Trong 24 giờ qua, Đức dẫn đầu thế giới về ca nhiễm mới với 158.213 ca; Pháp đứng thứ hai với 67.017 ca; tiếp theo là Italy 62.071 ca. Đức cũng đứng đầu về số ca tử vong mới, với 236 người chết trong ngày; tiếp theo là Mỹ với 212 ca và Italy 153 ca.
5 diễn biến
Đức dẫn đầu thế giới về ca mắc và tử vong do COVID-19 trong 24 giờ
Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến sáng ngày 4/5 (theo giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 514.488.325 ca COVID-19, trong đó có 6.264.844 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 564.472 và 1.490 ca tử vong mới.
Số bệnh nhân bình phục đã đạt 469.026.711 người, 39.196.770 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 40/835 ca nguy kịch.
Trong 24 giờ qua, Đức dẫn đầu thế giới về ca nhiễm mới với 158.213 ca; Pháp đứng thứ hai với 67.017 ca; tiếp theo là Italy 62.071 ca. Đức cũng đứng đầu về số ca tử vong mới, với 236 người chết trong ngày; tiếp theo là Mỹ với 212 ca và Italy 153 ca.
Mỹ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Tổng số ca nhiễm tại Mỹ đến nay là 83.206.877 người, trong đó có 1.021.369 ca tử vong. Ấn Độ đứng thứ hai thế giới, ghi nhận tổng cộng 43.088.401 ca nhiễm, bao gồm 523.889 ca tử vong. Trong khi đó, Brazil xếp thứ ba với 30.482.429 ca bệnh và 663.694 ca tử vong.
Sau gần 10 tháng, Việt Nam không ghi nhận ca tử vong do COVID-19
Theo Bộ Y tế, trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 5.121 ca/ngày. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 2 ca.
Sau khi làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4 bùng phát, Việt Nam liên tục ghi nhận số lượng lớn bệnh nhân tử vong do mắc COVID-19. Tuy nhiên, theo thống kê của Bộ Y tế ngày 3/5, lần đầu tiên Việt Nam đã không có bệnh nhân tử vong do COVID-19. Đây là một tin vui trong cuộc chiến phòng chống đại dịch ở nước ta kể từ ngày 21/8 (ngày bản tin phòng chống dịch của Bộ Y tế không có ca tử vong do COVID-19, và trừ 2 ngày Mùng 1 và 2 Tết Nguyên đán, Bộ Y tế không công bố số người tử vong).
Trong khoảng 3-4 tuần qua, số ca mắc mới COVID-19, ca nặng và tử vong tại các tỉnh, thành phố có xu hướng giảm từng ngày do Việt Nam đã triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 với quy mô lớn nhất trong lịch sử. Việt Nam là một trong các quốc gia có số liều tiêm vaccine phòng COVID-19 cao nhất thế giới.
Về số ca nặng, tử vong đã giảm mạnh do các địa phương đã nỗ lực rà soát người chưa được tiêm chủng/chưa được tiêm đủ liều cơ bản hoặc không thể đến cơ sở tiêm chủng để tiêm bù, tiêm vét, tổ chức tiêm tại nhà (nếu cần thiết) đảm bảo không bỏ sót đối tượng, tăng cường truyền thông và triển khai tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên, nhất là các đối tượng dễ bị tổn thương như người cao tuổi, người có bệnh nền, người khuyết tật, phụ nữ mang thai, người không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi, đồng bào dân tộc thiểu số, nhóm lao động di cư ở các thành thị… đều được bảo đảm tiếp cận các dịch vụ y tế.
Bộ Y tế cũng cho biết thêm năng lực đáp ứng của hệ thống y tế đã trụ vững trong đợt cao điểm của dịch với khả năng đáp ứng tối đa 200.000 giường điều trị (thời điểm số ca nhập viện điều trị cao nhất khoảng 150.000 trường hợp ngày 15/3).
Bộ Y tế đã bảo đảm đủ thuốc điều trị, không để thiếu thuốc; chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, các bệnh viện chủ động mua thuốc điều trị; phân bổ, hỗ trợ kịp thời thuốc điều trị cho các địa phương; đối với các loại thuốc thiết yếu, có cơ số dự phòng phù hợp cho tình huống dịch bệnh diễn biến xấu…
Trong Phương án bảo đảm công tác y tế ứng phó với các tình huống dịch COVID-19 năm 2022-2023 do Bộ Y tế xây dựng xin ý kiến các thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch, UBND các tỉnh, thành phố và một số đơn vị trực thuộc, thuộc Bộ, Bộ Y tế cho biết Tổ chức Y tế thế giới nhận định dịch COVID-19 sẽ không biến mất hoàn toàn, có thể sớm trở thành bệnh lưu hành. Ngày 31/3, Tổ chức Y tế thế giới ban hành Kế hoạch đáp ứng và phòng chống nhằm kết thúc tình trạng khẩn cấp của đại dịch COVID-19 trong năm 2022. Tổ chức Y tế thế giới cũng khuyến khích các quốc gia thực hiện các biện pháp chuyển tiếp từ phòng chống đại dịch sang quản lý bền vững.
Nguồn: https://tienphong.vn/duc-dan-dau-the-gioi-ve-ca-mac-va-tu-vong-do-covid-19-trong-24-gio...
COVID-19 : Thượng Hải còn phong tỏa, Bắc Kinh ngừng giao thông công cộng
Bloomberg ngày 4-5 đưa tin kế hoạch chấm dứt lệnh phong tỏa kéo dài 5 tuần qua ở TP Thượng Hải đã bị trì hoãn do ca mắc COVID-19 liên tục xuất hiện trong cộng đồng. Thành phố này ghi nhận 4.982 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua, giảm so với 5.669 ca một ngày trước đó nhưng mức độ lây lan vẫn rất cao.
Chính quyền Thượng Hải tuyên bố sẽ dỡ bỏ lệnh phong tỏa nếu COVID-19 lây lan trong cộng đồng trở về mức 0, tương tự bước đi của chính quyền tỉnh Cát Lâm, Đông Bắc Trung Quốc.
Khoảng 2,54 triệu/25 triệu cư dân Thượng Hải vẫn đang chịu lệnh phong tỏa nghiêm ngặt. Thành phố sẽ tiếp tục xét nghiệm COVID-19 hàng loạt bằng cả xét nghiệm PCR và kháng nguyên nhanh đến ngày 7-5.
Một cư dân Thượng Hải trong khu vực phong tỏa hôm 3-5. Ảnh: Bloomberg
Tại thủ đô Bắc Kinh, số ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua là 51 ca so với 62 ca một ngày trước đó. Giới chức địa phương kêu gọi cư dân không rời khỏi thủ đô nếu không cần thiết. Chỉ những người có "mã sức khỏe" màu xanh hoặc xét nghiệm âm tính với COVID-19 trong vòng 48 giờ mới có thể ra ngoại ô.
Các trường học ở Bắc Kinh sẽ đình chỉ học trực tiếp từ ngày 5 đến ngày 11-5, thay vào đó chuyển sang hình thức học trực tuyến.
Trước đó, Bắc Kinh tạm ngừng hoạt động của các nhà hàng cho đến ngày 4-5. Một số khu chung cư bị phong tỏa, buộc cư dân phải ở trong nhà. Chính quyền thủ đô cũng ra lệnh tiến hành 3 vòng xét nghiệm COVID-19 hàng loạt khác.
Mới nhất, ngày 4-5, Bắc Kinh đóng cửa hàng chục ga tàu điện ngầm và tuyến xe buýt để ngăn chặn COVID-19 lây lan.
Ngoài Thượng Hải và Bắc Kinh, một thành phố khác của Trung Quốc là Trịnh Châu đã ra lệnh phong tỏa hoàn toàn hoặc một phần tại các khu vực có nguy cơ cao. Trên toàn Trung Quốc, hàng chục thành phố lớn cũng thực hiện bước đi tương tự.
Tính đến ngày 4-5, Trung Quốc ghi nhận tổng cộng 218.198 ca mắc COVID-19 và 5.128 ca tử vong.
Nguồn: https://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/covid-19-thuong-hai-con-phong-toa-bac-kinh-ngung-gia...
3 tỉnh trung du, miền núi ghi nhận ca mắc COVID-19 tăng cao nhất trong 24 giờ
Nguồn: https://tienphong.vn/3-tinh-trung-du-mien-nui-ghi-nhan-ca-mac-covid-19-tang-cao-nhat-tr...
Sẵn sàng 2 kịch bản ứng phó dịch Covid-19
Bộ Y tế vừa xây dựng 2 tình huống dịch COVID-19 trong giai đoạn chuyển tiếp từ phòng chống đại dịch sang quản lý bền vững khi số ca mắc mới, ca nặng và tử vong đang giảm từng ngày. Bộ Y tế sẽ sớm công bố các tình huống ứng phó dịch COVID-19 trong năm 2022-2023 sau khi xin ý kiến Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19.
Lường định mức độ dịch
Bộ Y tế cho biết từ đầu năm 2020 đến nay, Việt Nam đã trải qua 4 đợt bùng phát dịch Covid-19. Đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10,6 triệu ca mắc, hơn 9,2 triệu người đã khỏi bệnh (chiếm 86,2% số ca mắc) và hơn 43.000 ca tử vong (chiếm 0,4%). Thời gian gần đây, số ca nhiễm, ca nặng và tử vong tại các tỉnh, thành phố giảm từng ngày, với dưới 5.000 ca mắc/ngày và chỉ ghi nhận từ 1 - 3 trường hợp tử vong. Trong khi đó, tỉ lệ tiêm vắc-xin COVID-19 trên người dân tại Việt Nam rất cao. Cụ thể, tỉ lệ tiêm mũi 1 đạt 100%, mũi 2 đạt 99,8%, mũi 3 đạt 49%.
Trên cơ sở kế hoạch của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tham khảo kế hoạch đáp ứng của một số quốc gia và thực tiễn tình hình dịch bệnh tại Việt Nam, Bộ Y tế xây dựng 2 tình huống dịch COVID-19 trong giai đoạn chuyển tiếp từ phòng chống đại dịch sang quản lý bền vững.
Tình huống 1: Chủng virus tiếp tục tiến hóa nhưng nhờ cộng đồng đã có miễn dịch nên số ca nặng và tử vong giảm dần.
Với tình huống này, vẫn thực hiện chủ trương của Chính phủ về thích ứng an toàn; tăng cường giám sát dịch tễ phát hiện biến chủng mới; duy trì đánh giá cấp độ dịch và biện pháp cần thiết. Căn cứ tình hình dịch bệnh, Bộ Y tế sẽ nghiên cứu chuyển biện pháp chống dịch COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B. Ở phương án này, Bộ Y tế đề xuất người mắc COVID-19 không triệu chứng có thể tham gia một số hoạt động xã hội.
Tình huống 2: Việt Nam sẽ xuất hiện biến chủng virus mới có khả năng làm giảm hiệu quả vắc-xin hoặc miễn dịch, khiến ca nhiễm có triệu chứng nghiêm trọng và tử vong tăng lên, đặc biệt ở các nhóm dễ bị tổn thương.
Theo phương án này, Bộ Y tế phối hợp với WHO, nhà sản xuất để cập nhật các loại vắc-xin mới nhất. Nhóm dân số nguy cơ cao như người trên 65 tuổi, mắc bệnh nền mạn tính... được tiêm mũi vắc-xin tăng cường. Các đơn vị tập trung giám sát dịch bệnh, giải trình tự gien để phát hiện biến chủng đang lưu hành và biến chủng mới tại các ổ dịch, chùm ca bệnh có đặc điểm bất thường. Nguyên tắc ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch được thực hiện linh hoạt, theo quy mô và phạm vi hẹp nhất. Công thức 5K + vắc-xin + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân + biện pháp khác được áp dụng linh hoạt. Tùy theo tình hình dịch bệnh ở mỗi địa phương, sẽ lập cơ sở điều trị COVID-19 phù hợp.
Tiêm vắc-xin COVID-19 cho học sinh tại TP Hà Nội Ảnh: Ngô Nhung
Cần có cách tiếp cận mới
PGS-TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, khẳng định đã đến lúc cần có cách tiếp cận mới với COVID-19 và do vậy, việc đưa 2 kịch bản ứng phó dịch COVID-19 nêu trên là phù hợp với bối cảnh dịch hiện nay. "Với bất cứ kịch bản dự phòng chống dịch nào thì cả hệ thống cần chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện ứng phó về y tế, nhân lực khi dịch có những thay đổi bất ngờ. Đồng thời, tiếp tục chiến lược thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát dịch hiệu quả" - PGS Phu nhấn mạnh.
Ông Phu lưu ý thêm Việt Nam cần theo dõi diễn biến dịch trên thế giới, theo sát khuyến cáo của WHO để có đánh giá chính xác và phản ứng kịp thời. Virus SARS-CoV-2 gây ra đại dịch COVID-19 khác với nhiều virus gây dịch bệnh khác. Đặc biệt, miễn dịch ở người đã mắc COVID-19 sẽ giảm sau vài tháng, đồng thời vẫn có nguy cơ tái nhiễm. Trong dự phòng cá nhân, việc thực hiện đeo khẩu trang, khử khuẩn, hạn chế tiếp xúc với người nhiễm vẫn là việc quan trọng để phòng bệnh và hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm không chỉ Covid-19 mà còn các bệnh truyền nhiễm khác.
Một số chuyên gia vẫn cho rằng kể cả khi dịch COVID-19 được chuyển sang loại bệnh truyền nhiễm nhóm B thì việc điều trị bệnh nhân COVID-19 vẫn cần chú ý tới các nhóm yếu thế. Tức là phải bảo đảm an sinh xã hội cho người dân, nhất là người nghèo, người dễ bị tổn thương khi họ mắc Covid-19.
"Với Covid-19, cách thức chống chọi phải được áp dụng một cách linh hoạt, mềm dẻo, không rập khuôn, cứng nhắc theo lý thuyết. Trên thực tế, một số bệnh truyền nhiễm nhóm B vẫn phải được công bố dịch. Với Covid-19, khi chúng ta chuyển sang nhóm B thì tùy theo tính chất, mức độ của dịch để có quyết định công bố dịch hay không. Tuy nhiên, khi chuyển COVID-19 sang nhóm B thì các chính sách phải được xây dựng phù hợp vì loại bệnh này có quá nhiều tính chất đặc thù và phức tạp" - PGS Phu góp ý.
Nguồn: https://nld.com.vn/suc-khoe/san-sang-2-kich-ban-ung-pho-dich-covid-19-20220503211556141...
FDA: Các mũi tiêm COVID-19 hàng năm có thể cần thiết trong tương lai
"Sự phổ biến rộng rãi của vaccine COVID-19 và khả năng miễn dịch do nhiễm trùng, kết hợp với các phương pháp điều trị hiệu quả, có thể làm giảm tác động của các đợt bùng phát trong tương lai. Tuy nhiên, đã đến lúc phải chấp nhận rằng sự hiện diện của SARS-CoV-2, loại virus gây ra COVID-19 , là hiện tượng bình thường mới. Nó có khả năng sẽ lưu hành trên toàn cầu trong tương lai gần, song hành cùng các virus đường hô hấp phổ biến khác như cúm. Do đó, hàng năm cần cập nhật thành phần vaccine COVId-19 " - Tiến sĩ Peter Marks, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đánh giá Sinh học của FDA cho biết.
"Với kế hoạch thực hiện quy trình lựa chọn vaccine năm nay, xã hội đang tiến tới bình thường mới có thể bao gồm việc tiêm phòng COVID-19 hàng năm cùng với việc tiêm phòng cúm theo mùa. Tháng 6 tới, khi các quan chức FDA đưa ra quyết định về thành phần của vaccine COVID-19 cho mùa thu và mùa đông - và kế hoạch tiêm chủng có thể là gì. Vào mùa hè này, các cơ quan chức năng cần phải đưa ra quyết định về việc ai sẽ đủ điều kiện để tiêm bổ sung COVID-19 vào mùa thu và vào tháng 6, thành phần của vaccine sẽ cần được xác định" – các quan chức FDA thông báo.Tuần trước, FDA đã công bố kế hoạch triệu tập Ủy ban Tư vấn về Vaccine và Sản phẩm Sinh học Liên quan (VRBPAC) vào ngày 28/6 tới để thảo luận về thành phần của vaccine COVID-19 hiện tại có nên được sửa đổi hay không, và nếu có, những bản cập nhật nào nên được lựa chọn cho mùa thu.
Được biết, vào tháng 4 trước đó, các thành viên VRBPAC đã họp thảo luận về cách thành phần của vaccine COVID-19 có thể thay đổi để nhắm mục tiêu vào bất kỳ biến thể coronavirus mới và đang nổi nào. Ủy ban nhất trí rằng cần phải có một khuôn khổ về cách thức và thời điểm những thay đổi đó diễn ra.
Thành phần của vaccine COVID-19 hiện tại có thể được cập nhật để nhắm mục tiêu vào các biến thể coronavirus đang lưu hành.
Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/fda-cac-mui-tiem-covid-19-hang-nam-co-the-can-thiet-trong-tuo...