Dân văn phòng than trời khi làm việc online giảm 20-30% lương: Quy định về tiền lương cần nắm rõ

K.T - Ngày 17/08/2021 14:40 PM (GMT+7)

Sau khi cho nhân viên làm việc ở nhà, nhiều công ty/doanh nghiệp đã quyết định cắt giảm từ 20-30% lương khiến người lao động băn khoăn, thắc mắc.

Trước tình hình COVID-19 diễn biến phức tạp tại các tỉnh thành trên cả nước, nhiều doanh nghiệp – công ty đã bố trí cho người lao động làm việc online ở nhà. Nhưng họ lại cắt giảm từ 20-30% lương. Bởi vậy một số người đã đặt ra câu hỏi: Công ty có được giảm lương của nhân viên trong trường hợp này hay không?

Dân văn phòng than trời khi làm việc online giảm 20-30% lương: Quy định về tiền lương cần nắm rõ - 1

Chị Hoàng Yến (29 tuổi, Hà Nội) – nhân viên môi giới nhà đất tại một công ty bất động sản ở Hai Bà Trưng tâm sự: “Thủ đô thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về giãn cách xã hội, giám đốc liền ra thông báo cho nhân viên làm việc online ở nhà. Dù không phải đến công ty, song khối lượng công việc của chúng tôi vẫn như cũ: 8h sáng điểm danh rồi bắt đầu gọi điện cho từng khách hàng giới thiệu sản phẩm, 11h30 nghỉ và chiều vào làm từ 13h30 đến 17h. Thậm chí tối chúng tôi phải làm báo cáo nhiều hơn...

Nhưng giám đốc lại quyết định giảm lương mỗi nhân sự 25%. Chúng tôi có ý kiến thì nhận được câu trả lời: “Dịch, công ty làm ăn khó khăn. Mong mọi người cùng chia sẻ, vượt qua quãng thời gian này”. Tôi không rõ việc giảm lương như vậy có đúng quy định của pháp luật?”.

Nhiều người than trời vì làm việc online tại nhà giữa mùa dịch bị cắt giảm lương.

Nhiều người than trời vì làm việc online tại nhà giữa mùa dịch bị cắt giảm lương.

Cũng giống như chị Hoàng Yến, chị Quỳnh Vũ (30 tuổi, Hà Nam) – lập trình viên cho biết, công ty chị cho nhân viên làm việc tại nhà bắt đầu từ 26/7 và giảm 30% lương. Nhiều người đã lên tiếng phản đối bởi cắt giảm lương như vậy quá cao, nhưng bộ phận nhân sự không đồng ý và đưa ra lí lẽ rằng: “Do ảnh hưởng của dịch bệnh, công ty bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì thế mỗi cá nhân cần chia sẻ cùng công ty, chịu thiệt thòi trong thời gian này”.

“Tôi và đồng nghiệp phản đối bởi chúng tôi chỉ có lương cứng, không thêm bất cứ khoản thu nhập nào cả. Vì thế, công ty giảm 30% là rất nhiều, ví dụ lương 10 triệu sẽ giảm 3 triệu và mỗi tháng phải đóng thêm tiền bảo hiểm xã hội. Vậy lương của chúng tôi còn được bao nhiêu? Trong khi đó khối lượng công việc làm tại nhà không giảm. Nhưng khi chị trưởng phòng nói rằng công ty gặp khó khăn thì không ai ý kiến nữa”, chị Quỳnh bày tỏ.

Mặc dù vậy, chị Quỳnh vẫn thắc mắc công ty được phép giảm lương trong trường hợp nào? Việc giảm 30% có đúng luật hay không?

Dân văn phòng than trời khi làm việc online giảm 20-30% lương: Quy định về tiền lương cần nắm rõ - 3

Các bên thỏa thuận về việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động

Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 quy định rõ, tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Ngoài ra, khoản 1, Điều 33 cũng quy định trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 3 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung.

Với những quy định trên cộng với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, người lao động nếu chịu chia sẻ khó khăn thì doanh nghiệp có thể thỏa thuận với họ về việc giảm tiền lương so với hợp đồng lao động. Trong trường hợp này, hai bên có thể thỏa thuận ký phụ lục hợp đồng lao động để điều chỉnh mức tiền lương mới.

Nếu người lao động không đồng ý việc giảm lương, doanh nghiệp vẫn phải trả lương cho người lao động theo đúng mức hợp đồng lao động đã ký kết.

Chuyển người lao động đi làm công việc khác so với hợp đồng lao động

Điều 29, Bộ luật Lao động 2019 quy định rõ:

- Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện nước hoặc do nhu cầu sản xuất, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động.

- Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác, người sử dụng lao động phải báo cho họ biết trước ít nhất 3 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của họ.

- Người lao động làm công việc mới sẽ được trả lương theo công việc mới. Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Nếu người lao động không đồng ý việc giảm lương, doanh nghiệp vẫn phải trả lương cho người lao động theo đúng mức hợp đồng lao động đã ký kết.

Nếu người lao động không đồng ý việc giảm lương, doanh nghiệp vẫn phải trả lương cho người lao động theo đúng mức hợp đồng lao động đã ký kết.

Tạm ngừng việc với người lao động

Khoản 3, Điều 99 Bộ luật Lao động 2019 cho biết, nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:

- Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống, tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu.

- Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc, tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.

Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp theo quy định tại Điều 3 Nghị định 90/2019/NĐ-CP như sau:

- Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.

- Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.

- Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.

- Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

Dân văn phòng than trời khi làm việc online giảm 20-30% lương: Quy định về tiền lương cần nắm rõ - 5

Với những phân tích trên, nếu làm việc ở nhà nhưng người lao động vẫn hoàn thành tốt công việc được giao thì về nguyên tắc vẫn được nhận đủ tiền lương.

Nếu có sự thỏa thuận về việc giảm tiền lương nhằm san sẻ gánh nặng với doanh nghiệp, hai bên có thể làm phụ lục hợp đồng lao động. Điều này có nghĩa, doanh nghiệp chỉ có thể giảm lương của người lao động khi được người lao động đồng ý, mức lương do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu. Trường hợp người lao động không đồng ý, doanh nghiệp phải trả đủ lương theo thỏa thuận ban đầu.

Dân văn phòng than trời khi làm việc online giảm 20-30% lương: Quy định về tiền lương cần nắm rõ - 6

Điều 94, Bộ luật Lao động 2019 quy định: Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp. 

Tuy nhiên, khoản 4 Điều 97 quy định thêm, trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày. Nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên, người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.

Như vậy, để hỗ trợ doanh nghiệp, pháp luật vẫn cho phép doanh nghiệp được nợ lương người lao động nhưng chỉ được nợ trong một số trường hợp nhất định và không quá 30 ngày.

Con khuyên dừng đi phát đồ ăn vì COVID-19 phức tạp, mẹ nói một câu khiến tất cả nín lặng
Sau khi xin thực phẩm từ mạnh thường quân, mẹ của Phi Vũ và hàng xóm cùng nhau chia vào bịch. Xong xuôi, bà chạy xe máy đến "gõ cửa" từng nhà rồi treo...

Chuyện Sài Gòn

K.T
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h