COVID-19 ngày 19/4: Ngày mai (20/4), những tỉnh, thành nào sẽ cho học sinh đi học trở lại?

Ngày 19/04/2020 09:31 AM (GMT+7)

Sau thời gian dài nghỉ chống dịch, những địa phương sau sẽ bắt đầu đón học sinh trở lại trường.

Ngày mai (20/4), những tỉnh, thành nào sẽ cho học sinh đi học trở lại?

Sau thời gian thực hiện cách ly xã hội, một địa phương được xếp vào nhóm 3 (nhóm nguy cơ thấp) đã bắt đầu lên kế hoạch cho học sinh trở lại trường học sau thời gian nghỉ dài chống dịch.

Còn các địa phương trong nhóm có "nguy cơ cao" thì phải dựa theo chỉ đạo của Chính phủ để cân nhắc.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng các địa phương có thể tính toán để học sinh lớp 9, lớp 12 đi học trước, các lớp khác học sau. Lịch học có thể linh hoạt 3 buổi/tuần, đan xen học trực tiếp và trực tuyến.

COVID-19 ngày 19/4: Ngày mai (20/4), những tỉnh, thành nào sẽ cho học sinh đi học trở lại? - 1

Đến thời điểm này, Cà Mau là địa phương đầu tiên quyết định cho học sinh lớp 9 và lớp 12 đi học lại bình thường bắt đầu từ 20/4. Đây là tỉnh có nguy cơ lây nhiễm được xét ở mức độ thấp, tuy nhiên UBND tỉnh cũng đề nghị sở Giáo dục - đào tạo căn cứ tình hình thực tế của các trường, lớp học và giáo viên để có biện pháp chia nhỏ sĩ số lớp, tăng cường giáo viên giảng dạy, có biện pháp giãn cách xã hội đối với phụ huynh khi đưa rước học sinh nhằm đảm bảo cho học sinh đến lớp an toàn. Cà Mau cũng khẩn trương thực hiện các biện pháp khử trùng trước khi đón học sinh trở lại trường từ ngày mai.

Đối với Thái Bình, tỉnh này cho phép học sinh lớp 9 cùng học sinh khối Trung học phổ thông đi học trở lại 1/2 buổi bắt đầu từ ngày mai 20/4. UBND tỉnh yêu cầu các cơ sở giáo dục có trách nhiệm vệ sinh trường, lớp học và bảo đảm các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.

Các tỉnh thành ở nhóm nguy cơ thấp khác cũng dự kiến những kịch bản cho học sinh đến trường vào tuần tới hoặc đầu tháng 5 như Vĩnh Long, Phú Yên, Nghệ An, Thanh Hóa, Đắk Lắk, Cao Bằng,.. Tuy nhiên, phương án được các tỉnh, thành này đưa ra hầu hết đều để cho học sinh cuối cấp đi học trước, còn các lớp học thấp hơn vẫn chờ tới thời điểm an toàn nhất.

Nhiều tỉnh thành khác đang xem xét phương án đi học lại vào ngày 27/4 hoặc đầu tháng 5/2020.

800 người Việt Nam sẽ tiêm thử nghiệm vắc-xin ngừa lao chống dịch

Theo kết quả nghiên cứu bước đầu của nhóm chuyên gia Mỹ và Ireland cho thấy, những nước nào có chương trình tiêm đại trà vắc-xin BCG ngừa bệnh lao thì có ít bệnh nhân tử vong vì đại dịch COVID-19 hơn. Trước những kết quả nghiên cứu ban đầu này, Bộ Y tế Việt Nam đã giao cho Bệnh viện Phổi T.Ư chủ trì phối hợp với một số đơn vị khác sẽ tiến hành thử nghiệm tiêm vắc-xin BCG cho các nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch để phục vụ đề tài nghiên cứu.

Dù các nhà khoa học trên thế giới chưa có kết luận cuối cùng, nhưng Bộ Y tế và các chuyên gia Việt Nam đang rất quan tâm tới mối liên quan giữa việc tiêm vắc-xin BCG ngừa bệnh lao với hiệu quả phòng chống bệnh COVID-19. Bởi lẽ, vắc-xin BCG được đưa vào chương trình Tiêm chủng mở rộng ở nước ta từ năm 1984 và từ lâu Việt Nam đã sản xuất được vắc-xin này. Hiện vắc-xin BCG vẫn đang được tiêm miễn phí thường xuyên hàng tháng tại tất cả các điểm tiêm chủng cho trẻ em dưới 1 tuổi.

Trên thế giới hiện đã có ít nhất 6 quốc gia đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng tiêm vắc-xin BCG cho các nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch và người cao tuổi để đánh giá mối liên quan giữa vắc-xin BCG và bệnh COVID 19.

GS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi T.Ư cho biết, trong thời gian tới Việt Nam có khoảng 800 người gồm y bác sĩ tuyến đầu chống dịch và người tiếp xúc gần với ca bệnh dương tính, được tiêm thử nghiệm vắc-xin BCG để phục vụ nghiên cứu.

Giám đốc Bệnh viện Phổi T.Ư cho biết: “Vắc-xin BCG không đủ khả năng bảo vệ con người không bị mắc COVID 19. Nó chỉ giúp cho việc hạn chế các ca bệnh nặng. Giả thiết này chưa được khẳng định. Việt Nam đang chuẩn bị thử nghiệm lâm sàng đối với thầy thuốc tiêm lại vắc-xin BCG xem có tác dụng gì không. Bộ Y tế đã giao cho bệnh viện của chúng tôi nghiên cứu; đồng thời phối hợp với các chuyên gia Pháp để nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng sớm”.

GS. Nhung thông tin thêm, đối tượng tham gia là các nhân y tế ở tuyến đầu chống dịch, cụ thể là Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư (Hà Nội) và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM cùng một số bệnh viện khác. Theo đó, những người tham gia nghiên cứu sẽ được chia làm 2 nhóm: một nhóm được tiêm vắc-xin BCG, một nhóm được tiêm vắc-xin khác không phải BCG. Nhóm nghiên cứu chủ yếu đánh giá xem liệu vắc-xin BCG có liên quan đến mức độ nặng của bệnh COVID-19. 

Theo Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia, tại Việt Nam vắc-xin BCG do Viện Vắc-xin và Sinh phẩm Y tế (IVAC) sản xuất, ở dạng đông khô, đóng gói 10 liều/lọ, đi kèm lọ dung môi để pha hồi chỉnh khi dùng. Trong giai đoạn 1984-1988, tỷ lệ tiêm vắc-xin này tại Việt Nam dao động từ 48,1% đến 85,7%. Từ năm 1989, tỷ lệ tiêm đã tăng lên trên 90% và được duy trì liên tục đến nay, trung bình từ 1,5 đến 1,8 triệu trẻ được tiêm chủng phòng bệnh mỗi năm. Như vậy, đã có khoảng 44 triệu người Việt Nam sinh ra từ năm 1989 đến nay đã được tiêm vắc-xin BCG.

Mỹ: Số ca nhiễm và tử vong ở Mỹ gấp 9 lần Trung Quốc

Mỹ tiếp tục là nước có số ca mắc và tử vong mới trong 24h giờ qua cao nhất thế giới với thêm hơn 28.000 người nhiễm, 1.856 ca tử vong. Tổng số ca nhiễm tại Mỹ hiện là 738.792, trong đó có 39.014 ca tử vong. Hiện số ca nhiễm và tử vong của Mỹ do COVID-19 đã gấp gần 9 lần Trung Quốc, nơi khởi phát dịch bệnh.

Dù dịch bệnh chưa thực sự được chế ngự một cách vững chắc, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence tuyên bố các chuyên gia tin rằng những bang hiện có đủ xét nghiệm virus sẽ đáp ứng được tiêu chuẩn mở cửa lại nền kinh tế trong giai đoạn một và có thể triển khai giai đoạn này nếu như họ muốn.

COVID-19 ngày 19/4: Ngày mai (20/4), những tỉnh, thành nào sẽ cho học sinh đi học trở lại? - 2

Hiện số ca nhiễm và tử vong của Mỹ do COVID-19 đã gấp gần 9 lần Trung Quốc, nơi khởi phát dịch bệnh.

Truyền thông Mỹ đưa tin làn sóng những người biểu tình yêu cầu mở cửa trở lại nền kinh tế Mỹ đang lan rộng trên nhiều bang, trong khi các quan chức liên bang và địa phương vẫn tiếp tục đưa ra cảnh báo thận trọng nhằm ngăn chặn xu hướng gia tăng trở lại của dịch COVID-19.

Các nước Đông Nam Á ghi nhận nhiều diễn biến tích cực

Malaysia cũng ghi nhận ngày có mức tăng thấp nhất trong 1 tháng qua. Đến sáng nay, Malaysia có thêm 54 ca nhiễm mới - mức tăng thấp nhất trong ngày ở nước này kể từ khi chính phủ áp đặt các lệnh phong tỏa và giãn cách xã hội ngày 18/3 vừa qua. Số bệnh nhân COVID-19 tại Malaysia hiện là 5.305 người và 88 trường hợp tử vong.

Bộ Y tế Thái Lan cho biết, diễn biến dịch COVID-19 ở nước này đang được cải thiện vì số lượng các ca nhiễm mới đang trong xu hướng giảm. Nước này cũng ghi nhận không có các ca nhiễm bệnh từ nước ngoài, nhờ các biện pháp hạn chế chuyến bay tới nước này được áp dụng từ đầu tháng 4. 

Thái Lan xác nhận thêm 33 ca mắc COVID-19 trong 24h qua, nâng tổng số các ca nhiễm lên 2.733 người. Ngoài 47 trường hợp tử vong, đã có 1.787 bệnh nhân bình phục và được xuất viện. Bộ Y tế Thái Lan cho biết, tỷ lệ tử vong vì COVID-19 ở nước này là 1,7%, thấp hơn 4 lần so với tỷ lệ trung bình toàn cầu, trong khi tỷ lệ bình phục là 62,5%. Tuần tới, quốc gia này sẽ xem xét nới lỏng các biện pháp hạn chế khi số ca nhiễm mới giảm dần.

Singapore xác nhận thêm 942 ca nhiễm vi rút SARS-CoV-2. Đây là mức tăng hàng ngày cao kỷ lục ở nước này, qua đó nâng tổng số ca mắc COVID-19 của Singapore lên 5.992 người. Đa số các ca nhiễm mới đều là những lao động nước ngoài hợp pháp.

 Hiện giới chức y tế Singapore đang tăng cường xét nghiệm để phát hiện người nhiễm bệnh tại các khu nhà ở dành cho lao động nước này. Tới nay, Singapore ghi nhận 11 ca tử vong vì dịch bệnh.

Các nước châu Âu

Tây Ban Nha: Hơn 20.000 tử vong

Tây Ban Nha ghi nhận thêm 565 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số người chết lên 20.043 trong gần 192.000 ca nhiễm.

Bộ Y tế Tây Ban Nha hôm 18/4 cho hay số ca tử vong trong 24 giờ qua giảm nhẹ so với mức 585 một ngày trước đó. Với tổng số ca nhiễm 191.726, nước này là vùng dịch lớn thứ hai thế giới, cũng là một trong những vùng dịch chết chóc nhất.

Giới chức y tế nước này cho biết tình hình dịch có dấu hiệu giảm nhiệt trong khi số ca hồi phục tăng lên gần 75.000. Họ đánh giá Tây Ban Nha đã qua đỉnh dịch vào 2/4, với 950 người chết một ngày và áp lực đã giảm bớt tại các bệnh viện.

COVID-19 ngày 19/4: Ngày mai (20/4), những tỉnh, thành nào sẽ cho học sinh đi học trở lại? - 3

Tây Ban Nha ghi nhận thêm 565 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số người chết lên 20.043 trong gần 192.000 ca nhiễm.

Italy: Lệnh phong tỏa đã thực sự mang lại hiệu quả trong việc khoanh vùng dịch bệnh

Chủ tịch Hội đồng Y tế cộng đồng Italy Franco Locatelli khẳng định các số liệu thống kê chỉ ra các biện pháp phong tỏa của chính phủ đã giúp ngăn chặn dịch bệnh lây lan ra các khu vực phía Nam.

Cơ quan Bảo vệ Dân sự Italy ngày 18/4 công bố nước này ghi nhận thêm 3.491 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca mắc bệnh COVID-19 tại nước này lên 175.925 trường hợp. Trong đó, tổng số ca tử vong là 23.227 trường hợp (tăng 482 ca) và số ca hồi phục là 44.927 ca (tăng 2.220 ca).

Anh: Hủy bắn đại bác mừng sinh nhật Nữ hoàng

Nữ hoàng Elizabeth yêu cầu không bắn đại bác mừng sinh nhật 94 tuổi khi Anh đang chật vật đối phó COVID-19.

"Sẽ không có bắn đại bác", cung điện Buckingham hôm nay ra thông báo, cho biết Nữ hoàng "cảm thấy hoạt động này không phù hợp với hoàn cảnh hiện tại". Đây là lần đầu tiên Nữ hoàng ra yêu cầu như vậy trong 68 năm cầm quyền.

Nữ hoàng sẽ bước sang tuổi 94 vào ngày 21/4. Thông thường, vào những dịp đặc biệt của hoàng gia như sinh nhật, nghi thức bắn đại bác được cử hành ở một số nơi trên khắp London.

Nga: Tăng vọt gần 5.000 ca trong một ngày

Bloomberg dẫn thông báo ngày 18/4 của giới chức Nga cho biết nước này có thêm 4.785 ca COVID-19 trong 24 giờ qua. Đây là mức tăng kỷ lục kể từ khi dịch bệnh xuất hiện tại Nga.

Đây cũng là ngày thứ 7 liên tiếp Nga ghi nhận mức tăng kỷ lục ca nhiễm mới mỗi ngày, cho thấy dịch bệnh vẫn đang có chiều hướng phức tạp. Tổng cộng, Nga có 36.793 người nhiễm virus SARS-CoV-2, trong khi số người chết là 313, tăng 21 ca so với hôm qua.

Thủ đô Moscow vẫn là vùng dịch bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của Nga, với 2.649 ca nhiễm mới và tổng số người mắc bệnh là 20.754, chiếm hơn một nửa tổng số ca toàn quốc.

Nhật: Số ca bệnh vượt ngưỡng 10.000

Đài NHK cho biết số người nhiễm virus corona ở Nhật Bản đã tăng lên 10.000 vào ngày 18/4, chỉ vài ngày sau khi ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc.

Hiện ở Nhật có 200 ca tử vong vì COVID-19 và Tokyo là nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất, với 201 ca nhiễm mới trong ngày 17/4, một kỷ lục buồn. Ngoài nỗi lo thủ đô Tokyo liên tục ghi nhận ca nhiễm tăng vọt, nhiều người li hệ thống y tế sẽ sớm quá tải ở các vùng nông thôn, là nơi tập trung rất nhiều người cao tuổi.

COVID-19 ngày 19/4: Ngày mai (20/4), những tỉnh, thành nào sẽ cho học sinh đi học trở lại? - 4

COVID-19 ngày 19/4: Ngày mai (20/4), những tỉnh, thành nào sẽ cho học sinh đi học trở lại? - 5

COVID-19 ngày 19/4: Ngày mai (20/4), những tỉnh, thành nào sẽ cho học sinh đi học trở lại? - 6

Ngày thứ 3 không có ca nhiễm COVID-19 mới, tin vui với BN 91, đã có 201 ca khỏi bệnh
Tính đến nay đã 3 ngày liên tiếp Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19 và có thêm 3 bệnh nhân đã được công bố điều trị khỏi bệnh.
K.T (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h