Các bác sỹ đã rất bất ngờ khi một bệnh nhân vẫn gảy đàn guitar trong lúc đang được tiến hành phẫu thuật não.
Một bệnh viện ở Los Angeles đã trở thành nơi đầu tiên trên thế giới cho phép bệnh nhân chơi nhạc cụ trong lúc đang tiến hành phẫu thuật.
Bệnh viện đã tường thuật trực tiếp tiến trình phẫu thuật và chia sẻ video qua trang mạng xã hội Twitter vào hôm thứ 5 ngày 23/5 vừa qua. Sau khi xem video này, cộng đồng mạng đã rất bất ngờ về khả năng chơi đàn trong lúc đang tiến hành phẫu thuật não.
Bệnh nhân Brad Carter, 39 tuổi, được phép chơi đàn guitar trong lúc các bác sỹ tạiTrung tâm Y tế UCLA đang tiến hành phẫu thuật não
Brad được chẩn đoán mắc bệnh Parkinson vào năm 2006 khiến anh không thể chơi nhạc
Anh Brad Carter, 39 tuổi, đã được quay lại cảnh hào hứng chơi đàn guitar trong lúc các bác sỹ tại Trung tâm Y tế UCLA đang cấy ghép thiết bị kích thích não nhằm chống lại những ảnh hưởng của bệnh Parkinson đối với cơ thể bệnh nhân.
Các bác sỹ đã ghi lại hình ảnh này và đăng tải lên mạng xã hội Twitter
Năm 2006, anh Carter được chẩn đoán mắc chứng bệnh Parkinson sau khi xuất hiện triệu chứng run tay. Căn bệnh đã cướp đi khả năng chơi đàn guitar của anh. Sau một thời gian dài chịu đựng, anh Carter đã quyết định phẫu thuật não để điều trị căn bệnh và chứng run tay bằng cách cấy máy điều nhịp não vào trong não bộ.
Đến ngày 23-5, trong lúc đang phẫu thuật thì anh Carter được các bác sĩ đánh thức trong một thời gian ngắn kèm theo lời thỉnh cầu chơi đàn guitar để các bác sỹ đặt được bộ phận cấy ghép vào đúng vị trí tác động trong não.
Trả lời trước ống kính, anh Carter cho biết rất vui vì lại có thể chơi đàn guitar.
Đoạn clip này được quay nhân kỷ niệm lần thứ 500 bệnh viện thực hiện các cuộc phẫu thuật kiểu này. Đại diện của trung tâm UCLA cho biết clip ca hát trong lúc phẫu thuật được thực hiện dưới sự giám sát của Tiến sĩ Nader Pouratian với hy vọng làm giảm nỗi sợ hãi cho nhiều bệnh nhân khác thực hiện phẫu thuật tương tự trong tương lai.
Anh vẫn rất tỉnh táo trong lúc các bác sỹ phẫu thuật
Được biết, tại Trung tâm Y tế UCLA, các bệnh nhân luôn tỉnh táo để có thể thực hiện được những yêu cầu của bác sỹ, từ đó họ có thể tìm được chính xác vị trí máy điều nhịp não cần đặt.
Nhờ có hiệu ứng tường thuật trực tiếp này, nỗi lo sợ trước phẫu thuật của các bệnh nhân sẽ phần nào được giảm bớt.