Mỹ đang tính lại chiến lược chống dịch cho phù hợp với thực tế biến thể Omicron chiếm hơn 98% ca nhiễm trong làn sóng dịch khủng khiếp hiện tại.
7 diễn biến
Nhiễm, nhập viện, chết báo động: Mỹ tính lại chiến lược chống dịch
Đài CNN ngày 12-1 dẫn số liệu ĐH Johns Hopkins (Mỹ) cho biết kể từ đầu tháng 1 đến nay Mỹ ghi nhận số ca nhiễm trung bình một ngày lên tới hơn 750.000, với hôm 10-1 ghi nhận mức kỷ lục 1,35 triệu, vượt qua kỷ lục trước đó là 1 triệu ca nhiễm trong ngày 1-1. 98,3%% số ca nhiễm này là do biến thể Omicron gây ra. Số ca nhiễm trung bình hiện nay ở Mỹ cao gấp ba lần mức đỉnh của đợt dịch hồi tháng 1 năm ngoái (khoảng 252.000 vào ngày 11-1) và gấp 4,5 lần mức đỉnh của làn sóng biến thể Delta hồi giữa năm 2021 (khoảng 166.000 ca vào ngày 1-9).
Một nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân ở phòng chăm sóc tích cực ở thành phố Worcester, bang Massachusetts, Mỹ. Ảnh: Getty
Y tế, giáo dục, giao thông, vệ sinh… căng thẳng
Về số ca nhập viện, ĐH John Hopkins cho biết trong ngày 12-1 có gần 146.000 ca - cao hơn mức đỉnh của tháng 1 năm ngoái là hơn 142.000 ca/ngày.
Số ca tử vong cũng báo động với trung bình hơn 1.600 ca/ngày được ghi nhận trong tuần qua, tăng 33% so với tuần trước đó, tuy nhiên chỉ bằng khoảng một nửa số ca tử vong/ngày thời điểm này năm ngoái.
Nhiễm, nhập viện quá nhiều khiến Mỹ gặp khó nhiều mặt: bệnh viện, trường học, giao thông, cơ quan, công ty… chủ yếu không có người làm do quá nhiều nhân viên nhiễm phải cách ly.
Nhiều lãnh đạo bệnh viện than thở họ đứng trước tình hình nan giải là nhân viên y tế bị nhiễm COVID-19 phải nghỉ cách ly ở nhà quá nhiều khiến không còn người làm việc. Ông Anand Swaminathan, một bác sĩ cấp cứu ở bang New Jersey, chia sẻ rằng bệnh viện ông “mất 20%-25% số nhân lực do họ bị nhiễm COVID-19, phải ở nhà cách ly”.
Hầu hết bệnh viện đều quá tải. Một bệnh viện ở TP Fort Lauderdale thuộc bang Florida buộc phải đóng khoa phụ sản do thiếu nhân sự, tờ The Hill cho biết. Còn ở TP Atlanta thuộc bang Georgia, sáu hệ thống bệnh viện lớn ghi nhận số ca COVID-19 nhập viện tăng 100%-200%. Trung tâm y tế thuộc ĐH Maryland ngày 9-1 cho biết phải kích hoạt quy trình khẩn cấp do sự gia tăng mạnh số ca nhiễm làm quá tải các khoa cấp cứu trong khi nhân lực tại chỗ bị kéo căng quá sức, theo CNN. Số liệu từ Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh Mỹ còn cho biết tỉ lệ trưng dụng số giường chăm sóc đặc biệt (ICU) ở Mỹ vào cuối tuần trước là 78%.
Các trường học gặp khó vì bên cạnh giáo viên bị nhiễm phải nghỉ thì có một lượng lớn học sinh cũng không thể đi học do bị nhiễm. Hiện chỉ 1/6 trẻ 5-11 tuổi được tiêm đủ hai mũi vaccine, dù Mỹ đã cho phép tiêm.
Mảng vệ sinh công ích cũng nan giải vì thiếu nhân viên đi thu gom rác. Ở mảng giao thông, hệ thống giao thông công cộng nhiều bang phải thu hẹp hoạt động vì thiếu người. Ngành hàng không bị khủng hoảng nặng, hàng ngàn chuyến bay phải hủy cuối tuần rồi một phần do bão tuyết, một phần do nhân viên các hãng bị nhiễm phải cách ly.
Cần thay đổi về mặt chiến lược chống dịch
Về tình trạng của những người nhập viện, những người chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19 thì thường bị viêm phổi nặng và cần được đặt nội khí quản; trong khi những người tiêm đủ hai liều hoặc thậm chí mới tiêm thì chỉ bị triệu chứng nhẹ giống cúm, hầu hết được xuất viện chỉ sau vài ngày.
Với thực tế Omicron lây lan mạnh khiến nhiều người nhiễm và nhập viện nhưng con số tử vong không nhiều như đợt dịch năm ngoái, nhiều bang ở Mỹ đã tính lại chiến lược chống dịch cho phù hợp với tình hình mới.
Để giải quyết tình trạng nhân viên y tế phải cách ly vì COVID-19, cơ quan y tế một số nơi tại Mỹ cho phép nhân viên y tế nhiễm bệnh vẫn được đi làm nếu không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ. Họ được yêu cầu mang khẩu trang N95 và được khuyến cáo điều trị cho các bệnh nhân COVID-19 khác.
Nhiều bang đã cho tuyển thêm số lượng lớn nhân viên y tế để bù vào số nghỉ vì nhiễm bệnh. Chẳng hạn, bang Texas tuyển thêm 2.700 nhân viên, theo CNN. Bang Kentucky huy động vệ binh quốc gia hỗ trợ các bệnh viện.
Nhiều bang khôi phục quy định bắt buộc đeo khẩu trang trong không gian kín, đông người.
Một chiến lược mà các bang rất chú trọng là tăng tuyên truyền để người dân đi tiêm vaccine (chỉ mới 62% dân số được tiêm hai mũi, còn hơn 20% dân số không chịu đi tiêm). Một trong những cách tuyên truyền, như Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) đưa dữ liệu nếu so với người đã tiêm chủng thì nguy cơ nhập viện của người chưa tiêm chủng cao hơn 17%.
Từ đầu tháng 1, Mỹ thực hiện quy định yêu cầu tất cả cơ sở sản xuất hay doanh nghiệp có ít nhất 100 nhân viên phải tiêm vaccine cho nhân viên và những ai không muốn tiêm vaccine phải đưa ra kết quả xét nghiệm hằng tuần.
Nguồn: https://plo.vn/quoc-te/nhiem-nhap-vien-chet-bao-dong-my-tinh-lai-chien-luoc-chong-dich-... Nguồn: https://plo.vn/quoc-te/nhiem-nhap-vien-chet-bao-dong-my-tinh-lai-chien-luoc-chong-dich-1039006.html
Cả nước có 50 ca Covid-19 do biến chủng Omicron, đều là người nhập cảnh
Tình hình dịch Covid-19 trong ngàyTính từ 16h ngày 12/01 đến 16h ngày 13/01, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 16.725 ca nhiễm mới, trong đó 25 ca nhập cảnh và 16.700 ca ghi nhận trong nước (tăng 634 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố (có 10.822 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (2.968), Bình Phước (726), Bình Định (709), TP Hồ Chí Minh (701), Khánh Hòa (677), Đà Nẵng (657), Cà Mau (599), Bến Tre (593), Hải Phòng (497), Tây Ninh (451), Đắk Lắk (417), Trà Vinh (360), Vĩnh Long (359), Bắc Ninh (346), Thanh Hóa (337), Bà Rịa - Vũng Tàu (329), Hưng Yên (324), Quảng Ninh (294).
Thừa Thiên Huế (290), Quảng Ngãi (276), Lâm Đồng (238), Vĩnh Phúc (215), Hòa Bình (211), Hải Dương (203), Quảng Nam (201), Bắc Giang (199), Thái Nguyên (193), Bạc Liêu (185), Hậu Giang (168), Hà Giang (162), Nghệ An (158), Bình Thuận (150), Đồng Tháp (141), Cần Thơ (130), Nam Định (128), Tuyên Quang (126), Đắk Nông (123), Lạng Sơn (121),
Thái Bình (121), An Giang (120), Đồng Nai (104), Sóc Trăng (101), Quảng Bình (99), Hà Nam (99), Gia Lai (93), Quảng Trị (83), Phú Yên (77), Kon Tum (76), Kiên Giang (76), Sơn La (73), Ninh Bình (69), Phú Thọ (68), Lào Cai (59), Tiền Giang (57), Điện Biên (55), Cao Bằng (50), Long An (49), Yên Bái (46), Lai Châu (44), Ninh Thuận (39), Hà Tĩnh (38), Bình Dương (24), Bắc Kạn (18).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Nam Định (-99), Khánh Hòa (-95), Bà Rịa - Vũng Tàu (-71).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Đắk Lắk (+416), Lạng Sơn (+121), Bến Tre (+94).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 16.012 ca/ngày.
Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 50 ca mắc Covid-19 do biến chủng Omicron, đều là các ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Hà Nội (1), Quảng Nam (27), TP Hồ Chí Minh (12), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (2), Đà Nẵng (3), Khánh Hòa (2), Long An (1).
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.975.444 ca nhiễm, đứng thứ 28/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 143/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 20.019 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.969.294 ca, trong đó có 1.659.113 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP Hồ Chí Minh (510.202), Bình Dương (291.804), Đồng Nai (99.069), Tây Ninh (84.070), Hà Nội (79.406).
Nguồn: https://danviet.vn/ca-nuoc-co-50-ca-covid-19-do-bien-chung-omicron-deu-la-nguoi-nhap-ca... Nguồn: https://danviet.vn/ca-nuoc-co-50-ca-covid-19-do-bien-chung-omicron-deu-la-nguoi-nhap-canh-20220113181020518.htm
Phó Chủ tịch Hà Nội yêu cầu sẵn sàng chuẩn bị tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến 12 tuổi
Báo cáo tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 chiều 13/1, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương cho biết, tính từ 7/1-12/1/2021, trung bình thành phố ghi nhận 2.836 ca/ngày, tăng nhiều so với kỳ báo cáo trước (trung bình 2.230 ca/ngày).
Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Chử Xuân Dũng phát biểu tại cuộc họp.
Theo ông Cương, hiện tại, Hà Nội đang điều trị 53.515 người. Trong đó, 351 người đang điều trị tại bệnh viện trung ương; 52.964 người bệnh đang được các tầng quản lý và điều trị (điều trị tại nhà 42.652 người, điều trị tại cơ sở thu dung quận/huyện 5.820 người, điều trị tại cơ sở thu dung thành phố là 1.335 người, điều trị tại các bệnh viện 3.157 người).
Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, công tác phòng, chống dịch vẫn đang được tổ chức quyết liệt, tỷ lệ bệnh nhân nặng, bệnh nhân tử vong vẫn đang trong giới hạn kiểm soát.
Tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Chử Xuân Dũng yêu cầu các đơn vị báo cáo nhanh về công tác điều hành phòng chống dịch COVID-19 và việc triển khai phần mềm quản lý người nhiễm COVID-19. Rà soát sẵn sàng chuẩn bị tiêm cho trẻ em từ 5-12 tuổi.
Ông Dũng cũng yêu cầu các đơn vị vẫn còn số người cao tuổi có bệnh lý nền còn cao, không đi đến điểm tiêm chủng lưu động được như: Chương Mỹ, Gia Lâm, Quốc Oai, Thạch Thất, Phúc Thọ, Thường Tín…báo cáo cụ thể tiến độ thực hiện tiêm chủng cho nhóm nguy cơ cao này. Các đơn vị đều cam kết đẩy nhanh tiến độ, tuyên truyền, tăng cường các tổ tiêm tại nhà để nhanh chóng tiêm vắc xin cho đối tượng này.
Phó chủ tịch thành phố nhấn mạnh, tình hình dịch bệnh ở Hà Nội tiếp tục diễn biến phức tạp, số ca mắc COVID-19 trung bình tăng hơn 600 ca/ngày so với tuần trước. Dự báo số ca mắc sẽ tiếp tục tăng cao. Nguyên nhân quan trọng vẫn là sự chủ quan của các cá nhân, tổ chức.
Ông Dũng lưu ý với từng nội dung trong công thức: “"5K+ vắc xin, thuốc điều trị + công nghệ + ý thức người dân" phải có giải pháp cụ thể triển khai thực hiện hiệu quả nhất. “Ý thức người dân là quan trọng nhất”. Các địa phương thống nhất việc phải thực hiện “đúng vai” của mình theo đúng phân cấp, phân quyền; phải vào cuộc nghiêm túc hơn, không trông chờ vào thành phố.
Theo Phó Chủ tịch UBND TP, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị, và nhắc nhở các địa phương phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch dịp tết 2022, các quận huyện phải thực hiện nghiêm.
Việc quản lý bệnh nhân COVID-19 phải được thực hiện đúng quy trình, có mạng lưới đầy đủ, không được để xảy ra sai sót trong các tình huống. Để bệnh nhân COVID-19 được tiếp cận kịp thời, chăm sóc đầy đủ, không gây bức xúc.
Về việc tiêm vắc xin phòng COVID-19, Phó Chủ tịch UBND TP nêu rõ, hiện nay còn chậm và yêu cầu Sở Y tế báo cáo hàng ngày tiến độ từng địa phương; đôn đốc hàng ngày việc tiêm vắc xin cho người từ 50 tuổi trở lên có bệnh nền.
Ngoài ra, ông Dũng cũng yêu cầu các đơn vị phải cập nhập kịp thời dữ liệu người nhiễm COVID-19 mới vào phần mềm quản lý của thành phố.
Nguồn: http://danviet.vn/pho-chu-tich-ha-noi-yeu-cau-san-sang-chuan-bi-tiem-vac-xin-phong-covi... Nguồn: http://danviet.vn/pho-chu-tich-ha-noi-yeu-cau-san-sang-chuan-bi-tiem-vac-xin-phong-covid-19-cho-tre-tu-5-den-12-tuoi-50202214110176183.htm
Nghệ An có thêm 42 ca nhiễm Covid-19 cộng đồng trong 24 giờ qua
Tối 13/1, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Nghệ An, 24 giờ qua Nghệ An ghi nhận 188 ca nhiễm, trong đó 42 ca cộng đồng.
Cụ thể, từ 18h00 ngày 12/1/2022 đến 06h00 ngày 13/1/2022, Nghệ An ghi nhận thêm 40 ca dương tính với Covid-19 tại 8 địa phương (Tp.Vinh 16 ca, Quỳnh Lưu 10 ca, Diễn Châu 3 ca, Quỳ Hợp 3 ca, Yên Thành 3 ca, Hoàng Mai 2 ca, Thanh Chương 2 ca, Nghĩa Đàn 1 ca). Trong đó có 19 ca cộng đồng tại 5 địa phương (Quỳnh Lưu 10 ca, Tp.Vinh 5 ca, Hoàng Mai 2 ca, Diễn Châu 1 ca, Quỳ Hợp 1 ca), 21 ca đã được cách ly từ trước (13 ca là F1, 7 ca từ ngoại tỉnh có dịch về, 1 ca từ Lào về). Ghi nhận 23 ca có triệu chứng, 17 ca không có triệu chứng.
Từ 12 giờ qua (từ 06h00 đến 18h00 ngày 13/1/2022), Nghệ An ghi nhận thêm 148 ca dương tính với Covid-19 tại 18 địa phương (Quỳnh Lưu 19 ca, Quế Phong 16 ca, Đô Lương 15 ca, Tp.Vinh 15 ca, Tân Kỳ 13 ca, Nghi Lộc 12 ca, Diễn Châu 9 ca, Hoàng Mai 8 ca, Kỳ Sơn 8 ca, Hưng Nguyên 7 ca, Quỳ Hợp 5 ca, Thanh Chương 5 ca, Yên Thành 4 ca, Nam Đàn 4 ca, Tương Dương 3 ca, Anh Sơn 2 ca, Cửa Lò 2 ca, Quỳ Châu 1 ca).
Trong đó có 23 ca cộng đồng tại 7 địa phương (Nghi Lộc 7 ca, Quỳnh Lưu 6 ca, Tp. Vinh 4 ca, Diễn Châu 3 ca, Hưng Nguyên 1 ca, Kỳ Sơn 1 ca, Nam Đàn 1 ca); 125 ca đã được cách ly từ trước (93 ca là F1, 32 ca từ vùng có dịch về). Ghi nhận 75 ca có triệu chứng, 73 ca không có triệu chứng.
Lực lượng ngành y tế lấy mẫu xét nghiệm cho người dân. Có 3 ca cộng đồng là công nhân công ty may H. ở xã Nghi Lâm:
Bệnh nhân H.T.H.A., nữ, SN 1987, địa chỉ Nghi Lâm, huyện Nghi Lộc. Bệnh nhân là công nhân Công ty may H. ở xã Nghi Lâm. Ngày 13/1, bệnh nhân đến Bệnh viện Đa khoa Nghi Lộc khám và test nhanh cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Bệnh nhân L.T.Y., nữ, SN 1999, địa chỉ Kim Liên, thị trấn Quán Hành, huyên Nghi Lộc. Bệnh nhân là công nhân Công ty may H. ở xã Nghi Lâm. Ngày 13/1, bệnh nhân đến trạm y tế test nhanh cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Bệnh nhân không có triệu chứng.
Bệnh nhân L.T.A.N., nữ, SN 2001, địa chỉ xóm 6, xã Nghi Văn, huyện Nghi Lộc. Bệnh nhân là công nhân Công ty may H. ở xã Nghi Lâm. Ngày 13/1 bệnh nhân có triệu chứng đau đầu, ho, sổ mũi nên đến trạm y tế test nhanh cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Hiện lực lượng chức năng và công ty này đang truy vết và nhanh chóng bóc tách F0.
Tổng số từ đầu mùa dịch đến nay trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 9.692 ca mắc Covid-19 ở 21 địa phương. Trong ngày, có 111 bệnh nhân khỏi bệnh, ra viện. Tổng số bệnh nhân điều trị đã khỏi bệnh, ra viện là 8.259 bệnh nhân. Tổng số bệnh nhân tử vong là 37 bệnh nhân. Số bệnh nhân hiện đang điều trị là 1.396 bệnh nhân.
Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/nghe-an-co-them-42-ca-nhiem-covid-19-cong-dong-trong-24-gio-... Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/nghe-an-co-them-42-ca-nhiem-covid-19-cong-dong-trong-24-gio-qua-a539953.html
Thanh Hóa ghi nhận 125 ca Covid-19 cộng đồng tại nhiều địa phương
Trong 24 giờ qua, tỉnh Thanh Hóa ghi nhận thêm 337 ca nhiễm Covid-19. Trong đó, có 125 ca Covid-19 cộng đồng được ghi nhận tại nhiều địa phương thuộc tỉnh này.
Theo thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Thanh Hóa, trong 24 giờ qua, tính từ 16h ngày 12/1 đến 16h ngày 13/1, tỉnh Thanh Hóa ghi nhận thêm 337 bệnh nhân nhiễm Covid-19. Trong đó, có 125 ca nhiễm cộng đồng được ghi nhận tại nhiều địa phương trên địa bàn Tỉnh này.
Cụ thể, Tx.Bỉm Sơn có 12 bệnh nhân, huyện Triệu Sơn có 14 bệnh nhân, huyện Thiệu Hóa có 5 bệnh nhân, Tx.Nghi Sơn có 10 bệnh nhân, huyện Quan Hóa có 2 bệnh nhân, Tp.Sầm Sơn có 1 bệnh nhân, huyện Nông Cống có 2 bệnh nhân, huyện Hoằng Hóa có 20 bệnh nhân, huyện Cẩm Thủy có 2 bệnh nhân, huyện Như Xuân có 12 bệnh nhân, huyện Hà Trung có 13 bệnh nhân, huyện Thạch Thành có 10 bệnh nhân, huyện Như Thanh có 5 bệnh nhân, thành phố Thanh Hóa có 4 bệnh nhân, huyện Quảng Xương có 1 bệnh nhân, huyện Đông Sơn có 1 bệnh nhân và huyện Thọ Xuân có 10 bệnh nhân.
Đồng thời, tỉnh Thanh Hóa cũng ghi nhận 212 bệnh nhân trong các khu cách ly theo quy định và bệnh nhân trở về địa phương từ các tỉnh, thành khác.
Công tác tiêm vắc-xin phòng Covid-19 vẫn đang được đẩy nhanh tại tỉnh Thanh Hóa.
Tính từ ngày 27/4 đến nay, tỉnh Thanh Hoá ghi nhận 11.705 bệnh nhân nhiễm Covid-19 cộng dồn. Trong đó, có 8.572 người được điều trị khỏi, ra viện và 18 bệnh nhân tử vong.
Về công tác tiêm vắc-xin phòng Covid-19, toàn tỉnh đã tiếp nhận 4.993.360 liều vắc-xin phòng Covid-19. Trong đó, đã tiêm mũi 1 cho người từ 18 tuổi trở lên đạt tỉ lệ 99,41 %, người từ 18 tuổi trở lên tiêm đủ 2 mũi đạt 96,52%, trẻ từ 12 - 17 tuổi đạt tỉ lệ 99%, trẻ 12 - 17 tuổi tiêm đủ mũi, đạt tỉ lệ 52,5% và có 30.311 người tiêm mũi bổ sung và 17.826 người tiêm mũi nhắc lại.
Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/thanh-hoa-ghi-nhan-125-ca-covid-19-cong-dong-tai-nhieu-dia-p... Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/thanh-hoa-ghi-nhan-125-ca-covid-19-cong-dong-tai-nhieu-dia-phuong-a539944.html
Vĩnh Phúc có thể đóng cửa hoạt động cơ sở sản xuất khi dịch bệnh lây lan
Theo BCĐ phòng, chống dịch tỉnh Vĩnh Phúc, nguy cơ cao dịch bệnh xâm nhập vào địa phương là rất lớn, đặc biệt là dịch tiếp tục xâm nhập các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Do đó, để chủ động, quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại cơ sở sản xuất kinh doanh (CSSXKD) trên địa bàn tỉnh, BCĐ phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Vĩnh Phúc vừa có Công văn số 309 về việc tiếp tục tăng cường thực hiện các biện pháp cấp bách, tạm thời để phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu áp dụng các biện pháp phòng dịch cụ thể như sau:
Đối với các CSSXKD khi chưa ghi nhận ca mắc COVID-19: Tự thực hiện việc đánh giá nguy cơ lây nhiễm tối thiểu 1 tuần/lần để áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.
Nhân viên y tế thực hiện xét nghiệm COVID-19. Ảnh: Ngọc Thắng
Xét nghiệm luân phiên mẫu gộp cho từ 5-20% người lao động/1 tuần. Khuyến khích hàng ngày tạm thời thực hiện xét nghiệm sàng lọc mẫu gộp cho 100% người lao động ngoại tỉnh thuộc các tỉnh, thành phố đang có số ca mắc cao như Hà Nội, Bắc Ninh... trước khi vào làm việc tại CSSXKD.
Đối với CSSXKD có tổ chức ăn cho người lao động cần phải chia thành nhiều phòng ăn nhỏ, có vách ăn tại các bàn ăn, chia nhỏ số lượng người ăn trong một ca. Đồng thời, không sử dụng điều hòa và đảm bảo lưu thông không khí theo một chiều trong khu vực nhà ăn, nơi sinh hoạt chung.
Khuyến khích các CSSXKD thực hiện xét nghiệm test nhanh kháng nguyên cho 100% người lao động sau khi kết thúc đợt nghỉ lễ, Tết. Việc này để đảm bảo 100% người lao động có kết quả âm tính với SARS-CoV-2 mới được vào làm việc.
Tỉnh Vĩnh Phúc cũng yêu cầu kích hoạt ngay các phương án phòng, chống dịch khi có trường hợp mắc COVID-19 đã được xây dựng theo quy định tại CSSXKD khi có ca mắc COVID-19. Quyết định phong tỏa tạm thời toàn bộ CSSXKD hoặc từng phân xưởng/dây chuyền sản xuất/tổ sản xuất/khu vực sản xuất/vị trí làm việc có trường hợp mắc bệnh (F0). Cách ly các trường hợp F0 tại chỗ tại CSSXKD, KCN và thông báo cho cơ quan y tế để chuyển cách ly, điều trị và thực hiện khoanh vùng, khử khuẩn theo quy định.
Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/vinh-phuc-co-the-dong-cua-hoat-dong-co-so-san-xuat-khi-dich-b... Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/vinh-phuc-co-the-dong-cua-hoat-dong-co-so-san-xuat-khi-dich-benh-lay-lan-169220114074506183.htm
Lên kịch bản ứng phó với biến chủng mới Omicron lên tới 10.000 ca bệnh/ngày
Ngày 13/1, đại diện Sở Y tế tỉnh Bình Dương thông tin, đơn vị đã xây dựng kế hoạch phòng, chống biến thể Omicron trên địa bàn để kịp thời ứng phó trong bối cảnh ngày Tết cận kề, người dân đi lại nhiều.
Cụ thể, ngành y tế Bình Dương chuẩn bị sẵn sàng các khu điều trị theo mô hình tháp 3 tầng như trước đây, đáp ứng theo từng tình huống dịch từ 4.000 - 5.000 ca bệnh/ngày tăng lên 8.000 - 10.000 ca/ngày và có thể đạt trên 10.000 ca bệnh/ngày.
Theo phương án đưa ra, nếu trường hợp dưới 10.000 ca bệnh/ngày, thời gian điều trị trung bình 10 ngày, ngành y tế Bình Dương chuẩn bị dưới 100.000 giường bệnh, trong đó 95% giường bệnh dành cho các trường hợp nhẹ, không triệu chứng tương ứng với 95.000 trường hợp cách ly tại nhà, nơi lưu trú; 4% giường bệnh (4.000 giường) dành cho bệnh nhân tầng 2 tại các huyện, thị, thành phố và 1% giường cho các bệnh viện ngoài công lập và các bệnh viện tầng 3.
Đối với điều trị 3 tầng, ở tầng cấp cứu bệnh nhân nặng và nguy kịch sẽ bố trí tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương và Bệnh viện Quốc tế Becamex. Trong trường hợp tình huống xấu nhất, số ca bệnh trên 10.000 ca/ngày sẽ quá khả năng đáp ứng của ngành y tế, Bình Dương sẽ đề xuất giãn cách xã hội, tập trung điều trị cho bệnh nhân tầng 2, 3 (kể cả ICU) tại các huyện, thị, thành phố và 2 bệnh viện tầng 3.
Giám sát chặt chẽ người nhập cảnh
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Nguyễn Lộc Hà, cho biết nhằm chủ động ứng phó với dịch bệnh COVID-19 diễn biến khó lường và nguy cơ biến chủng Omicron có thể xâm nhập UBND tỉnh đã chỉ đạo các địa phương tiếp tục đánh giá cấp độ dịch để có biện pháp phù hợp với diễn biến phức tạp, bảo đảm các hoạt động phục hồi sản xuất.
Bình Dương đẩy nhanh tiêm vắc xin phòng COVID-19 để hạn chế ca mắc diễn biến nặng và tử vong
Ngành y tế chủ động và sẵn sàng trang bị nhân lực, thuốc điều trị, ô xy y tế để bảo đảm người dân được tiếp cận y tế từ sớm, từ xa. Ngành cũng chủ động tăng cường xét nghiệm tầm soát với các trường hợp, địa bàn có nguy cơ cao nhằm sớm phát hiện chủng mới; khẩn trương tổ chức tiêm vắc xin an toàn, nhanh nhất có thể.
Với biến thể Omicron, Bình Dương xác định đối tượng nhập cảnh từ nước ngoài nguy cơ cao, do đó các địa phương và đơn vị liên quan kiểm soát chặt chẽ.
Trung tâm Y tế các huyện, thị, thành phố giám sát, theo dõi, lấy mẫu xét nghiệm, hướng dẫn người nước ngoài các biện pháp cách ly, tự theo dõi sức khỏe, bảo đảm an toàn phòng, chống dịch. Các đơn vị báo cáo tình hình quản lý, giám sát người nhập cảnh của địa phương về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và Sở Y tế. Đối với các công ty, doanh nghiệp mời chuyên gia nước ngoài phải bố trí phương tiện chở chuyên gia từ sân bay, cửa khẩu về đến nơi cách ly, bảo đảm an toàn phòng, chống dịch bệnh.
Các công ty khai báo ngay cho chính quyền địa phương, cơ quan y tế cơ sở để được hướng dẫn theo dõi sức khỏe và lấy mẫu xét nghiệm; đồng thời cam kết thực hiện các quy định và chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng.
Theo kế hoạch dự kiến, từ nay đến cuối tháng 3, Bình Dương có khoảng 150 chuyên gia nước ngoài ở 60 công ty nhập cảnh đến. Các chuyên gia và người thân này đã tiêm đủ liều vắc xin nhưng phải tự theo dõi sức khỏe trong 3 ngày đầu kể từ ngày nhập cảnh, không được tiếp xúc với người xung quanh, không được ra khỏi nơi lưu trú, thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR vào ngày thứ 3 kể từ ngày nhập cảnh. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính tiếp tục theo dõi sức khỏe đến hết 14 ngày kể từ ngày nhập cảnh.
Theo số liệu thống kê, từ đầu đợt dịch bệnh đến nay, Bình Dương có 4.385 chuyên gia nước ngoài và người thân của họ đến học tập, làm việc. Trong số này chỉ có 7 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 nhưng cách ly ngay khi nhập cảnh.
Nguồn: https://tienphong.vn/len-kich-ban-ung-pho-voi-bien-chung-moi-omicron-len-toi-10-000-ca-... Nguồn: https://tienphong.vn/len-kich-ban-ung-pho-voi-bien-chung-moi-omicron-len-toi-10-000-ca-benh-ngay-post1409266.tpo