COVID-19 17/8: Các tiểu thương chợ đầu mối dương tính SARS-CoV-2 đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người

HÀ ANH - Ngày 17/08/2021 12:12 PM (GMT+7)

Qua lấy mẫu xét nghiệm, cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An đã phát hiện thêm 20 ca dương tính SARS-CoV-2, trong đó có 8 ca liên quan đến chợ đầu mối Vinh.

Các tiểu thương chợ đầu mối dương tính SARS-CoV-2 đã đi nhiều nơi

Sáng 17-8, ông Nguyễn Văn Định, Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC)` tỉnh Nghệ An, cho biết trong 12 giờ qua (từ 18 giờ ngày 16-8 đến 7 giờ ngày 17-8), Nghệ An ghi nhận 20 ca dương tính mới SARS-CoV-2.

Trong đó, có 8 ca bệnh liên quan chợ đầu mối Vinh và chợ Quang Trung. 

Thêm nhiều người mắc Covid-19 liên quan đến ổ dịch chợ đầu mối Vinh.

Thêm nhiều người mắc Covid-19 liên quan đến ổ dịch chợ đầu mối Vinh.

Cụ thể, đó là bà T.T.H. (SN 1969), trú xã Nghi Ân, TP Vinh. Bệnh nhân tiền sử có đi chợ Quang Trung trong khung thời gian có ca dương tính SARS-CoV-2. 

Trường hợp thứ 2 là bà T.T.H. (SN 1980), trú Cửa Nam, TP Vinh. Bà H. là tiểu thương buôn bán hoa quả tại chợ đầu mối Vinh, hàng ngày xuyên tiếp xúc với rất nhiều người trong chợ. 

Trường hợp thứ 3 là anh N.Q.T. (SN 1991), trú xã Quỳnh Phương, Hoàng Mai, hiện tạm trú số 12, Ngô Văn Sở, Lê Mao, TP Vinh. Bệnh nhân có đi đến chợ Quang Trung, nơi có mặt bệnh nhân T.T.H. đã được công bố trước đó của tỉnh Hà Tĩnh. 

Trường hợp thứ 4 là ông L.V.Q. (SN 1973), trú Hồng Sơn, xã Xuân Hoà, huyện Nam Đàn. Ông Q. là tiểu thương, hàng ngày chở hàng cho vợ bán hàng ở chợ đầu mối Vinh. 

Trường hợp thứ 5 là bà N.T.T. (SN 1974), trú xã Nghi Phú, TP Vinh. Bà T. là tiểu thương bán thịt bò chợ đầu mối Vinh. 

Trường hợp thứ 6 là ông N.X.Đ. (SN 1975), trú phường Hồng Sơn, TP Vinh. 

Trường hợp thứ 7 là chị N.T.H. (SN 1985), trú xã Hưng Chính, TP Vinh. Chị H. là tiểu thương buôn bán chợ đầu mối Vinh. 

Trường hợp thứ 8 là chị N.T.V.A. (SN 1999), trú phường Vinh Tân, TP Vinh, đang học việc Bệnh viện đa khoa TP Vinh Địa chỉ: Vinh Tân, TP Vinh. 

Liên quan đến ổ dịch chợ đầu mối, từ ngày 14-8 đến nay đã ghi nhận 20 ca bệnh, trong đó: TP Vinh: 14 ca, Nghi Lộc: 2 ca, Hoàng Mai: 1 ca, Hưng Nguyên:2 ca, Nam Đàn: 1 ca.

Ngoài ra, trong thời gian trên, tại Nghệ An đã phát hiện 5 trường hợp ở thị xã Thái Hòa dương tính SARS-CoV-2 liên quan ca bệnh T.T.B.L. đã được công bố tại tỉnh Hà Tĩnh trước đó gồm: Ông T.T.B. (SN 1971), nghề nghiệp: Bộ đội Lữ đoàn 206; chị T.T.T.N. (SN 1999), nghề nghiệp: Sinh viên; bà H.T.T. (SN 1949); anh N.T.A. (SN 2000), nghề nghiệp: Bộ đội; anh N.X.S. (SN 1984), nghề nghiệp: Bộ đội.

Còn lại 6 trường hợp ở Quỳnh Lưu và Quế Phong từ các tỉnh, thành phía Nam về quê. 1 ca phát hiện qua sàng lọc cộng đồng là bà B.T.M (SN 1964), trú thị trấn Cầu Giát, Quỳnh Lưu.

Như vậy, tính đến nay, Nghệ An đã ghi nhận 555 ca dương tính SARS-CoV-2 ở 20 địa phương.

(Theo Người Lao Động)

Mỗi ngày, TP.HCM có gần 1 triệu lượt người ra đường

Ngày 16/8, Công an TP.HCM cho biết, thời gian qua mỗi ngày thành phố có gần 1 triệu lượt người ra đường cùng với 120.000 phương tiện.

Từ ngày 15/8, TP.HCM mở rộng thêm một số nhóm người được phép ra đường, do đó, dự báo thời gian tới lượng người ra đường sẽ còn đông hơn.

TP.HCM có gần 1 triệu lượt người ra đường mỗi ngày. Ảnh minh họa

TP.HCM có gần 1 triệu lượt người ra đường mỗi ngày. Ảnh minh họa

Theo đó, nhóm được hoạt động mở rộng thêm so với trước gồm các cơ sở thực phẩm, tổ chức hành nghề công chứng; công ty cung cấp dịch vụ bảo vệ; bảo trì, sửa chữa, ứng cứu hệ thống hạ tầng trang thiết bị của các cơ quan, tòa nhà, chung cư; bảo hiểm; phòng bán vé máy bay; phòng khám tư nhân.

Riêng nhóm được lưu thông để vận chuyển hàng hóa thiết yếu gồm đội ngũ giao hàng (shipper) có quản lý, ứng dụng công nghệ được lưu thông, vận chuyển hàng hóa thiết yếu liên quận, huyện, TP.Thủ Đức. Số lượng này hơn 50.000 lượt người.

Từ việc TP.HCM cho phép thêm nhóm đối tượng được hoạt động trong khung giờ từ 6h đến 18h hàng ngày như trên, Công an TP.HCM dự báo lưu lượng người và phương tiện di chuyển trên địa bàn TP.HCM trong khung giờ này sẽ tăng lên nhiều hơn so với trước đó.

Hiện lực lượng chức năng TP.HCM phải tăng cường tổ chức tuần tra, kiểm soát việc chấp hành các quy định về phòng, chống dịch COVID-19 của người dân.

Để hạn chế số lượng người dân ra đường đông làm phức tạp tình hình dịch bệnh, ngày 14/8, TP.HCM đã áp dụng khai báo "di biến động dân cư" để tập trung kiểm soát việc di chuyển nội thành của người dân nhưng đến chiều 15/8 đã tạm dừng.

(Theo Đời sống & Pháp Luật)

Xác định được nguồn lây của chùm ca bệnh liên quan Viettel post Lương Tài

Như Gia đình & Xã hội đã đưa tin, Bộ Y tế ngày 15/8 đã có công văn gửi UBND tỉnh Bắc Ninh và TP. Hà Nội về việc điều tra, xử lý đối với trường hợp nhiễm SARS-CoV-2.

Theo đó, trường hợp mắc COVID-19 là nhân viên giao hàng của chi nhánh Viettel Post Lương Tài (tỉnh Bắc Ninh), có tiền sử dịch tễ đi giao nhận hàng tại kho khu vực 1 quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Chiều 16/8, theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, thành phố đã nhận được công điện hoả tốc số 1198/CĐ-BYT ngày 15/8 của Bộ Y tế về việc điều tra, xử lý đối với trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 là nhân viên giao hàng của chi nhánh Viettel Post Lương Tài (tỉnh Bắc Ninh), có tiền sử dịch tễ đi giao nhận hàng tại kho khu vực 1 quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Hiện CDC Hà Nội đang phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục mở rộng điều tra dịch tễ, lập danh sách tất cả người tiếp xúc gần, có liên quan đến chùm ca bệnh nêu trên. Cùng với đó, lấy mẫu xét nghiệm theo quy định với tất cả trường hợp tiếp xúc gần, có liên quan các F0.

Theo đó, ngày 13/8, nam thanh niên 27 tuổi, có địa chỉ tại thôn Đông Hương, thị trấn Thứa, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh xuất hiện triệu chứng ho, mệt mỏi. 

Ngày 14/8, bệnh nhân đến phòng khám sàng lọc COVID-19 tại Trung tâm Y tế huyện Lương Tài, được lấy mẫu xét nghiệm test nhanh và RT-PCR đều cho kết quả dương tính.

Tính đến sáng 16/8, toàn tỉnh Bắc Ninh đã ghi nhận thêm 20 ca dương tính với SARS-CoV-2 mới liên quan đến chùm ca bệnh tại Viettel Post Lương Tài; trong đó có 2 ca phát hiện qua sàng lọc cộng đồng là người giao hàng của chi nhánh này và 18 ca là F1 của các F0 được lấy mẫu lần 1. Huyện này cũng đã thiết lập vùng cách ly y tế toàn huyện từ hôm qua.

Dự báo, số lượng bệnh nhân sẽ tiếp tục tăng thêm do lịch trình di chuyển, tiếp xúc của các F0 rất rộng và đa dạng. 

Trước đó, ngày 6/8, nam nhân viên giao hàng của Viettel Post Lương Tài trên đây đi giao nhận hàng tại kho khu vực 1 quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Qua điều tra truy vết, CDC Hà Nội cho biết, nguồn lây của ca dương tính này chính là lái xe của Công ty Viettel Post Bắc Từ Liêm.

Từ tối 9/8, Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội đã ra thông báo tìm người có liên quan đến Công ty Viettel Post và Viettel Logistic thuộc cụm công nghiệp Từ Liêm, phường Minh Khai. 

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Cụ thể, đơn vị này yêu cầu trong các ngày từ 25/7 đến 9/8, những người có tiếp xúc với nhân viên, lái xe, người giao nhận của Công ty Viettel Post và Viettel Logistic tại Hà Nội và các tỉnh lân cận cần thực hiện ngay tự cách ly tại nhà. 

Đồng thời, liên hệ ngay trạm y tế gần nhất hoặc liên hệ với Trung tâm Y tế quận Bắc Từ Liêm (khoa kiểm soát dịch bệnh, số điện thoại: 0383340868) hoặc gọi điện thoại đến CDC Hà Nội, số 0969.082.115 hoặc số 0949.396.115 để được tư vấn.

Trong số các ca COVID-19 được ghi nhận gần đầy tại Hà Nội, có nhiều ca là nhân viên của Viettel Post, gồm các nhân viên khai thác, giao nhận hàng làm tại kho Viettel Post Minh Khai, Bắc Từ Liêm; nhân viên lái xe của Công ty Viettel Post...

(Theo Gia đình & Xã hội)

Xuất hiện nhiều ca mắc COVID-19 mới, Bắc Ninh cấp tốc bảo vệ khu công nghiệp

Trước số ca mắc mới COVID-19 gia tăng, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh sáng 17/8 có văn bản hỏa tốc gửi các ban ngành yêu cầu tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống dịch cho các doanh nghiệp trong các Khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh.Cụ thể, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị, doanh nghiệp nâng mức cảnh báo chống dịch cao nhất, sẵn sàng ứng phó khi có ca xâm nhập vào các cơ sở y tế, KCN...

Đối với các doanh nghiệp trong các KCN trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện nghiêm túc các quy định phòng, chống dịch của Trung ương và của tỉnh. Trong đó, các đơn vị tiếp tục duy trì xét nghiệm (test nhanh hoặc PCR) hàng tuần tối thiểu 20% số lao động đi làm (khuyến khích xét nghiệm tỷ lệ nhiều hơn 20%). Các doanh nghiệp đã được tập huấn có thể tự xét nghiệm test nhanh gửi kết quả về Sở Y tế, CDC như đã hướng dẫn.

Bắc Ninh khẩn cấp ứng phó trong các khu công nghiệp

Bắc Ninh khẩn cấp ứng phó trong các khu công nghiệp

Sở Y tế chủ trì hướng dẫn việc xét nghiệm mẫu gộp bằng phương pháp RT-PCR với số lượng người nhiều nhất trong phạm vi cho phép để tiết kiệm chi phí xét nghiệm. Sở Y tế tiếp tục triển khai các lớp tập huấn tự lấy mẫu xét nghiệm cho các doanh nghiệp và các huyện, thị xã, thành phố. Sở Y tế làm việc với các cơ sở y tế đang thực hiện lấy mẫu xét nghiệm cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để có biện pháp hỗ trợ giảm giá chi phí xét nghiệm cho các doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay.

Ban Quản lý các KCN Bắc Ninh chủ trì, yêu cầu các doanh nghiệp không được tính chi phí xét nghiệm, tiền ăn và các chi phí chống dịch khác vào tiền lương, thưởng và tiền tăng ca của người lao động.

Về việc đi lại giữa các tỉnh, thành phố khác với tỉnh Bắc Ninh của người lao động, các doanh nghiệp phải sử dụng xe ô tô đưa đón tập trung đi lại hàng ngày giữa các tỉnh khác (không áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg) với tỉnh Bắc Ninh (không sử dụng xe máy; hàng tuần xét nghiệm 100% số lao động đi lại hàng ngày về các tỉnh, thành khác).

Các đơn vị không thực hiện việc đưa đón người lao động đi lại hàng ngày giữa thành phố Hà Nội và tỉnh Bắc Ninh mà bố trí chỗ ở cho người lao động ở lại Bắc Ninh làm việc cho đến khi thành phố Hà Nội không còn áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg.

Đối với các chuyên gia, lãnh đạo công ty và các trường hợp đặc biệt khác có nhu cầu đi lại hàng ngày thì phải được Ban Quản lý các KCN Bắc Ninh đồng ý và thực hiện xét nghiệm 3 ngày 1 lần bằng phương pháp PCR. Các đơn vị bố trí nhân viên y tế (hoặc người đã được tập huấn) để lấy thêm mẫu test nhanh ngay tại cổng nhà máy đối với những người có nguy cơ cao (lái xe, nhân viên giao hàng, khách hàng từ tỉnh/thành khác,.)

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Ban quản lý các KCN Bắc Ninh bố trí các Tổ kiểm tra để đôn đốc, kiểm tra những nhà máy có nguy cơ cao lây nhiễm dịch bệnh. Yêu cầu các doanh nghiệp không tuyển lao động thời vụ. Tiếp tục yêu cầu các doanh nghiệp bố trí cho công nhân ăn đủ 3 bữa tại công ty, những trường hợp ca làm không thể bố trí ăn bữa thứ 3 tại nhà máy thì xem xét việc bố trí suất ăn cho công nhân mang về trên tinh thần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Các công ty bố trí sắp xếp thời gian làm việc, ăn ca hợp lý để công nhân khi về phòng trọ, nơi ở không phải nấu ăn, đi chợ. Các doanh nghiệp yêu cầu công nhân ký cam kết thực hiện nghiêm túc “2 địa điểm, 1 cung đường". Tỉnh Bắc Ninh cũng yêu cầu các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch chi tiết, chuẩn bị sẵn sàng phương án 3 tại chỗ để triển khai thực hiện nếu tình hình dịch bệnh có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp.

Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch, chuẩn bị sẵn sàng cơ sở vật chất các trường học để các Công ty đưa công nhân vào ở khi có yêu cầu. Ngoài ra, UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường hơn nữa các biện pháp quản lý công nhân tại các khu nhà trọ, yêu cầu chủ phòng trọ quản lý công nhân không ra khỏi nơi ở sau 21 giờ (trừ trường hợp đi làm và có lý do đặc biệt).

Đối với các doanh nghiệp ngoài KCN, căn cứ tình hình thực tế và điều kiện sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp tỉnh Bắc Ninh yêu cầu Sở Công thương, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và UBND các huyện, thị xã, thành phố lựa chọn các biện pháp cụ thể để hướng dẫn người lao động thực hiện theo quy định, đảm bảo thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch, duy trì sản xuất kinh doanh.

(Theo Tiền Phong)

Thủ tướng yêu cầu làm rõ 5 cơ sở y tế Bình Dương không tiếp nhận cấp cứu bệnh nhân

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tỉnh Bình Dương và Bộ Y tế chỉ đạo cơ quan chức năng khẩn trương xác minh, làm rõ vụ việc, trường hợp có hành vi vi phạm trong việc tiếp nhận, cấp cứu bệnh nhân thì phải xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật và công khai kết quả trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Gia đình lo tang lễ cho ông D. - Ảnh: Thành Đồng

Gia đình lo tang lễ cho ông D. - Ảnh: Thành Đồng

Về thông tin báo chí phản ánh liên quan đến vụ việc 5 cơ sở y tế tại tỉnh Bình Dương không tiếp nhận cấp cứu dẫn đến một người dân tử vong, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Dương và Bộ Y tế khẩn trương rà soát, chấn chỉnh ngay công tác tiếp nhận và cấp cứu đối với bệnh nhân; các trường hợp cấp cứu phải được tiếp nhận và xử lý kịp thời theo đúng quy định; đồng thời có các giải pháp cụ thể không để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc và phải đáp ứng các nhu cầu chăm sóc y tế, khám chữa bệnh của người dân.

Ngày 16-8, Cục Quản lý khám, chữa bệnh Bộ Y tế đã có văn bản gửi Sở Y tế tỉnh Bình Dương đề nghị xác minh thông tin liên quan đến bệnh nhân bị các bệnh viện, phòng khám từ chối tiếp nhận sau đó về nhà tử vong mà báo chí thông tin.

Theo đó ngày 14-8, trên các phương tiện truyền thông đưa tin về việc "5 bệnh viện ở Bình Dương không nhận cấp cứu, bệnh nhân về nhà rồi chết".

Trước sự việc này, Cục Quản lý khám, chữa bệnh Bộ Y tế đề nghị Giám đốc Sở Y tế Bình Dương khẩn trương xác minh, làm rõ thông tin nêu trên, xem xét xử lý kỷ luật đối với các tập thể, cá nhân có liên quan bằng hình thức như tạm đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép hoạt động, giấy phép hành nghề (nếu có sai phạm).

Khẩn trương chấn chỉnh các cơ sở y tế trên địa bàn vừa đảm bảo tham gia công tác phòng, chống dịch, vừa thực hiện khám, chữa bệnh thường quy. Phổ biến và triển khai ngay Công văn số 6589/BYT-KCB ngày 13-8-2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế; phải cấp cứu kịp thời, bảo đảm duy trì khám, chữa bệnh để thu dung điều trị người bện Covid-19.

Báo cáo kết quả xác minh về Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế trước ngày 17-8 để tổng hợp, báo cáo lãnh đạo và công khai kết quả xác minh trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Vụ nam sinh bị lập biên bản khi đi rút tiền: Miễn giảm 50% tiền phạt

Ngày 16/8, UBND phường An Hòa (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) cho biết đã miễn giảm tiền phạt đối với L.P.H. (SN 1997, quê ở Trà Vinh, tạm trú tại Cần Thơ).

Trước đó, H. đã có đơn xin miễn giảm phạt gửi đến UBND phường An Hòa. Theo trình bày của H. vào ngày 29/7, tổ tuần tra của phường An Hòa đã lập biên bản hành chính với lỗi ra đường trong trường hợp không cần thiết và xử phạt vi phạm hành chính 2 triệu đồng.

"Do hoàn cảnh xa nhà và khó khăn mùa dịch nên không đủ số tiền đóng phạt. Tôi đã nhận ra khuyết điểm bản thân. Kính mong thường trực UBND phường An Hòa xem xét, miễn hoặc giảm số tiền phạt cho tôi", H. trình bày trong đơn.

Sau khi xem xét hoàn cảnh của H., UBND phường đã thống nhất giảm 50% mức phạt vi phạm hành chính. H. đã đóng phạt 1 triệu đồng.

Thời gian qua, ngành chức năng TP. Cần Thơ đã tuyên truyền, nhắc nhở, xử phạt nhiều hợp ra đường không lý do chính đáng.

Thời gian qua, ngành chức năng TP. Cần Thơ đã tuyên truyền, nhắc nhở, xử phạt nhiều hợp ra đường không lý do chính đáng.

Theo UBND phường An Hòa, ngày 29/7, tổ tuần tra phát hiện H. chạy xe máy trên đường nên đã kiểm tra. Thời điểm đó H. trình bày là đi rút tiền nhưng quên mã PIN thẻ ATM nên đến ngân hàng trên đường Trần Việt Châu để xử lý. Lúc này, H. không xuất trình được các giấy tờ cần thiết cũng như phiếu đi mua lương thực. Tổ tuần tra đã lập biên bản vi phạm.

H. sau đó cũng có giải thích bản thân là sinh viên vừa tốt nghiệp, chưa có việc làm. Do dịch bệnh COVID-19, H. cũng không thể về quê ở Trà Vinh.

Công an quận Ninh Kiều và UBND phường An Hòa đã mời H. đến làm việc liên quan đến nội dung vi phạm. Lãnh đạo Công an quận Ninh Kiều và UBND phường An Hòa, đã phân tích và khẳng định tổ tuần tra lập biên bản vi phạm hành chính đối với H. là đúng theo các quy định. H. sau đó đã nhận khuyết điểm và có đơn xin miễn giảm phạt nên được UBND phường An Hòa xem xét, đồng ý.

Theo Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP Cần Thơ, trong thời gian giãn cách, hạn chế người dân ra đường không có lý do chính đáng, các lực lượng làm nhiệm vụ của thành phố đã ra quân nhắc nhở và xử phạt hàng ngàn trường hợp với tổng số tiền trên 15 tỷ đồng.

(Theo Tiền Phong)

TPHCM: Hỏa tốc yêu cầu các bệnh viện nhận cấp cứu dù người bệnh mắc COVID-19 hay không

Công văn vừa được PGS.TS.BS Tăng Chí Thượng- Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM ký vào chiều 16/8 nêu rõ, rút kinh nghiệm từ một số địa phương bạn xảy ra tình trạng người không mắc COVID-19 bị từ chối cấp cứu vì chuyển đến các cơ sở y tế đã chuyển đổi công năng điều trị COVID-19, Sở Y tế yêu cầu tất cả các bệnh viện trên địa bàn luôn đảm bảo sẵn sàng tiếp nhận người bệnh cấp cứu cho dù là người mắc COVID-19 hay không.

Theo yêu cầu, cổng cấp cứu của tất cả bệnh viện phải luôn mở 24/7 và đảm bảo trực cấp cứu theo đúng quy định của ngành, trong đó nhân viên trực cấp cứu luôn mang đầy đủ các phương tiện phòng hộ trong suốt ca trực. Bệnh viện không được yêu cầu người bệnh phải xuất trình kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính hay dương tính mới tiếp nhận.

Đối với các bệnh viện chuyển đổi công năng một phần theo mô hình bệnh viện tách đôi phải có buồng cấp cứu sàng lọc COVID-19, nếu xác định là người mắc COVID-19 thì chuyển sang khu cách ly điều trị COVID-19 của bệnh viện, trường hợp không mắc COVID-19 thì chuyển sang khu điều trị dành cho người bệnh không mắc COVID-19.

Sở Y tế yêu cầu tất cả các đơn vị không được từ chối bệnh nhân đến cấp cứu.

Sở Y tế yêu cầu tất cả các đơn vị không được từ chối bệnh nhân đến cấp cứu.

Đối với các bệnh viện chuyển đổi công năng hoàn toàn thành bệnh viện điều trị COVID-19, trong trường hợp bệnh nhân tự đến hoặc do xe cấp cứu chuyển đến không phải là người mắc COVID-19 hoặc chưa xác định mắc COVID-19, bệnh viện phải bố trí một buồng cấp cứu sàng lọc riêng biệt dành cho người bệnh, đảm bảo đầy đủ các thuốc, phương tiện và dụng cụ cấp cứu cơ bản.

Sau cấp cứu, tình hình bệnh nhân ổn định thì liên hệ và chuyển người bệnh đến các bệnh viện có điều trị cho người không mắc COVID-19. Trong trường hợp người bệnh tự đến hoặc do xe cấp cứu chuyển đến đã được xác định là người mắc COVID-19, bệnh viện phải tiếp nhận và cấp cứu cho người bệnh.

Sau cấp cứu, tình hình người bệnh đã ổn định thì xác định tuyến điều trị của người bệnh để tiếp tục điều trị hoặc chuyển đến điều trị tại bệnh viện phù hợp.

Các phòng khám đa khoa tiếp tục duy trì buồng khám, cấp cứu sàng lọc và thực hiện chuyển bệnh nhân đến các bệnh viện điều trị phù hợp sau khi sơ cứu.

Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng chậm trễ hoặc từ chối tiếp nhận người bệnh.

(Theo Tiền Phong)

F0 trong cộng đồng tăng mạnh tại các quận nào của TPHCM?

TPHCM đang nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát dịch COVID-19.

Thông tin từ Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19, TPHCM trưa 17/8 cho biết, trong đợt dịch thứ tư bắt đầu từ ngày 27/4 đến nay, thành phố đã có tổng cộng 152.627 trường hợp mắc COVID-19 được Bộ Y tế công bố.

Hiện các bệnh viện trên địa bàn đang điều trị cho 33.208 bệnh nhân, trong đó có 2.065 trẻ em dưới 16 tuổi, 1.993 bệnh nhân nặng đang thở máy và 16 bệnh nhân can thiệp ECMO. Hiện đã có 75.589 được xuất viện, tổng số ca tử vong đã ghi nhận (đến ngày 15/8) là 4.912 trường hợp.

Dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp đã thấm sâu, lan rộng, các nỗ lực phòng chống dịch đã triển khai quyết liệt nhưng chưa mang lại kết quả như kỳ vọng.

Báo cáo tại cuộc họp trực tuyến triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống dịch diễn ra trên địa bàn TPHCM vào chiều tối 16/8 của ngành y tế cho thấy, số ca bệnh F0 phát hiện trong cộng đồng đang có sự gia tăng nhanh với chiếm 53%. Đây là lần đầu tiên số ca trong cộng đồng tại TP cao hơn số ca đã được cách ly kể từ ngày 9/7.

Số liệu từ cổng thông tin COVID-19 sáng 17/8 cho thấy, số F0 được phát hiện trong cộng đồng tăng mạnh tại quận 8, 3, 1, Bình Tân, Tân Phú, huyện Bình Chánh... Trong đó điểm nóng đang diễn ra ở quận 8, ngày cao điểm là 15/8 số ca F0 trong cộng đồng chiếm tới 85% trong tổng số ca mắc, một ngày sau số ca F0 trong cộng đồng trên địa bàn quận có giảm nhưng vẫn chiếm tới 76%.

Tại quận 1, số ca bệnh ghi nhận trong ngày 16/8 là 178 trường hợp trong đó có tới 80% là F0 ngoài cộng đồng.

Tại quận Bình Tân, số ca F0 trong cộng đồng cũng đang gia tăng với 68% tổng số ca mắc mới.

Người dân vẫn ra vào tự do tại những chốt bảo vệ xanh gia tăng nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng.

Người dân vẫn ra vào tự do tại những chốt bảo vệ xanh gia tăng nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng.

Thành phố đang nỗ lực triển khai các biện pháp phòng chống dịch, tuy nhiên sự đảo chiều về khu vực lây nhiễm với xu hướng tăng cao ngoài cộng đồng đang gây ra nhiều lo ngại.

Trước tình hình trên, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TPHCM nhấn mạnh: “Việc kiểm soát dịch có thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào giãn cách giữa người với người, giữa nhà với nhà. Ý thức của cộng đồng trong việc tuân thủ quy định giãn cách sẽ là tiền đề quan trọng trong việc cắt nguồn lây nhiễm. Số ca bệnh ngoài cộng đồng tăng cao, tôi đề nghị tất cả các quận huyện và thành phố Thủ Đức phải thực hiện đúng tinh thần ai ở đâu thì ở yên đó. Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng giãn cách xã hội hình thức, ngoài chặt trong lỏng đặc biệt là tại các khu phong tỏa”.

Hiện nay, hầu hết các quận huyện trên địa bàn thành phố đều còn khu vực bị phong tỏa ở các quy mô và mức độ khác nhau. Trước tình hình số ca bệnh lây nhiễm ngoài cộng đồng ghi nhận ngày càng nhiều, lãnh đạo thành phố yêu cầu các quận huyện tiến hành các biện pháp xét nghiệm, giám sát ngẫu nhiên ở các địa bàn dân cư có nhiều yếu tố nguy cơ để phát hiện kịp thời ca bệnh, cắt đứt nguồn lây.

Lực lượng công an và cơ quan chức năng được chỉ đạo sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý nghiêm tất cả những tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm các biện pháp phòng chống dịch. Hiện nay, tình trạng người dân ra đường ngày càng đông đang gia tăng nguy cơ lây nhiễm.

Chủ tịch UBND TPHCM vừa yêu cầu Sở Thông tin Truyền thông phối hợp với Sở Giao thông Vận tải đo lường mức độ di chuyển của người dân trên tất cả các quận huyện để đánh giá cụ thể tình trạng người dân ra đường, từ đó có những giải pháp điều chỉnh kịp thời.

Thành phố đặt mục tiêu từ nay đến 15/9 sẽ kiểm soát cơ bản được dịch COVID-19. Bên cạnh các nỗ lực kiểm soát nguy cơ lây nhiễm, tăng cường điều trị để giảm ca tử vong hoạt động tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 đang đẩy mạnh. Thông tin từ Sở Y tế cho biết ngày 16/8 thành phố đã tiêm 194.435 người (tuyệt đại đa số đều sử dụng vắc xin Vero Cell của Sinopharm). Các địa phương gồm quận 5, 11, Phú Nhuận, Cần Giờ đã hoàn thành tiêm mũi 1 cho người trên 18 tuổi.

(Theo Tiền Phong)

19 tỉnh thành phía Nam chủ động quyết định tiếp tục giãn cách theo Chỉ thị 16

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký ban hành Công điện 1081 của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19.

Một chốt kiểm soát dịch bệnh Covid-19

Một chốt kiểm soát dịch bệnh Covid-19

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chị thị 16 như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 969 ngày 17-7-2021 (19 tỉnh thành phía Nam) và Công điện số 1063 ngày 31-7-2021 căn cứ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, chủ động quyết định việc tiếp tục giãn cách theo Chỉ thị 16 trên địa bàn toàn tỉnh, thành phố.

Tiếp tục tranh thủ thời gian, tập trung cao độ chỉ đạo quyết liệt, khẩn trương nhất việc xét nghiệm, bóc tách hết F0 (riêng đối với một số khu vực ở TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An thực hiện theo chỉ đạo của Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ).

Nhất thiết không để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc, không có chỗ ở, không được hỗ trợ về y tế. Có chính sách hỗ trợ thiết thực bằng tiền, lương thực, thực phẩm... để người dân yên tâm ở tại chỗ, tuân thủ các quy định phòng chống dịch.

Không để người dân tự ý rời tỉnh, thành phố nơi đang thực hiện giãn cách về quê. Trường hợp cá biệt có người tự ý về quê, đã qua địa bàn tỉnh khác thì các tỉnh phải thống nhất việc tiếp nhận, quản lý đảm bảo an toàn. Nếu chưa đưa đón về quê được thì giao Bộ Quốc phòng chỉ đạo tiếp nhận đưa vào các cơ sở cách ly do quân đội quản lý.

Đồng thời, hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp tổ chức sản xuất đảm bảo an toàn.

"Thống nhất với các địa phương liên quan tổ chức đưa đón người dân cần thiết phải về quê thật an toàn, chu đáo. Đặc biệt lưu ý ưu tiên đưa đón phụ nữ mang thai gần kỳ sinh nở, phụ nữ nuôi con nhỏ" - Công điện nêu rõ.

Công điện của Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu tổ công tác đặc biệt của Chính phủ phối hợp với các tỉnh, thành phố liên quan triển khai các biện pháp đồng bộ để kiểm soát chặt chẽ khu vực các tỉnh: Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang không để dịch bệnh thâm nhập từ nước ngoài và từ các tỉnh ngoài khu vực này; tổ chức kiểm soát chặt chẽ khu vực các tỉnh: Bình Phước, Lâm Đồng, Bình Thuận không để dịch bệnh lan ra khu vực Tây Nguyên, Nam Trung Bộ.

(Theo Người Lao Động)

Phát hiện chùm 7 người dương tính với SARS-CoV-2 trong cộng đồng ở Đắk Lắk

Sáng 17-8, tin từ ngành Y tế tỉnh Đắk Lắk cho biết kết quả xét nghiệm bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR xác định 7 trường hợp ở phường Thành Nhất, TP Buôn Ma Thuột đều dương tính với SARS-CoV-2.

Tổ chức xét nghiệm test nhanh cho các trường hợp liên quan đến 7 người dương tính với SARS-CoV-2

Tổ chức xét nghiệm test nhanh cho các trường hợp liên quan đến 7 người dương tính với SARS-CoV-2

Trước đó, ngày 16-8, ông T.Q.S. (SN 1968, ngụ Thủ Khoa Huân, phường Thành nhất) tới Bệnh viện Đa khoa TP Buôn Ma Thuột để khám bệnh vì thấy mệt mỏi trong người. Tại đây, bệnh viện đã xét nghiệm test nhanh thì phát hiện ông S dương tính SARS-CoV-2.

Ngay sau ghi nhận ca mắc này, ngành Y tế đã lập tức phối hợp với chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng tiến hành phong tỏa các khu vực liên quan. Đồng thời lấy mẫu test nhanh cho những người liên quan thì phát hiện thêm 6 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có con gái của ông S.

Theo bác sĩ Võ Minh Hùng, Giám đốc Trung tâm Y tế TP Buôn Ma Thuột, điều tra dịch tễ cho thấy, từ ngày 1-8 đến nay, những trường hợp nói trên đã đi rất nhiều nơi. Tất cả những địa điểm liên quan đến trường hợp các trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 đều đã được phong tỏa tạm thời, phun khử khuẩn và đưa những trường hợp tiếp xúc gần đến khu cách ly tập trung.

Bà Lê Thị Loan, Chủ tịch UBND phường Thành Nhất, cho biết sau khi nắm thông tin về trường hợp test nhanh dương tính với SARS-CoV-2, phường đã huy động khoảng 50 người để phối hợp với lực lượng chức năng triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

Hiện lực lượng chức năng tỉnh Đắk Lắk đang tiếp tục truy vết, thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19 liên quan đến chùm ca nhiễm này.

(Theo Người Lao Động)

Lâm Đồng: Thành lập Bệnh viện dã chiến đầu tiên điều trị bệnh nhân Covid-19

Chiều 17-8, ông Trần Văn Hiệp, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, ký quyết định số 2134/QĐ-UBND về việc thành lập Bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân Covid-19 tỉnh Lâm Đồng (Bệnh viện dã chiến).

Đây là Bệnh viện dã chiến đầu tiên của tỉnh Lâm Đồng từ khi dịch Covid-19 bùng phát và ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường.

Theo quyết định này, Bệnh viện dã chiến được thành lập tại Cơ sở 2, Trung đoàn 994, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lâm Đồng (địa chỉ tổ 22, thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng).

Tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đang diễn biến phức tạp, khó lường.

Tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đang diễn biến phức tạp, khó lường.

Quy mô bệnh viện từ 300 đến 500 giường bệnh, là nơi thu dung, cách ly, chăm sóc, điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19 theo quy định; thực hiện danh mục kỹ thuật theo phân tuyến kỹ thuật của Bộ Y tế.

Tỉnh Lâm Đồng cũng phân công ông Lê Văn Tiến, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng, kiêm Giám đốc Bệnh viện dã chiến; Thượng tá Nguyễn Văn Hòa, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 994, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Lâm Đồng, kiêm Phó giám đốc Bệnh viện dã chiến.

Nhân lực của bệnh viện được điều động y tế trong và ngoài ngành, tình nguyện viên các trường Đại học, Cao đẳng và lực lượng của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lâm Đồng.

Tính đến sáng 17-8, tỉnh Lâm Đồng ghi nhận có 200 ca mắc Covid-19. 

(Theo Người Lao Động)

Thành phố Vinh tiếp tục giãn cách theo Chỉ thị 16, các dịch vụ nào được phép hoạt động?

Từ 0h ngày 17/8, Thành phố Vinh (Nghệ An) thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. UBND thành phố Vinh cũng đã ban hành Kế hoạch số 180/KH-UBND về việc thực hiện Quyết định số 3000/QĐ-UBND ngày 16/8/2021 của UBND tỉnh Nghệ An. Theo đó, các cơ sở kinh doanh, dịch vụ được phép hoạt động trên địa bàn TP Vinh bao gồm:

1. Xăng, dầu, gas, khí đốt, nhiên liệu.

2. Điện, nước sản xuất và sinh hoạt.

3. Dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa.

4. Dịch vụ ngân hàng, kho bạc, chứng khoán.

5. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp (công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm…).

6. Cơ sở kinh doanh dịch vụ (bưu chính, viễn thông, truyền hình, máy tính, camera, thiết bị hội nghị trực tuyến, thiết bị văn phòng).

7. Nhà máy, cơ sở sản xuất, công trình giao thông, xây dựng, giải phóng mặt bằng; hoạt động thu gom rác thải, chăm sóc cây xanh, vận hành các trạm bơm phục vụ sản xuất, chống hạn và ngập úng.

8. Cơ sở kinh doanh: Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, vắc-xin phòng bệnh, thuốc chữa bệnh cho gia súc, gia cầm, thủy sản.

9. Cơ sở sản xuất, kinh doanh mặt hàng thiết yếu (như gạo tẻ, gạo nếp, vừng lạc, đậu, bột mỳ và các sản phẩm từ bột mỳ; sữa và các sản phẩm từ sữa; thịt và các sản phẩm từ thịt; trứng và các sản phẩm từ trứng; thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản; rau, củ, quả và các sản phẩm từ rau, củ, quả; các loại gia vị; đường; dầu ăn; nước uống đóng chai; một số mặt hàng lương thực, thực phẩm khác phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu hàng ngày).

Các siêu thị tổng hợp, mini được phép hoạt động.

Các siêu thị tổng hợp, mini được phép hoạt động.

10. Cơ sở sản xuất, kinh doanh: Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh, thiết bị y tế, dịch vụ khám, chữa bệnh, khẩu trang, sản phẩm tẩy rửa, kháng khuẩn…

11. Siêu thị tổng hợp, siêu thị mini (trừ dịch vụ vui chơi, ăn uống tại chỗ); Trung tâm thương mại (gồm siêu thị tổng hợp như trên, văn phòng cho thuê).

12. Chợ dân sinh (gồm các gian hàng: lương thực, thực phẩm, rau, củ, quả, đồ khô, hàng hóa thiết yếu); Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (trừ ăn uống tại chỗ).

13. Cửa hàng tiện lợi, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm.

14. Cơ sở giáo dục (thực hiện dạy và học trực tuyến theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo)…

15. Gara ô tô, xe máy, xe đạp…; Siêu thị điện máy; Các cơ sở sửa chữa điện tử, điện máy, điện lạnh, điện dân dụng.

16. Hàng hóa, dịch vụ phục vụ tang lễ.

17. Các cơ sở thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải.

18. Dịch vụ vận tải: Xe công vụ, xe đưa đón công nhân, chuyên gia, người cách ly, xe chuyên chở nguyên, nhiên, vật liệu sản xuất, hàng hóa, xe vận chuyển vật liệu phục vụ công trình giao thông, xây dựng.

19. Vật tư, vật liệu phục vụ các công trình xây dựng, giao thông (xi măng, sắt thép, gạch đá…).

20. Các trường hợp khẩn cấp khác (Cấp cứu, thiên tai, hỏa hoạn…).

Các loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không nằm trong danh mục trên thì phải dừng hoạt động. Thành phố Vinh sẽ xử lý nghiêm những hộ kinh doanh vi phạm các quy định về phòng, chống dịch COVID-19.

Tính đến nay, Nghệ An đã ghi nhận 555 ca dương tính với SARS-CoV-2 ở 20 địa phương. Liên quan đến ổ dịch chợ đầu mối từ ngày 14/8 ghi nhận 20 ca, trong đó TP Vinh có 14 ca.

(Theo Tiền Phong)

Khẩn: Tìm người đến siêu thị BigC, quán ăn, chợ,… liên quan bệnh nhân COVID-19

Ngày 17/8, Sở Y tế Nghệ An đã có thông báo khẩn số 70 về địa điểm liên quan đến bệnh nhân COVID-19.Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Nghệ An, căn cứ kết quả điều tra dịch tễ ban đầu của các bệnh nhân, Sở Y tế Nghệ An thông báo tìm người từng đến các địa điểm sau:

1. Nhà hàng Gà rán KFC – Siêu thị Big C Vinh từ 10h30 đến 11h30 ngày 12/8/2021.

2. Quán ăn 211 đường Lê Duẩn, TP Vinh từ 11h đến 12h ngày 12/8/2021.

3. Quán nước trên đường Nguyễn Phong Sắc, phường Hưng Dũng, TP Vinh (đối diện cổng chính trường Đại học Y khoa Vinh) từ 15h30 đến 16h30 ngày 6/8/2021.

4. Xe khách limousine Đức Hiển từ Thái Hoà đến Vinh chuyển 18h ngày 11/8/2021.

5. Xe khách limousine Đức Hiển từ Vinh về Thái Hoà chuyến 12h ngày 12/8/2021.

6. Chợ Đông Hiếu, Thị xã Thái Hoà từ 16h đến 17h ngày 13/8/2021.

7. Phóng khám bác sĩ Phán, xóm Đồng Hồng, xã Đông Hiếu, thị xã Thái Hoà từ 16h đến 18h ngày 2/8/2021; từ 8h đến 9h, từ 15h đến 16h ngày 3/8/2021; từ 8h đến 9h ngày 6/8/2021.

8. Quán phở chị Hà (gần phòng khám Y cao Thái Hà), khối Kim Tân, phường Hoà Hiếu, thị xã Thái Hoà từ 8h đến 9h ngày 16/8/2021.

9. Khu vực chợ Kim Khí, thị xã Thái Hoà từ 8h30 đến 9h ngày 166/8/2021.

10. Quán tạp hoá Nga Cảnh, khối Kim Tân, phường Hoà Hiếu, thị xã Thái Hoà từ 9h đến 9h30 ngày 16/8/2021.

11. Quán sửa xe chú Bằng ngã ba Đông Hiếu, thị xã Thái Hoà từ 7h đến 9h ngày 7/8/2021.

12. Quán ăn sáng Tuấn Lịch, đường mới Đông Hiếu lúc 7h ngày 15/8/2021.

13. Quán nước Đá Quý, xóm Đông Mỹ, xã Đông Hiếu, thị xã Thái Hoà sáng ngày 15/8/2021.

Liên hệ ngay với Trạm Y tế phường, xã gần nhất để được hỗ trợ. Gọi đến đường dây nóng và cung cấp số điện thoại những người đã tiếp xúc gần với mình: 1900.9095 (Bộ Y tế); 02386.555.666 (Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An); 093.68.37.115 (Tổng đài trả lời tự động và khia báo y tế). Khai báo y tế trực tuyến tại https://tokhaiyte.vn, NCOVI, Bluezone và thường xuyên cập nhật tình trạng sức khoẻ.

(Theo Tiền Phong)

Phong tỏa 80 hộ dân, truy vết 49 F1 tại xã có nhiều ca nhiễm Covid-19

Tối 16/8, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Tx.Thái Hòa, tỉnh Nghệ An đã tổ chức họp khẩn, triển khai cấp bách các biện pháp phòng, chống dịch sau khi nhận được thông tin liên quan đến các ca nghi nhiễm Covid-19 trên địa bàn.

Ca bệnh thứ nhất là T.T.B, nam, sinh 1971. Nghề nghiệp: Bộ đội Lữ đoàn 206. Địa chỉ: Đông Hiếu, Tx.Thái Hòa. Người này là bố bệnh nhân T.T.T.N được công bố cùng lúc; là F1 của bệnh nhân T.T.B.L đã được công bố của tỉnh Hà Tĩnh ngày 16/8. Ngày 16/8, bệnh nhân khai báo y tế và được cách ly tại tại nhà (xóm Xuân Hải, xã Đông Hiếu, Tx.Thái Hòa) và được test nhanh cho kết quả dương tính. Ngay sau đó, bệnh nhân được lấy mẫu gửi CDC cho kết quả khẳng định dương tính với vi rút SARS-CoV-2.

COVID-19 17/8: Các tiểu thương chợ đầu mối dương tính SARS-CoV-2 đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người - 13

Ca bệnh thứ hai là T.T.T.N, nữ, sinh 1999. Nghề nghiệp: Sinh viên. Địa chỉ: Đông Hiếu, Tx.Thái Hòa. Người này là F1 của bệnh nhân T.T.B.L đã được công bố của tỉnh Hà Tĩnh ngày 16/8. Ngày 16/8, bệnh nhân khai báo y tế và được cách ly tại nhà (xóm Xuân Hải, xã Đông Hiếu, Tx.Thái Hòa) và được test nhanh cho kết quả dương tính. Ngay sau đó, bệnh nhân được lấy mẫu gửi CDC cho kết quả khẳng định dương tính với vi rút SARS-CoV-2.

Ca bệnh thứ ba là N.T.A, nam, sinh 2000. Nghề nghiệp: Bộ đội. Địa chỉ: Đông Hiếu, Tx.Thái Hòa. Người này là F1 của bệnh nhân T.T.B được công bố cùng lúc. Ngày 16/8, bệnh nhân được cách ly tại đơn vị và lấy test nhanh cho kết quả dương tính, ngay sau đó, bệnh nhân được lấy mẫu gửi CDC, sáng 17/8 cho kết quả khẳng định dương tính với vi rút SARS- CoV-2.

Ca bệnh thứ tư là N.X.S, nam, sinh 1984. Nghề nghiệp: Bộ đội. Địa chỉ: Đông Hiếu, Tx.Thái Hòa. Người này là F1 của bệnh nhân T.T.B được công bố cùng lúc. Ngày 16/8, bệnh nhân được cách ly tại đơn vị và lấy test nhanh cho kết quả dương tính, ngay sau đó, bệnh nhân được lấy mẫu gửi CDC, sáng 17/8 cho kết quả khẳng định dương tính với vi rút SARS- CoV-2.

Ngoài ra, còn trên địa bàn Tx.Thái Hòa còn ghi nhận ca bệnh thứ năm là H.T.T, nữ, sinh 1949. Người này là bà ngoại và là F1 của bệnh nhân T.T.T.N đã được công bố trước đó. Ngày 16/8, bệnh nhân được cách ly tại nhà và lấy test nhanh cho kết quả dương tính, ngay sau đó, bệnh nhân được lấy mẫu gửi CDC, sáng 17/8 cho kết quả khẳng định dương tính với vi rút SARS-CoV-2.

Qua điều tra, truy vết, bước đầu cơ quan chức năng đã xác định được 49 F1, 46 F2. Việc điều tra, truy vết, khoanh vùng, lấy mẫu xét nghiệm được cơ quan chức năng tiếp tục thực hiện ngay trong đêm và tiến hành cách ly tập trung đối với những trường hợp F1, F2.

Sau cuộc họp khẩn, vào 23h cùng ngày, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Tx.Thái Hòa đã trực tiếp xuống địa bàn để kiểm tra đánh giá công tác chuẩn bị, sắp xếp cho người cách ly và các chốt chặn đã được triển khai trên địa bàn xã Đông Hiếu.

Qua kiểm tra rà soát thực tế, Ban chỉ đạo thống nhất lập chốt cách ly, phong tỏa 80 hộ dân dọc tuyến đường 15A đoạn từ QL 48 đến Đường mòn Hồ Chí Minh đoạn qua 2 xóm Xuân Hải và Đông Hồng, xã Đông Hiếu, lấy trường Mầm Non xã Đông Hiếu làm khu cách ly tập trung.

(Theo Người Đưa Tin)

Hà Nội: Lao động tự do được hỗ trợ không phải xin xác nhận ở quê

Theo Sở LĐTB&XH Hà Nội, thành phố đã có hướng dẫn về thủ tục xác nhận để lao động tự do hưởng hỗ trợ 1,5 triệu đồng/người theo Nghị quyết 68.

Theo đó, thành phố giao các cấp chính quyền gửi thông tin đến nơi lao động thường trú hoặc tạm trú bằng email, hòm thư công vụ, bưu điện thông báo khi người đó đã được nhận hỗ trợ; đồng thời công khai danh sách trích ngang trên trang thông tin của đơn vị để xác nhận, tránh việc trục lợi chính sách.

Trước đó, các địa phương ở Hà Nội yêu cầu người lao động tự do trên địa bàn, nêu nơi thường trú và tạm trú khác nhau thì phải xin giấy xác nhận không hưởng tại nơi thường trú và ngược lại. Nhiều lao động phản ánh không thể về quê xin xác nhận khi Hà Nội đang giãn cách theo Chỉ thị 16.

Thành phố Hà Nội yêu cầu các cấp chính quyền cần tiếp nhận hồ sơ hằng ngày bằng hình thức thuận lợi nhất cho người lao động, như: Nhận trực tiếp, bưu điện, email, trực tuyến..., và giảm thời gian giải quyết, xét duyệt hồ sơ để người lao động sớm nhận hỗ trợ.

Các lao động thuộc diện hỗ trợ vẫn phải có cư trú hợp pháp như thường trú, đăng ký tạm trú. Nhóm được hưởng là lao động tự do bị mất việc theo các quyết định chống dịch của thành phố, từ ngày 1/5 đến 31/12/2021, không bó hẹp các ngành nghề.

Theo quy định của Hà Nội, lao động tự do mất việc do tạm dừng hoạt động theo quyết định chống dịch của thành phố được hưởng 1,5 triệu đồng. Người hưởng đủ 15 tuổi trở lên, cư trú hợp pháp.

Lao động gửi đơn đề nghị tới cấp xã, phường nơi cư trú, kèm photo sổ hộ khẩu hoặc giấy xác nhận tình trạng cư trú do công an xã, phường cấp. Người hưởng có thể chọn hình thức nhận tiền qua tài khoản ngân hàng, bưu điện hoặc chi trả trực tiếp.

Theo thống kê tới ngày 12/8, các quận huyện đã phê duyệt chi trả cho 5.170 lao động tự do với kinh phí 7,75 tỷ đồng. Việc hỗ trợ cho nhóm này đang gặp nhiều khó khăn do giãn cách xã hội. Nhiều lao động tự do cũng không có đăng ký tạm trú để được vào danh sách hỗ trợ.

Trao đổi với phóng viên Tiền Phong chiều 17/8, bà Trịnh Thị Dung, Phó Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy cho biết, sau khi có văn bản tháo gỡ của thành phố, quận đang tích cực triển khai việc chi trả hỗ trợ cho các lao động tự do. Quận cũng thúc đẩy nhanh việc thống kê, rà soát, hỗ trợ cho các trường hợp được quy định theo chế độ hỗ trợ đặc thù của thành phố Hà Nội.

(Theo Tiền Phong)

Hà Nội nói gì về thông tin 10 trẻ em ở Đội Cấn là F0

Trước đó, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin "ngõ 68 Đội Cấn có 1F0 bị phong toả mà dân cứ cho trẻ con ra sân chung chơi. Giờ hơn 10 cháu từ 2t đến 10t bị F0. Đội Cấn phong toả mạnh", đi kèm với hình ảnh xe cứu thương và rất đông người mặc đồ bảo hộ phòng chống COVID-19.

Thông tin sai sự thật về số ca mắc COVID-19 tại Đội Cấn

Thông tin sai sự thật về số ca mắc COVID-19 tại Đội Cấn

Trao đổi với phóng viên Tiền Phong tối 17/8, đại diện lãnh đạo quận Ba Đình khẳng định, nội dung thông tin trên không đúng sự thật.

"Ngõ 68 phố Đội Cấn Không có sân chơi, chỉ có sân sinh hoạt chung của các gia đình trong ngõ. Từ khi ngõ có F0 và bị phong toả, trong ngõ 68 có 3 cháu bé dưới 10 tuổi là F0 chứ không phải hơn 10 cháu", quận Ba Đình thông tin.

Quận Ba Đình cũng khẳng định, bên trong khu vực phong toả ngõ 68 phố Đội Cấn không hề có việc tụ tập đông người. Việc phong toả, cách ly được thực hiện nghiêm theo quy định.

1 học sinh tiểu học dương tính SARS-CoV-2, 23 giáo viên và học sinh ở Bắc Ninh đi cách ly

Tối 17/8, xác nhận với PV báo VTC News, lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP.Bắc Ninh cho biết, trong ngày có 19 học sinh và 4 giáo viên trường Tiểu học Võ Cường 2 liên quan đến ca dương tính SARS-CoV-2 đã được đưa đi cách ly tập trung.

Nguồn tin cho hay, ngày 11/8, trường Tiểu học Võ Cường tổ chức cho học sinh lớp 3A3 làm bài kiểm tra hoàn thành năm học 2020 -2021 tại phòng thi lớp 2A1.

Ngày 17/8, cơ quan chức năng tỉnh Bắc Ninh phát hiện 1 học sinh lớp 3A3 dương tính với SARS-CoV-2, đó là em H.M.Đ. Được biết, học sinh H.M.Đ là con của bà Vũ T.T, ca bệnh COVID-19 được phát hiện ngày 16/8.

Ngay sau khi có thông tin em Đ. dương tính với SARS-CoV-2, nhà trường đã lập danh sách 19 học sinh và 4 giáo viên tại phòng thi 2A1 có liên quan đến trường hợp F0, lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 và di chuyển đến khu cách ly tập trung. Đồng thời, lực lượng chức năng thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 cho toàn bộ học sinh, giáo viên, trong đó ưu tiên cho học sinh và giáo viên của lớp 3A3 được xét nghiệm trước.

Chia sẻ với PV tờ Tri thức Trực tuyến, cô Nguyễn Thị Hoài, Hiệu trưởng trường Tiểu học Võ Cường 2 cho biết, khi nhận được tin báo học sinh mắc COVID-19, những trường hợp liên quan phải đi cách ly tập trung, cô rất lo lắng. Khi liên lạc với từng phụ huynh của 19 học sinh, một số người cũng tỏ ra hoang mang, nhà trường đã trấn an phụ huynh rất nhiều.

"Các em là học sinh lớp 3, đã quen với việc bán trú ở trường, lại có 4 cô đi theo chăm sóc nên chúng tôi cũng trấn an phụ huynh rằng mọi sinh hoạt của các em sẽ được chăm lo, đảm bảo. Ngay trong chiều 17/8, sở, phòng giáo dục đã đến động viên cô trò và tặng sách, truyện, sữa cho các em", cô Hoài thông tin.

(Theo Người Đưa Tin)

Người đàn ông không đeo khẩu trang, xưng Tao là VTV, tiến sĩ định thông chốt kiểm dịch trong đêm
Hiện người đàn ông xưng làm việc ở VTV và là tiến sĩ đang được cơ quan chức năng củng cố hồ sơ, xử lý theo quy định pháp luật.

Tin tức 24h

HÀ ANH (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dịch COVID-19