COVID-19 9/6: Không chịu mặc đồ bảo hộ, bé trai 3 tuổi nghe lời sau câu nói của điều dưỡng

K.T - Ngày 09/06/2021 12:10 PM (GMT+7)

Nghe các cô điều dưỡng dỗ dành, mặc quần áo bảo hộ sẽ được về nhà, bé trai 3 tuổi bị ung thư võng mạc liền ngoan ngoãn hợp tác.

Bé trai 3 tuổi mắc ung thư, trải qua 5 đợt truyền hóa chất tung tăng trở về nhà sau 28 ngày cách ly

Mới đây, một điều dưỡng đã đăng tải trên mạng xã hội một clip ngắn ghi lại cảnh em bé mặc bộ đồ bảo hộ trùm kín thân hình nhỏ bé, chạy theo người thân rời khỏi việt K khiến nhiều người nghẹn ngào.

Qua chia sẻ, đây là bé trai 3 tuổi, bị ung thư võng mạc và phải điều trị tại viện K từ 30/9/2020.

Sau khi hoàn thành 28 ngày cách ly tập trung ở Bệnh viện K cơ sở Tân Triều với 4 lần xét nghiệm âm tính, bé cùng bố về quê Sơn La thực hiện cách ly tại nhà.

COVID-19 9/6: Không chịu mặc đồ bảo hộ, bé trai 3 tuổi nghe lời sau câu nói của điều dưỡng - 1

Hình ảnh bé trai đáng yêu rời khỏi khu cách ly được một điều dưỡng ghi lại.

Liên hệ đến anh Lò Văn Dương (sinh năm 1995, xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La – bố của bé trai 3 tuổi), chúng tôi được biết, em bé có tên Bảo Huy, mắc căn bệnh ung thư võng mạc. Từ đầu tháng 1 đến nay, Bảo Huy cũng bố ngược xuôi đi từ Sơn La xuống Hà Nội để chạy chữa bệnh.

Vợ chồng anh Lò Văn Dương kết hôn năm 2014, đợi mòn mỏi 3 năm mãi không có tin vui. Nghĩ rằng không thể có con nên hai anh chị đã nhận nuôi một bé gái vào cuối năm 2017. Nhận nuôi bé gái được tròn một tháng thì vợ anh có bầu bé Bảo Huy.

"Bảo Huy năm nay 3 tuổi nhưng chỉ nặng 11 kg. Tính đến nay, cháu đã trải qua 5 đợt truyền hóa chất. Dù đau, dù mệt nhưng ít khi con quấy khóc, mệt quá chỉ nằm lả ra thôi", anh Dương tâm sự.

COVID-19 9/6: Không chịu mặc đồ bảo hộ, bé trai 3 tuổi nghe lời sau câu nói của điều dưỡng - 2

Dù đã trải qua 5 lần truyền hóa chất điều trị ung thư nhưng bé Bảo Huy rất ngoan ngoãn.

Qua tìm hiểu, kinh tế của vợ chồng anh Dương hoàn toàn phụ thuộc vào nông nghiệp, anh làm nương rẫy và trồng một số loại cây ăn quả. Nhưng năm nay dịch COVID-19 phức tạp khiến cuộc sống vợ chồng anh thêm phần khó khăn. Nhưng vì thương con, tốn kém bao nhiêu vợ chồng anh cũng cũng cố gắng vay mượn, chạy chữa.

Đợt cách ly dài ngày vừa rồi tại Bệnh viện K, anh và con trai cũng được bệnh viện hỗ trợ hết sức. Lúc chuẩn bị được về nhà cách ly, bé Bảo Huy nhất định không chịu mặc đồ bảo hộ, các điều dưỡng dỗ dành: "Huy ngoan, mặc bộ này vào rồi bố đưa con về nhà nhé". Nghe thấy thế cháu liền ngoan ngoãn hợp tác.

Anh Dương cũng tâm sự, khi video hai bố con được chia sẻ trên mạng xã hội và nhận được tình cảm lớn từ cộng đồng mạng anh rất vui và hạnh phúc. Hiện tại tình trạng sức khỏe cũng cháu Bảo Huy đang ổn định, dù hơi mệt sau khi di chuyển quãng đường dài từ Hà Nội về Sơn La, nhưng cháu không quấy khóc.

(Theo Gia đình và Xã hội)

141 F1 của nữ công nhân mắc COVID-19 cư trú ở nhiều tỉnh

Tối ngày 9/6, trao đổi với Tiền Phong, bà Lê Thị Ngọc Dung - Phó Chủ tịch UBND quận Bình Tân, TPHCM, cho biết một nữ công nhân Công ty TNHH Pouyuen Việt Nam có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Người này làm việc tại phân xưởng may ở tầng 5, khu C cùng hơn 500 người khác.

Theo bà Dung, khi phát hiện người này đang là F1, Công ty Pouyuen tối ngày 8/6, đã yêu cầu 141 người làm cùng ca với nữ công nhân này nghỉ việc ở nhà. Đến ngày 9/6, nữ công nhân này chuyển từ F1 thành F0, những công nhân cùng ca trở thành F1.

Theo thống kê, 50 F1 của bệnh nhân kể trên ngụ tại quận Bình Tân. Các trường hợp còn lại cư trú tại huyện Bình Chánh, quận 6, quận 8, quận 11 (TP.HCM) và các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre...

“Chúng tôi đang liên hệ với các quận, huyện, các tỉnh để nắm thông tin các trường hợp F1 và cho cách ly tập trung” – bà Dung cho biết.

Cũng theo bà Dung, ngoài số F1 kể trên, hơn 354 trường hợp F2 làm việc cùng tầng với ca nhiễm cũng được lấy mẫu xét nghiệm. Cơ quan chức năng sẽ báo về địa phương các trường hợp này và thực hiện cách ly tại nhà.

Để tầm soát, hôm nay, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC) và UBND quận Bình Tân cũng đã đến khảo sát, nắm lại tình hình. Hiện ngành y tế đã lấy mẫu xét nghiệm tất cả công nhân ở tầng 5; ngoài ra còn lấy mẫu rộng thêm đối với 3.000 công nhân trong tòa nhà khu C của Công ty Pouyuen.

Phó Chủ tịch UBND quận Bình Tân cho hay, trước khi đợt dịch thứ 4 bùng phát, quận Bình Tân đã nhiều lần làm việc, kiểm tra công ty Pouyuen về phương án phòng chống dịch.

Cụ thể, tầng 5, khu C nơi ca nghi nhiễm làm việc có môi trường thoáng khí, sử dụng quạt gió (không máy lạnh). Công nhân làm việc có khoảng cách và đeo khẩu trang. Nhà ăn của công ty này cũng được bố trí giãn cách, có tấm chắn, đảm bảo thông khí tự nhiên. Khu vực này được gắn camera, đảm bảo công nhân ra, vào theo một chiều.

Theo bà Dung, các công nhân ngoại tỉnh hàng ngày đi làm bằng xe công ty. Kể từ khi dịch bùng phát, công ty Pouyuen đã tăng gấp đôi lượng xe đưa đón công nhân, từ 300 lên 600 xe. Các phương tiện này không chở quá 20 người, ngồi giãn cách, thường xuyên phun xịt khử khuẩn sau mỗi chuyến đưa đón.

Về phương án phòng dịch, UBND quận Bình Tân đã có xây dựng sẵn phương án tính huống đối với những công ty có đông công nhân như Pouyuen, mọi chuyện vẫn trong tầm kiểm soát. Hiện công ty chỉ ngừng hoạt động 1 tầng có công nhân mắc, còn các khu khác vẫn hoạt động bình thường.

“Đã xác định được nguồn lây của công nhân này từ chồng nên chúng tôi cũng an tâm được đôi chút – bà Dung chia sẻ.

(Theo Tiền Phong)

TP HCM: Người ho, sốt, đau họng... phải xét nghiệm Covid-19 khi đi khám bệnh

Ngày 9-6, Sở Y tế TP HCM có văn bản gửi đến các bệnh viện công và tư trên địa bàn TP,  yêu cầu khi người đến khám bệnh không có yếu tố dịch tễ nhưng có biểu hiện sốt, ho, đau họng... thì bắt buộc phải làm xét nghiệm Covid-19, đảm bảo vận chuyển người bệnh nghi mắc COVID-19 an toàn. 

Theo Sở Y tế, tính đến thời điểm hiện tại, các bệnh viện thuộc sở đã tiếp nhận hơn 500 trường hợp dương tính SARS-CoV-2 và dự kiến còn gia tăng trong thời gian tới với khoảng 3,5% trường hợp có diễn tiến nặng.

Để không bỏ sót các trường hợp có yếu tố nguy cơ nhưng tránh quá tải cho người bệnh tại các buồng cách ly của bệnh viện, đảm bảo an toàn cho người bệnh trong chuyển tuyến, Sở Y tế đề nghị các bệnh viện khi có người bệnh từ địa bàn quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc (quận 12) đang thực hiện giãn cách theo chỉ thị 16 đến khám bệnh, các cơ sở y tế phải được xem là có yếu tố dịch tễ, phải được thăm khám tại buồng khám sàng lọc và tầm soát Covid-19.

Bên cạnh đó, trong giai đoạn hiện nay, khi người bệnh không có yếu tố dịch tễ nhưng có một trong các triệu chứng thường gặp của Covid-19 như sốt, đau họng, ho, thay đổi vị giác, khứu giác,…thì phải xem người bệnh có yếu tố nguy cơ và lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 (xét nghiệm nhanh kháng nguyên và Realtime RT-PCR).

Nếu kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính, tiếp tục cách ly đợi kết quả xét nghiệm RT-PCR, triển khai biện pháp phòng chống dịch.

Nếu kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính, cho người bệnh theo dõi sức khỏe và cách ly tại nhà để chờ kết quả xét nghiệm RT-PCR.

Ngoài ra, các bệnh viện phải đảm bảo an toàn khi chuyển tuyến theo đúng quy định khi người bệnh có kết quả RT-PCR xác định mắc Covid-19.

Theo Sở Y tế, trong trường hợp người bệnh đang trong tình trạng cấp cứu, kíp trực phải đánh giá kỹ tình trạng của người bệnh và xin ý kiến tư vấn chuyên môn của bệnh viện tuyến trên (nơi sẽ tiếp nhận người bệnh) trước khi chuyển viện.

Trường hợp người bệnh trong tình trạng nguy kịch đe dọa tử vong, kíp trực phải xử trí hồi sức cấp cứu tại chỗ, đồng thời kích hoạt "quy trình báo động đỏ liên viện" với các chuyên gia nhiễm, hồi sức cấp cứu của các bệnh viện tuyến trên để được hỗ trợ. 

(Theo Người Lao Động)

TP.HCM: Một loạt địa điểm ở quận Bình Tân phải phong tỏa vì liên quan chuỗi lây nhiễm ở chung cư Ehome 3

 Chiều 9/6, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết đã phát hiện chuỗi lây nhiễm liên quan chung cư Ehome 3 (phường An Lạc, quận Bình Tân). Theo HCDC, sáng 5/6, một cư dân ngụ ở tầng 9, Block A3, chung cư Ehome 3 cảm thấy mệt mỏi, uể oải kéo dài nên đi khám bệnh. Bệnh nhân được test nhanh sàng lọc COVID-19 có kết quả dương tính. Chiều cùng ngày bệnh nhân này có kết quả xét nghiệm khẳng định dương tính với SARS-CoV-2.

Tối ngày 6/6 Bộ Y tế công bố bệnh nhân mắc COVID-19 với mã BN8737, chưa rõ nguồn lây. Ngay khi nhận thông tin ca chỉ điểm là BN8737, tối 5/6, Trung tâm Y tế quận Bình Tân và lực lượng chức năng thực hiện phong tỏa Block A3, A4 chung cư Ehome 3, lấy mẫu tầm soát COVID-19 cho toàn bộ cư dân trong khu vực phong tỏa.

Sáng 7/6, kết quả ghi nhận có một trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 sống cùng tầng 9, Block A3 với BN8737. Trưa 8/6, Bộ Y tế công bố bệnh nhân với mã số là BN9096. Được biết trước đó vào ngày 1/6, BN9096 dọn nhà từ phường Tam Phú, TP. Thủ Đức về chung cư Ehome 3, phường An Lạc, quận Bình Tân. Đánh giá ban đầu BN9096 có tiếp xúc với 16 người. 16 người được truy vết chuyển cách ly tập trung và lấy mẫu xét nghiệm. Kết quả vào chiều ngày 8/6 có 5 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.

Trưa nay 9/6, Bộ Y tế đã công bố 5 trường hợp này với các mã số: BN9486, BN9494, BN9495, BN9496, BN9497. Trong số các bệnh nhân này, có BN9494, BN9486 được lấy mẫu ngay tại khu vực phong tỏa và chuyển cách ly tập trung. BN9495, BN9496 cư trú tại hẻm 258 đường Hồ Ngọc Lãm, phường An Lạc; BN9497 cư trú tại hẻm 1E, đường số 6, Khu dân cư Nam Long, phường An Lạc, quận Bình Tân; Sáng nay 9/6, cơ quan chức năng ghi nhận thêm 1 trường hợp nghi nhiễm là vợ BN9497 làm việc tại công ty PouYuen (đang chờ Bộ Y tế công bố).

Ngay khi tiếp nhận thông tin các ca nhiễm trên, Trung tâm Y tế quận, Trạm Y tế cùng lực lượng chức năng phường đã tiến hành điều tra, truy vết, phun khử khuẩn, phong tỏa tạm thời khu chung cư Ehome (block A3, A4), hẻm 258 đường Hồ Ngọc Lãm, hẻm 1E, đường số 6, Khu dân cư Nam Long, một phần khu vực làm việc của công ty PouYuen. Hiện tại, cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra, truy vết, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp tiếp xúc để chuyển cách ly, lấy mẫu giám sát mở rộng ở các khu vực liên quan đến chuỗi lây nhiễm này.

Hà Tĩnh tìm người đến các địa điểm liên quan 3 mẹ con mắc COVID-19

Trưa 9/6, Bộ Y tế công bố 3 ca mắc COVID-19 ở Hà Tĩnh (Bệnh nhân (BN) 9245, BN 9247, BN 9248). 3 ca này là F1 của BN 9117.

Cùng ngày, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Tĩnh thông báo tìm người liên quan đến chùm ca bệnh ở thôn Trung Hòa, xã Tân Lâm Hương, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh (BN 9245, BN 9247, BN 9248, đây là 3 mẹ con trong 1 gia đình). Cụ thể: 

Chợ Vườn ươm lúc 8h-9h ngày 06/6 (quán Bún Hến Đức Thọ, chỗ bán hàng rau vặt; chỗ bán tôm gần nơi gửi xe cổng sau chợ). 

Quán nước phía sau công viên Trần Phú – Phường Nguyễn Du, Tp. Hà Tĩnh (sát bên khu vui chơi Trần Phú) từ 19h30-21h, ngày 04/6.

Quảng trường Trần Phú từ 21h- 21h30, ngày 4/6 .

Phòng đọc sách trường tiểu học Thạch Tân 1, từ 7h-8h30, ngày 4/6. 

Những người đến các địa điểm và thời điểm trên liên hệ ngay với cơ quan y tế địa phương để được tư vấn hỗ trợ hoặc gọi đường dây nóng của CDC Hà Tĩnh: 0961.202.026 để được tư vấn hỗ trợ.

(Theo Dân Việt)

Bắc Giang yêu cầu thêm thời gian cách ly với công nhân ở trọ thôn Núi Hiểu

Chiều nay (9/6), thông tin từ UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, nhằm bảo đảm an toàn phòng, chống dịch và không ảnh hưởng đến việc thu hoạch, tiêu thụ vải thiều tại huyện Lục Ngạn, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa yêu cầu điều chỉnh thời gian cách ly tập trung đối với những trường hợp công nhân về từ thôn Núi Hiểu, xã Quang Châu, huyện Việt Yên.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu UBND các huyện, thành phố thực hiện kéo dài thêm 7 ngày cách ly tập trung (cách ly đủ 21 ngày) kể từ ngày bắt đầu cách ly tại địa phương đối với những công nhân từ thôn Núi Hiểu chuyển sang các địa phương cách ly tập trung.

Trong thời gian 7 ngày cách ly tiếp theo yêu cầu thực hiện xét nghiệm PCR đối với tất cả số công nhân trên; nếu có kết quả âm tính, các huyện, TP cần rà soát, lập danh sách và thông báo cho các địa phương chuẩn bị điều kiện đón công dân về địa phương mình để tiếp tục quản lý, theo dõi cách ly tại nhà 7 ngày theo quy định

Trước đó, ngày 28/5, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đã ký ban hành Công văn số 2481 về việc thực hiện đưa công nhân từ thôn Núi Hiểu sang khu cách ly ở các huyện, thành phố và đưa về địa phương.

Theo đó, tất cả công nhân trên đều phải cách ly thêm đủ 14 ngày và tối thiểu 3 lần xét nghiệm âm tính (lần cuối là lấy xét nghiệm vào ngày thứ 13). Tuy nhiên, qua theo dõi ở các khu cách ly tập trung tại các huyện, TP vẫn xuất hiện trường hợp F0 là công nhân về từ thôn Núi Hiểu, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đã yêu cầu điều chỉnh thời gian cách ly tập trung đối với các trường hợp này.

(Theo Báo Giao Thông)

Ca tử vong ở Gò Vấp: Thanh tra Sở Y tế TP.HCM vào cuộc tìm hiểu

Ngày 9/6, Sở Y tế TP.HCM đã có thông tin thêm về trường hợp trường hợp người bệnh mắc COVID-19 tử vong trên đường chuyển viện. Theo Sở Y tế TP.HCM, ngày 7/6, buồng cấp cứu sàng lọc tại khoa Cấp cứu của Bệnh viện quận Gò Vấp tiếp nhận bệnh nhân L.L, sinh năm 1964 nhập viện vì sốt, yếu tay chân và được các bác sĩ chẩn đoán ban đầu là: Sốt chưa rõ nguyên nhân, nghi ngờ nhiễm COVID-19/đái tháo đường và tăng huyết áp.

Người bệnh cư trú tại phường 15, quận Gò Vấp, là nơi mà ổ dịch của Hội thánh Phục Hưng được phát hiện và quận Gò Vấp đã thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 của Chính phủ vào các thời điểm trên. Chồng của người bệnh cũng được xác định dương tính với Sars-CoV-2, hiện được cách ly điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM.

Khai thác bệnh sử cho thấy người bệnh đã khởi bệnh trước đó 6 ngày, bắt đầu với các triệu chứng sốt, ho, người bệnh tự đi mua thuốc uống. Sau 3 ngày tự uống thuốc, các triệu chứng không giảm, người bệnh khó thở nhẹ, người bệnh đến khám bệnh ở phòng khám tư gần nhà và được kê đơn thuốc uống điều trị tại nhà.

Tình trạng bệnh diễn tiến ngày càng nặng hơn, ho nhiều kèm khó thở, sốt cao, không đi lại được, người nhà đưa người bệnh đến cấp cứu tại Bệnh viện Quận Gò Vấp vào ngày 7/6. Ngay sau khi tiếp nhận người bệnh, bệnh viện đã chuyển vào buồng cấp cứu sàng lọc và bố trí nằm khu vực cách ly riêng.

Sau khi tiếp nhận và thăm khám, các bác sĩ đã nghĩ đến COVID-19 và tiên lượng nặng, tiến hành hỗ trợ hô hấp, truyền dịch, và lấy mẫu xét nghiệm chẩn đoán SARS-CoV-2. Theo dõi diễn tiến thấy người bệnh đáp ứng kém, kíp trực đã hội chẩn tuyến trên với Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới và được đề nghị tiếp tục hồi sức tích cực để ổn định tình trạng hô hấp, tuần hoàn rồi chuyển về Bệnh viện Bệnh nhiệt đới điều trị.

Tình trạng suy hô hấp, tuần hoàn của người bệnh diễn tiến nhanh và nặng hơn, và đã có lúc ngưng tim, các bác sĩ Bệnh viện Gò Vấp đặt nội khí quản, xoa bóp tim ngoài lồng ngực và tiếp tục hồi sức tích cực, sau khi có nhịp tim trở lại, kíp trực xin ý kiến trực lãnh đạo và bệnh viện tuyến trên để chuyển người bệnh đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới điều trị. Tuy nhiên, trên đường chuyển viện, người bệnh tiếp tục ngưng tim trở lại và được các bác sĩ tiến hành hồi sức cấp cứu tích cực trên xe chuyển viện nhưng tình trạng ngưng tim không cải thiện khi xe cứu thương đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới.

“Đây là trường hợp mắc COVID-19 có triệu chứng, người bệnh sống trong vùng dịch tễ nhưng rất tiếc không được phát hiện bệnh sớm để kịp thời cách ly điều trị, khi đến bệnh viện bệnh đã diễn biến nặng nhanh. Thanh tra Sở Y tế sẽ vào cuộc tìm hiểu chẩn đoán và xử trí của phòng khám khi người bệnh đến khám vào ngày thứ 4 của bệnh, nếu có sai phạm sẽ xử lý nghiêm theo quy định”, Sở Y tế TP.HCM thông tin.

Trong tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay, Sở Y tế khuyến cáo người dân khi có một trong các triệu chứng như sốt, đau họng, ho, khó thở, mất vị giác, mất khứu giác,… thì nên đến ngay các bệnh viện gần nhất để khai báo y tế để được tầm soát bệnh COVID-19 và điều trị, thay vì tự ý đi mua thuốc uống.

2 bệnh viện ở TP HCM sẽ chuyển thành bệnh viện điều trị Covid-19

Sáng 9-6, Sở Y tế TP HCM có công văn về việc tạm chuyển đổi Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM thành bệnh viện chuyên điều trị Covid-19.

Theo TS-BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM, kế hoạch chuyển đổi công năng được Sở Y tế TP HCM xây dựng ngay từ những ngày đầu có dịch. Để đối phó với tình hình khi bệnh tăng cao, Bệnh viện Bệnh nhiệt Đới TP HCM sẽ chuyển thành bệnh viện chuyên điều trị Covid-19 với 400 giường, 40 giường hồi sức.

"Do đó, từ giữa tháng 5 khi tình hình dịch bệnh bắt đầu diễn biến phức tạp, bệnh viện đã chủ động hạn chế ca nhập mới, xuất viện các bệnh ổn, hội chẩn chuyển bệnh nhân sang các bệnh viện đa khoa khác... để dần chuyển công năng các khoa lâm sàng. Cách nay 1 tuần bệnh viện đã tái cấu trúc khoa Hồi sức tích cực - chống độc người lớn để điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng, dành một khu vực riêng cho các bệnh nhân khác" - TS-BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu cho biết.

Do là bệnh viện tuyến cuối về truyền nhiễm của TP, bệnh viện này vẫn giữ lại 100 trên tổng số 550 giường để điều trị các bệnh nhiễm đặc thù. Từ đầu tuần, bệnh viện đã tạm ngưng tiếp nhận người bệnh nhập viện trừ uốn ván, HIV nặng và sốt xuất huyết người lớn.

Ngày 9-6, bệnh viện còn hiện hữu 130 bệnh nhân không phải Covid-19, hơn phân nửa số trên đang giai đoạn hồi phục có thể xuất viện trong vài ngày tới.

Sáng cùng ngày, Sở Y tế TP HCM gửi công văn khẩn 2 Bệnh viện huyện Củ Chi và Bệnh viện Đa khoa Khu vực Củ Chi về việc sẽ chuyển đổi công năng Bệnh viện huyện Củ Chi thành Bệnh viện Điều trị Covid-19 Củ Chi khi có yêu cầu.

Để sẵn sàng đưa Bệnh viện Điều trị Covid-19 Củ Chi đi vào hoạt động khi được yêu cầu, Sở Y tế đề nghị Bệnh viện huyện Củ Chi khẩn trương xây dựng kế hoạch chuyển đổi công năng thành Bệnh viện Điều trị Covid-19 Củ Chi với quy mô tối đa 500 giường (trong đó 20 giường cấp cứu, hồi sức).

(Theo Người Lao Động)

Khẩn trương khoanh vùng sau khi công ty đông công nhân nhất TP.HCM phát hiện ca nghi nhiễm

Đầu giờ chiều 9/6, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết, sáng cùng ngày tại Công ty PouYuen Việt Nam thuộc phường Tân Tạo, quận Bình Tân đã ghi nhận 1 trường hợp nghi nhiễm COVID-19.

Công ty Pouyuen Việt Nam thuộc tập đoàn Pouchen, hoạt động từ năm 1996 với ngành nghề sản xuất chính là giày thể thao. Đây là doanh nghiệp có số công nhân đông nhất TP.HCM hiện nay với khoảng 65.000 người lao động. Theo thông tin ban đầu, trường hợp nghi nhiễm đã được cách ly tập trung và lấy mẫu xét nghiệm vào tối 8/6 do tiếp xúc gần với người chồng nhiễm COVID-19.

Được biết, người chồng có tiếp xúc với bệnh nhân 9096 tại nơi làm việc. Bệnh nhân 9096 là tiếp xúc gần của bệnh nhân 8737 (Bệnh nhân 8737 được phát hiện qua khám sàng lọc tại bệnh viện). Ngay khi nhận được thông tin, Công ty PouYuen Việt Nam đã tiến hành phong tỏa khu vực làm việc của bệnh nhân, thực hiện phun khử khuẩn. Đồng thời, thông báo đến toàn bộ nhân viên làm việc chung khu vực với bệnh nhân và yêu cầu tất cả cách ly tạm thời tại nhà, khai báo y tế địa phương để được chuyển cách ly tập trung và lấy mẫu xét nghiệm.

COVID-19 9/6: Không chịu mặc đồ bảo hộ, bé trai 3 tuổi nghe lời sau câu nói của điều dưỡng - 3

Trung tâm Y tế quận Bình Tân đã thông tin đến các Trung tâm Y tế quận huyện khác danh sách cách các trường hợp tiếp xúc gần để truy vết. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, Trung tâm Y tế quận Bình Tân và các đơn vị liên quan đã đến công ty triển khai các biện pháp phòng chống dịch. Công tác kiểm tra và xác định danh sách tiếp xúc gần tại nơi làm việc của ca nghi nhiễm được khẩn trương triển khai.

Đồng thời đã điều động khẩn đội lấy mẫu xét nghiệm đến trực tiếp công ty để lấy mẫu xét nghiệm tất cả trường hợp có nguy cơ, dự kiến 3.000 mẫu. Sau khi lấy xong mẫu xét nghiệm, tất cả người lao động chung tầng lầu với ca nghi nhiễm sẽ phải cách ly tại nhà. Do công ty đã thực hiện các tiêu chuẩn an toàn trong phòng chống dịch, bệnh nhân chỉ tiếp xúc trong khu vực làm việc của mình nên không ảnh hướng đến các khu vực khác. Nơi cư trú của hai vợ chồng tại Khu dân cư Nam Long, phường An Lạc, quận Bình Tân đã được phong tỏa, xử lý theo quy định từ tối 8/6.

Hà Tĩnh cách ly 30 học sinh tiểu học là F1 của ca nhiễm COVID-19

Ngày 9/6, ông Nguyễn Hữu Ninh - Chủ tịch UBND xã Tân Lâm Hương (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) cho biết, liên quan đến 1 trong 3 ca nhiễm COVID-19 vừa phát hiện tối hôm qua (8/6), UBND xã đã tiến hành đưa 30 học sinh tại trường trường Tiểu học 1 Tân Lâm Hương đi cách ly.

Hôm qua, Sở Y tế Hà Tĩnh công bố 3 ca dương tính trong một gia đình gồm: N.T.H (SN 1980), P.P.N (SN 2005) và P.P.G (SN 2011), trú tại thôn Trung Hòa, xã Tân Lâm Hương, huyện Thạch Hà.

Hiện lực lượng chức năng đã tiến hành phong tỏa khu vực liên quan, đưa các em đến điểm cách ly tại điểm trường Mầm non Tân Lâm Hương 1 và trường Mầm non Tân Lâm Hương 2.

Lực lượng chức năng cho hay, 30 F1 này có tiếp xúc với ca bệnh P.G.G vào ngày 4/6 tại thư viện và khuôn viên nhà trường.

COVID-19 9/6: Không chịu mặc đồ bảo hộ, bé trai 3 tuổi nghe lời sau câu nói của điều dưỡng - 4

Các em học sinh thuộc diện F1 vào cách ly tại khu tập trung.

Liên quan đến 3 ca bệnh được công bố vào tối qua, từ 7h hôm nay (9/6), xã Tân Lâm Hương (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) sẽ thực hiện thiết lập vùng cách ly y tế theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng tại 8 thôn với 1.449 hộ và 5.927 nhân khẩu. Các thôn thực hiện cách ly gồm: Trung Hòa, Thắng Hòa, 17, 18, Nhân Hòa, Tân Tiến, Bình Tiến, Đông Tân (thôn Đông Tân chỉ thực hiện khu vực giáp đường tránh Quốc lộ 1A). Hiện Hà Tĩnh ghi nhận 13 ca dương tính với SAR-CoV-2, tỉnh đã tiến hành truy vết kết quả có 589 F1 và 5.227 F2.

(Theo Tiền Phong)

Phong tỏa thêm một công ty ở Bình Dương liên quan đến ca mắc COVID-19 mới

Sáng nay (9/6), cơ quan chức năng TP. Thuận An (Bình Dương) tiến hành phong tỏa Công ty Prestima ở phường Bình Hòa. Đây là nơi làm việc của nam tài xế vừa phát hiện mắc COVID-19. Theo đó, bệnh nhân BN8791, cư trú tại quận 1, TP.Hồ Chí Minh, làm việc tại công ty Prestima.

Sáng cùng ngày, ngay khi nhận tin báo từ TP.HCM, ngành y tế Bình Dương thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại công ty, lấy mẫu xét nghiệm, phun thuốc khử trùng. Bước đầu điều tra, truy vết, xác định được 22 trường hợp F1 (chủ yếu là cán bộ, nhân viên công ty Prestima), 119 trường hợp F2.

COVID-19 9/6: Không chịu mặc đồ bảo hộ, bé trai 3 tuổi nghe lời sau câu nói của điều dưỡng - 5

Đưa người trong công ty Tico đi cách ly.

Hiện, 2 trường hợp F1 ở khu cách ly trường Đại học Thủy Lợi, 20 trường hợp F1 là người nước ngoài tạm cách ly tại văn phòng công ty có sự giám sát chặt của lực lượng quân sự và công an. Các công nhân còn lại ở tạm tại công ty chờ kết quả xét nghiệm của các F1.

Được biết, trước đó bệnh nhân BN8791 có kết quả xét nghiệm dương tính vào ngày 5/6 và đang được cách ly, điều trị tại Cần Giờ, TP.Hồ Chí Minh.

Trước đó, tại Công ty Cổ phần Tico (phường An Phú, TP Thuận An) một nhân viên ở TP.HCM nhưng làm việc tại Bình Dương. Ngay khi nhận được kết quả từ TP.HCM về việc người này dương tính với SARS-CoV-2, Bình Dương đã phong tỏa công ty này vào ngày 8/6. Như vậy, ở Bình Dương hiện đã có 2 công ty tạm thời bị phong tỏa.

(Theo Tiền Phong)

Đà Nẵng gỡ lệnh cấm, người dân bịt kín khẩu trang tắm biển từ tinh mơ

COVID-19 9/6: Không chịu mặc đồ bảo hộ, bé trai 3 tuổi nghe lời sau câu nói của điều dưỡng - 6

Từ 5h30 sáng, khu vực bãi biển ở Công viên Biển Đông (quận Sơn Trà) đã tấp nập người dân đi tắm biển, tập thể dục. Sau 21 ngày không có ca lây nhiễm COVID-19 cộng đồng, chính quyền thành phố cho mở lại hoạt động ăn, uống tại chỗ, tắm biển, từ 0h ngày 9/6. Ảnh: Giang Thanh

COVID-19 9/6: Không chịu mặc đồ bảo hộ, bé trai 3 tuổi nghe lời sau câu nói của điều dưỡng - 7

Dù Đà Nẵng sáng nay có mưa nhỏ, nhưng nhiều người dân vẫn đi tắm biển. Người dân đeo khẩu trang, cẩn trọng giữ khoảng cách khi tập thể dục, tắm biển.

COVID-19 9/6: Không chịu mặc đồ bảo hộ, bé trai 3 tuổi nghe lời sau câu nói của điều dưỡng - 8

Khu vực bãi biển liên tục phát loa để nhắc nhở người dân thực hiện nguyên tắc 5K của Bộ Y tế. Nhân viên cứu hộ và bảo vệ cũng thường xuyên nhắc nhở, yêu cầu người dân đeo khẩu trang khi tập thể dục.

COVID-19 9/6: Không chịu mặc đồ bảo hộ, bé trai 3 tuổi nghe lời sau câu nói của điều dưỡng - 9

Đông đảo các bạn trẻ cũng ra biển vào sáng sớm để "check in" ngày đầu được gỡ bỏ lệnh hạn chế tập trung đông người và cấm tắm biển.

COVID-19 9/6: Không chịu mặc đồ bảo hộ, bé trai 3 tuổi nghe lời sau câu nói của điều dưỡng - 10

Gần một tháng nay, vợ chồng ông Bùi Văn Đức (phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà) phải bỏ thói quen tập thể dục và tắm biển. Bởi vậy, khi nghe tin gỡ bỏ lệnh cấm, vợ chồng ông dậy từ sớm để ra biển tập thể dục và tắm biển. "Một tháng không được tắm biển cũng cảm thấy bất tiện, tuy nhiên, vì chỉ đạo của thành phố mình phải chấp hành. Dù cho phép tắm biển trở lại, nhưng vợ chồng tôi cũng rất cẩn trọng, lo lắng vì nguy cơ dịch bệnh vẫn còn. Tôi đeo khẩu trang liên tục, và hạn chế tiếp xúc khi tắm biển theo khuyến cáo", ông Đức nói.

COVID-19 9/6: Không chịu mặc đồ bảo hộ, bé trai 3 tuổi nghe lời sau câu nói của điều dưỡng - 11

COVID-19 9/6: Không chịu mặc đồ bảo hộ, bé trai 3 tuổi nghe lời sau câu nói của điều dưỡng - 12

Người dân đi bộ thể dục trên bờ biển khá đông dù Đà Nẵng sáng nay có mưa nhỏ, thời tiết cũng khá mát mẻ.

COVID-19 9/6: Không chịu mặc đồ bảo hộ, bé trai 3 tuổi nghe lời sau câu nói của điều dưỡng - 13

COVID-19 9/6: Không chịu mặc đồ bảo hộ, bé trai 3 tuổi nghe lời sau câu nói của điều dưỡng - 14

Vừa lên bờ, nhiều người dân đã lấy khẩu trang ra đeo để đảm bảo an toàn. Chị Mai Thị Tình (quận Ngũ Hành Sơn) cho hay: "Dù đã nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch nhưng tôi vẫn khá lo lắng về nguy cơ dịch bệnh. Bởi vậy, cứ đeo khẩu trang cho chắc, cẩn thận không thừa".

COVID-19 9/6: Không chịu mặc đồ bảo hộ, bé trai 3 tuổi nghe lời sau câu nói của điều dưỡng - 15

Không ít người dân đeo khẩu trang lúc tắm biển, đồng thời, lựa chọn khu vực vắng vẻ để bơi.

(Theo Tiền Phong)

52 tình nguyện viên lên đường chi viện Hà Tĩnh chống dịch COVID-19

Sáng 9/6, tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An, UBND tỉnh, Sở Y tế có buổi gặp mặt chia tay đoàn cán bộ y bác sĩ ngành y tế Nghệ An chi viện cho tỉnh Hà Tĩnh trong công tác chống dịch COVID - 19.

Tại buổi gặp mặt, ông Bùi Đình Long - Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An biểu dương tinh thần các y bác sĩ lên đường làm nhiệm vụ trong lần này. Phó chủ tịch UBND tỉnh cũng nhấn mạnh, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chống dịch tại tỉnh bạn các y bác sĩ trong đoàn phải nêu cao phẩm chất tốt đẹp của đội ngũ cán bộ ngành y, thực hiện nghiêm các quy định phòng chống dịch, đảm bảo an toàn sức khoẻ trong quá trình thực thi nhiệm vụ.

COVID-19 9/6: Không chịu mặc đồ bảo hộ, bé trai 3 tuổi nghe lời sau câu nói của điều dưỡng - 16COVID-19 9/6: Không chịu mặc đồ bảo hộ, bé trai 3 tuổi nghe lời sau câu nói của điều dưỡng - 16

Đoàn gồm 52 bác sĩ và các điều dưỡng, kỹ thuật viên của Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An và Trung tâm kiểm soát bệnh tật có kinh nghiệm lên đường chi viện cho tỉnh Hà Tĩnh. Những cán bộ y tế chi viện lần này sẽ thực hiện lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 giúp tỉnh bạn.

Ngoài chi viện về nhân lực, Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa tỉnh Nghệ An còn hỗ trợ cho Sở Y tế tỉnh Hà Tĩnh 100 triệu đồng, 300.000 bộ quần áo xanh phòng dịch, 1 nghìn khẩu trang y tế, 1 nghìn găng tay, 50 kính chống giọt bắn.

(Theo Gia đình và Xã hội)

Chuẩn bị đưa 1.068 công nhân đầu tiên từ các KCN Bắc Giang về Lạng Sơn

Sáng nay (9/6), thông tin từ UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, ngày 8/6, UBND tỉnh Bắc Giang đã gửi Văn bản số 2727/UBND-KGVX đến UBND tỉnh Lạng Sơn đề nghị đưa người lao động đang lưu trú tại tỉnh Bắc Giang trở về nơi thường trú.

Theo đó, UBND tỉnh Bắc Giang khẳng định: Thời gian qua, để công tác phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả, ngăn chặn lây lan dịch sang các địa phương khác trong cả nước, UBND tỉnh Bắc Giang đã yêu cầu người lao động tỉnh ngoài ở lại Bắc Giang; các lao động này đã được các cơ quan chức năng của tỉnh thường xuyên quan tâm hỗ trợ ổn định đời sống và chăm sóc y tế.

Đến nay, dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn Bắc Giang đã cơ bản được kiểm soát, tuy nhiên vẫn diễn biến phức tạp tại một số khu nhà trọ quanh các khu công nghiệp của tỉnh Bắc Giang do có trên 60.000 người lao động tỉnh ngoài đang lưu trú với mật độ rất cao.

Để đảm bảo an toàn cho người lao động, hạn chế nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng, góp phần giúp tỉnh Bắc Giang bớt đi những khó khăn, nhanh chóng chiến thắng dịch bệnh, UBND tỉnh đề nghị tỉnh Lạng Sơn phối hợp triển khai tổ chức đón người lao động của tỉnh có nhu cầu trở về địa phương khi đã đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng, chống dịch Covid-19.

Trong đó bao gồm: Các trường hợp F0 đã được chữa khỏi bệnh, các trường hợp F1 đã hoàn thành thời gian cách ly tập trung, đủ điều kiện trở về cách ly tại nhà; các trường hợp công nhân đang ở trong các vùng cách ly, giãn cách xã hội, cách ly y tế đã xét nghiệm RT-PCR âm tính 3 lần trở lên.

Theo danh sách đính kém công văn nêu trên sẽ có 1.068 công nhân có hộ khẩu thường trú tại TP Lạng Sơn và các huyện Cao Lộc, Bình Gia, Lộc Bình, Văn Lãng, Hữu Lũng, Bắc Sơn... hiện đang ở trọ tại thị trấn Nếnh và các xã Hồng Thái, Vân Trung, Tăng Tiến, huyện Việt Yên và Nội Hoàng, huyện Yên Dũng, Bắc Giang được đề nghị đưa về Lạng Sơn.

UBND tỉnh Bắc Giang cũng giao Sở LĐ-TB&XH tỉnh làm đầu mối, đưa công nhân về nơi thường trú, bảo đảm công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Giang cho biết, đây là đợt di chuyển công nhân từ Bắc Giang về các tỉnh đầu tiên được tổ chức.

Hiện, cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang đang tiếp tục rà soát, nắm bắt nguyện vọng để đưa công nhân đã hoàn thành cách ly y tế về nơi thường trú trong những ngày tới. Trong đó, tỉnh Lạng Sơn là địa phương có số lượng công nhân ở trọ tại Bắc Giang đông nhất với hơn 20.000 người.

(Theo Báo Giao Thông)

Đồng Nai: Thu hồi thông báo "F1 thành F0"

Chiều 8-6, bà Nguyễn Thị Tuyết - Chủ tịch Công đoàn Khu công nghiệp Biên Hòa (TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) cho biết vừa yêu cầu Công ty Meiwa thu hồi thông báo liên quan tình hình dịch Covid-19. Trong đó, có thông tin là trường hợp F1 thành F0 tại đây.

Sở Y tế tỉnh Đồng Nai cũng xác nhận công ty này đã thông báo tình hình không chính xác. Cụ thể, trường hợp F1 được thông báo là chị N.T.T.D (32 tuổi), làm việc tại Công ty Tombow (Khu công nghiệp Amata), sống cùng chồng tại TP Thủ Đức, TP HCM.

Chồng chị D. có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 vào ngày 7-6. Trước đó, ngày 3-6, người chồng thuộc diện F2, một ngày sau thành F1.

Liên quan thông tin trên, trong ngày 7-6, lực lượng chức năng tỉnh Đồng Nai đã cho phun khử trùng toàn bộ Công ty Tombow rộng khoảng 11.000 m2. Ngày 8-6, tỉnh Đồng Nai đã họp khẩn để thực hiện các hướng xử lý. Bước đầu xác định có trên 850 người đã tiếp xúc gần với chị D.

Sở Y tế tỉnh Đồng Nai chiều 8-6 cho biết dự kiến 2 ngày nữa mới có kết quả xét nghiệm đối với chị D - hiện cách ly tại TP HCM. Đồng Nai xác định đây là trường hợp có nguy cơ cao và tỉnh đang thực hiện gắt gao các biện pháp để ứng phó.

Thông báo của Công ty Meiwa bước đầu được xác định là mang tính nội bộ về tình hình tại các khu công nghiệp ở Biên Hòa, bởi 2 khu công nghiệp có 2 công ty trên nằm gần nhau.

Như Báo Người Lao Động Online thông tin, chiều 8-6, TP Biên Hòa đã họp khẩn liên quan trường hợp này.

9X Hà Nội giúp đỡ người dân vùng dịch: Nghĩ đến hàng nghìn cốc chè, súp... mà tôi mất ngủ
Ngoài bác sĩ - nhân viên y tế còn có bộ phận không nhỏ những người thần lặng làm công tác kêu gọi ủng hộ, giúp đỡ người dân vùng dịch... cũng phải "đổ...
K.T (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h