tức ngày 8/12 Âm lịch năm Tân Sửu, trước Tết Nhâm Dần 22 ngày) để đảm bảo cách ly y tế theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Thứ ba, các công dân khi trở về địa phương trực tiếp đến trạm y tế xã để khai báo y tế và hướng dẫn cách ly y tế theo quy định.

Trong văn bản của UBND xã Chiềng Yên nêu rõ chỉ đạo trên là thực hiện Công văn số 3084/CV-UBND-LĐ ngày 08/12/2021 của UBND huyện Vân Hồ về việc rà soát, báo cáo tình hình số lao động ngoại tỉnh của các xã trên địa bàn huyện.

Văn bản trên khiến không ít người dân ở xã Chiềng Yên cảm thấy hoang mang bởi nếu không về trước ngày 10/1/2022 thì có thể họ sẽ không được ăn Tết cùng gia đình. Tuy nhiên, thời điểm tháng cuối năm là lúc người lao động phải làm việc, làm thêm hoặc tăng ca để có lo cho gia đình một cái Tết ấm no, về quá sớm sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của họ.

Liên quan đến vụ việc, chiều 4/1, trao đổi với PV, ông Vũ Văn Dũng – Chánh Văn phòng huyện Vân Hồ (tỉnh Sơn La) cho biết, ông mới nhận được thông tin vụ việc.

“Do văn bản này ban hành dưới xã, không gửi lên Huyện nên tôi cũng vừa nắm được. Tôi đọc qua văn bản thì thấy sai rồi và yêu cầu khắc phục ngay bằng cách hủy văn bản.

Xã phân trần là họ lo cho bà con về ăn Tết, sợ quá tải các khu cách ly nên yêu cầu người dân về sớm. Bây giờ người dân cứ đi làm bình thường theo quy định của Chính phủ và khi về địa phương tuân thủ quy định cách ly của Bộ Y tế”, ông Dũng chia sẻ.

Nguồn: http://danviet.vn/mot-xa-o-son-la-yeu-cau-nguoi-dan-di-lam-ngoai-tinh-phai-ve-truoc-tet...

Thực khách có kết quả xét nghiệm âm tính mới được vào ăn uống

UBND TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương vừa có quyết định điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.

Theo đó, kể từ 0 giờ ngày 4-1, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống được phép hoạt động khi đảm bảo các yêu cầu phòng, chống dịch, không phục vụ quá 50% công suất và không quá 20 người trong một phòng; phải đóng cửa trước 21 giờ hằng ngày; thực hiện nghiêm việc khai báo y tế hoặc quét mã QR-code. Chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống có trách nhiệm tổ chức xét nghiệm nhanh hoặc kiểm tra kết quả xét nghiệm Realtime-PCR của khách hàng (có thời hạn trong 72 giờ), kết quả âm tính mới được vào ăn, uống.

TP Hải Dương tiếp tục hạn chế tập trung đông người nơi công cộng, nếu tổ chức các sự kiện yêu cầu không tập trung quá 20 người trong cùng thời gian, địa điểm. Các đơn vị tổ chức sự kiện có trách nhiệm thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch; yêu cầu phải thực hiện việc test nhanh kháng nguyên xét nghiệm Covid-19 hoặc kiểm tra kết quả xét nghiệm PCR của người tham dự (có thời hạn trong 72 giờ), đảm bảo người tham dự sự kiện có kết quả âm tính mới được tiến hành tổ chức sự kiện.

Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp hạn chế tổ chức hội nghị, gặp mặt cuối năm, đầu năm và không tổ chức ăn, uống, liên hoan. Cán bộ, công chức, viên chức từ thành phố đến các phường, xã thực hiện nêu gương không tổ chức, tham gia liên hoan, tập trung ăn uống đông người.

UBND TP Hải Dương cũng yêu cầu các chủ khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở kinh doanh lưu trú trên địa bàn, Ban Quản lý chợ các chợ đầu mối Gia Xuyên có trách nhiệm test nhanh kháng nguyên xét nghiệm Covid-19 hoặc kiểm tra kết quả xét nghiệm PCR (có thời hạn trong 72 giờ) cho khách lưu trú, lái xe đi/về từ tỉnh ngoài, vùng dịch; kết quả âm tính mới được phép lưu trú và vào chợ. Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 cho công nhân, người lao động theo quy định.

Sáng 4-1, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương cho hay, lực lượng chức năng vừa phát hiện 1 trường hợp dương tính SARS-CoV-2 chủng Omicron đầu tiên tại Hải Dương.

Theo kết quả giải trình tự gen của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đối với mẫu bệnh phẩm Hải Dương gửi lên có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 chủng Omicron

Đó là 1 bệnh nhân nữ sinh năm 1982, ở phường Kỳ Bá (TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình). Bệnh nhân đi xuất khẩu lao động tại Ucraina, nhập cảnh qua Đức và trở về Việt Nam vào ngày 21-12-2021 tại sân bay Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh). Bệnh nhân không nhớ tên chuyến bay. Sau đó được xe của sân bay chở về điểm cách ly tập trung ở Trung đoàn 125 (TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương).

Tại Trung đoàn 125, bệnh nhân ở chung phòng với 2 người nữa. Sau đó, 2 người ở cùng chuyển phòng khác nên bệnh nhân ở một mình.

Ngày 22-12-2021, Trung tâm Y tế TP Chí Linh lấy mẫu chùm gửi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh xét nghiệm có kết quả dương tính. Xét nghiệm mẫu đơn vào ngày 24-12-2021 của bệnh nhân khẳng định dương tính với SARS-CoV-2.

Sau 10 ngày điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh, ngày 2-1 bệnh nhân đã có kết quả xét nghiệm âm tính và được xuất viện. CDC Hải Dương đã liên hệ với CDC Thái Bình tiếp tục quản lý bệnh nhân cách ly theo quy định.

Bệnh nhân đã được tiêm 2 mũi vaccine phòng Covid-19. Trước khi về nước, người này đã xét nghiệm PCR có kết quả âm tính với SARS-CoV-2 vào ngày 19-12-2021.

Kết quả xét nghiệm 7 người liên quan đến trường hợp trên (2 người cùng phòng, 1 người phục vụ cơm nước, 2 cán bộ chăm sóc tại Trung đoàn 125, 2 cán bộ y tế Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh) đều âm tính với SARS-CoV-2.

Nguồn: https://nld.com.vn/thoi-su/tp-hai-duong-thuc-khach-co-ket-qua-xet-nghiem-am-tinh-moi-du...

TT-Huế yêu cầu cách ly thêm nhiều F0 thể nhẹ tại nhà

Từ cuối tháng 12/2021, tỉnh TT-Huế bắt đầu triển khai phương án theo dõi, cách ly F0 không triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ tại nhà.

Tính đến ngày 4/1, toàn tỉnh có 366 ca F0 được cách ly, theo dõi tại nhà. Trong đó, TP Huế là địa phương có số ca F0 cách ly, theo dõi tại nhà nhiều nhất, với hơn 100 trường hợp; thị xã Hương Trà và các huyện Phú Lộc và A Lưới hiện chưa triển khai cách ly, theo dõi F0 tại nhà.

Sau một tuần triển khai cách ly F0 tại nhà, qua theo dõi, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh TT-Huế đã chỉ ra những hạn chế của hệ thống y tế cơ sở và chính quyền các địa phương khi thực hiện phương án này.

Cụ thể, hệ thống y tế cơ sở và chính quyền các địa phương chưa chủ động, sẵn sàng và quyết liệt trong thực hiện cách ly, điều trị F0 tại nhà; đặc biệt là chưa chủ động trong bố trí lực lượng hỗ trợ và ra các quyết định cách ly F0 tại nhà.

Từ thực trạng đó, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh yêu cầu trong tuần mới này, việc thực hiện cách ly, theo dõi F0 tại nhà phải được tăng cường một cách quyết liệt. Những địa phương chưa thực hiện cũng phải triển khai ngay, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Kiểm tra, thăm khám cho bệnh nhân mắc COVID-19 không triệu chứng đang được điều trị. Ảnh: Thới Bường

Kiểm tra, thăm khám cho bệnh nhân mắc COVID-19 không triệu chứng đang được điều trị. Ảnh: Thới Bường

Theo Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh TT-Huế, việc tăng cường thực hiện theo dõi F0 tại nhà nhằm tiến tới thu hẹp quy mô của các khung bố trí cách ly, theo dõi F0; từ đó tập trung năng lực thu dung, chăm sóc và điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 ở tầng 2.

Để có thể tạo điều kiện cho nhiều F0 được cách ly, theo dõi tại nhà, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh yêu cầu Sở Y tế xem xét và có hướng dẫn linh hoạt hơn, vừa bảo đảm phù hợp với quy định của Bộ Y tế, vừa thích ứng linh hoạt với tình hình mới. Lãnh đạo các địa phương phải chủ động và quyết liệt hơn trong việc thực hiện cách ly, theo dõi F0 tại nhà.

Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh TT-Huế cho rằng, trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, khó lường, số F0 phát hiện hàng ngày vẫn nhiều, việc phát huy tối đa hiệu quả của việc cách ly, theo dõi F0 tại nhà là giải pháp mang tính bền vững trong công tác phòng, chống dịch của tỉnh.

Ban chỉ đạo sẽ cho thành lập các tổ tư vấn, yêu cầu các địa phương tăng cường năng lực cho hệ thống y tế cơ sở, các tổ y tế lưu động, ứng dụng công nghệ thông tin một cách linh động, hiệu quả để có thể hỗ trợ đạt hiệu quả cao nhất đối với các F0 được cách ly, theo dõi tại nhà.

Nguồn: https://tienphong.vn/tt-hue-yeu-cau-cach-ly-them-nhieu-f0-the-nhe-tai-nha-post1406878.t...

Thêm một trường hợp nhiễm siêu biến chủng Omicron tại TPHCM

Tại buổi họp báo về công tác phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn TPHCM chiều 4/1, ông Nguyễn Hồng Tâm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật cho biết, thành phố vừa có thêm một trường hợp được xác định nhiễm biến chủng Omicron.

Cụ thể, trường hợp mới được xác định nhiễm bệnh là người nhập cảnh. Bệnh nhân là tiếp viên hãng hàng không của Qatar. Ngày 29/12 sau khi đáp chuyến bay xuống Tân Sơn Nhất, tiếp viên hàng không này đã được cách ly, lấy mẫu xét nghiệm.

Sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính, mẫu bệnh phẩm được chuyển đi giải mã trình tự gen và xác định mắc Omicron vào ngày 31/12. Hiện bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Dã chiến số 12.

Đây là ca bệnh thứ 6 nhiễm biến chủng Omicron được phát hiện tại TPHCM, tất cả bệnh nhân đều là người nhập cảnh. Trước đó vào cuối tháng 12/2021, thành phố đã công bố 5 trường hợp đầu tiên nhiễm biến chủng Omicron, nhập cảnh vào Việt Nam qua cảng hàng không Tân Sơn Nhất.

Cũng tại buổi họp báo, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TPHCM cho biết, tất cả các trường hợp nhiễm biến chủng mới Omicron được phát hiện đến nay đều không có biểu hiện triệu chứng bệnh. Hiện 5 bệnh nhân đầu tiên đã cho kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2. Thành phố đang tiếp tục theo dõi và triển khai các biện pháp nhằm ngăn chặn triệt để nguy cơ lây nhiễm của biến chủng mới ra cộng đồng.

Nguồn: https://tienphong.vn/them-mot-truong-hop-nhiem-sieu-bien-chung-omicron-tai-tphcm-post14...

TP.HCM cho mở lại massage, quán bar, vũ trường từ ngày 10-1

Ngày 4-1, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức đã ký văn bản khẩn số cho phép các cơ sở kinh doanh vũ trường, quán bar, karaoke, câu lạc bộ khiêu vũ, massage được phép hoạt động trở lại từ 10-1-2022.

Vũ trường, quán bar, karaoke, câu lạc bộ khiêu vũ, massage được phép hoạt động trở lại từ 10-1. Ảnh: LÊ THOA

Vũ trường, quán bar, karaoke, câu lạc bộ khiêu vũ, massage được phép hoạt động trở lại từ 10-1. Ảnh: LÊ THOA

Theo đó, các cơ sở này phải đảm bảo Bộ tiêu chí đánh giá an toàn phòng, chống dịch theo quyết định 4244 ngày 20-12-2021 và Quyết định 3583 ngày 15-10-2021 của UBND TP.HCM. Đồng thời phải được địa phương nơi cơ sở kinh doanh trú đóng thẩm định, cho phép hoạt động.

UBND TP.HCM đề nghị UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện tăng cường kiểm tra, giám sát, thẩm định, chỉ cho phép hoạt động lại đối với cơ sở kinh doanh đáp ứng đủ điều kiện và kịp thời điều chỉnh hoạt động của các đơn vị phù hợp với cấp độ dịch của địa phương.

Trước đó, Sở Văn hóa và Thể thao (VH&TT) TP.HCM đã có văn bản gửi Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP, đề xuất cho phép dịch vụ karaoke, vũ trường và câu lạc bộ khiêu vũ mở cửa trở lại.

Sở VH&TT TP đề xuất cho phép các dịch vụ trên hoạt động trở lại nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm và hoạt động vui chơi giải trí cho người dân, thúc đẩy các hoạt động phục vụ khách du lịch, từng bước khôi phục nền kinh tế.

Theo lý giải của Sở VH&TT, tình hình dịch bệnh trên địa bàn TP.HCM đã từng bước được kiểm soát tốt, tỉ lệ bao phủ vaccine đủ hai mũi cao, hầu hết hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đều đã đi vào hoạt động. Không những thế, bộ tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trong phòng chống dịch COVID-19 đối với những loại hình kinh doanh này cũng đã có.

Sở VHTT TP cho biết các cơ sở karaoke cần đảm bảo 4 m2 trở lên/khách (không bao gồm công trình phụ). Điều kiện này đối với các vũ trường, câu lạc bộ khiêu vũ được tính trên diện tích sàn khiêu vũ.

Nguồn: https://plo.vn/thoi-su/tphcm-cho-mo-lai-massage-quan-bar-vu-truong-tu-ngay-101-1037286....

COVID-19 3/1: Phát hiện 34 tiểu thương cùng một khu chợ dương tính, thành điểm nóng nguy cơ lây nhiễm
TP.Đà Nẵng phát hiện 34 tiểu thương chợ Non Nước nhiễm SARS-CoV-2, 34 trường hợp này chưa được cách ly khi phát hiện.

Dịch COVID-19

K.T
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h