Nếu vẫn để doanh nghiệp được tự định giá với biến động 5% thì người tiêu dùng chỉ có thiệt, đây là nhận định của hầu hết các chuyên gia.
"Nếu Dự thảo sửa đổi Nghị định 84 về kinh doanh xăng dầu vẫn để cho doanh nghiệp (DN) được tự định giá với biến động 5% thì người tiêu dùng chỉ có thiệt, việc sửa đổi sẽ chẳng đưa lại điều gì so với quy định đang gây bất cập hiện nay...".
Đây là nhận định của hầu hết các chuyên gia sau khi Bộ Công Thương công bố dự thảo lần 4 Nghị định 84 sửa đổi. Theo dự thảo lần này, về thời gian điều chỉnh giá, Bộ Công Thương đề nghị giữ nguyên thời gian giữa 2 lần điều chỉnh là 10 ngày theo quy định hiện nay (tối thiểu đối với tăng giá và tối đa đối với giảm giá).
Khi DN được tự định giá với biến động 5% thì người tiêu dùng sẽ thiệt.
Rút về 5-8%Về điều chỉnh giảm giá bán lẻ xăng dầu, Bộ chốt phương án sẽ cho phép DN đầu mối tự điều chỉnh nếu giá cơ sở giảm trong phạm vi 6% so với giá bán lẻ hiện hành. Trường hợp giá cơ sở giảm trên 6%, sau khi áp dụng các giải pháp điều tiết về tài chính như thuế nhập khẩu, Quỹ Bình ổn giá,… DN đầu mối được tiếp tục giảm giá xăng bán lẻ, không hạn chế khoảng thời gian giữa 2 lần giảm giá và số lần giảm giá.
Về điều chỉnh tăng giá bán lẻ, khi giá xăng dầu cơ sở biến động trong phạm vi 5%, DN đầu mối được quyền chủ động tăng giá bán lẻ. Nếu giá cơ sở tăng từ trên 5-8%, DN được quyền tăng giá 50%, cộng thêm 40% của phần tăng thêm, 60% còn lại sử dụng Quỹ Bình ổn giá để bù đắp. Trong khi đó, ở dự thảo lần 3, Bộ Công Thương đưa ra với quãng biến động giá 5-10% thì DN được quyền tăng giá 5% và được cộng 60% phần tăng thêm, 40% còn lại sử dụng Quỹ Bình ổn. Quy định hiện hành cho phép điều chỉnh khi giá cơ sở tăng từ 7-12% so với giá bán lẻ.
Dự thảo cũng đưa ra phương án khi giá cơ sở tăng trên 8% so với giá bán lẻ hiện hành thì DN báo cáo cơ quan quản lý và trong 5 ngày sẽ có biện pháp bình ổn, nếu trong 5 ngày không nhận được văn bản điều hành, DN đầu mối được chủ động tăng giá với mức tương đương giá cơ sở.Người tiêu dùng vẫn "chết"Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, việc các DN kinh doanh xăng dầu gần như được giao toàn quyền tự điều chỉnh giá trong bản dự thảo lần này không có gì mới và vẫn chưa giải quyết được gốc rễ vấn đề là người tiêu dùng luôn bị đối xử bất bình đẳng và chịu thiệt thòi trên thị trường xăng dầu.
"Chúng ta từng cho phép DN tự định giá xăng dầu hồi năm 2009 với biến động trên 7-12%, lúc đó DN đã tăng giá xăng dầu trên 10 lần/năm, khiến người dân chóng mặt, cơ quan nhà nước buộc phải "cầm cương" giá trở lại. Lần này, cho DN tự định giá trong phạm vi 5-8% thì chỉ là để DN tăng thấp đi mà thôi, chứ người tiêu dùng vẫn "chết"-ông Long nói thêm.
Xăng tiếp tục tăng giá gần 400 đồng/lít Kể từ 20 giờ tối qua (28.6), giá bán lẻ các mặt hàng xăng, dầu trong nước tiếp tục tăng tối đa 305 - 367 đồng. Sau khi điều chỉnh, Petrolimex đang bán xăng RON 92 ở mức 24.110 đồng/lít. Giá xăng RON 92 cao nhất sẽ là 24.123 đồng/lít. Đây là lần tăng thứ 2 của giá xăng trong vòng nửa tháng. Trước đó, giá một số mặt hàng xăng dầu đã tăng từ 220 đồng tới 420 đồng mỗi lít, từ 20 giờ tối 14.6. Ban Thư |
Ông Long cho rằng, cơ chế định giá vẫn có sự bất bình đẳng. Nếu tăng 5% mà DN tự quyết thì người tiêu dùng sẽ thiệt vì sẽ phải chấp nhận giá xăng dầu cao của DN mà không có sự lựa chọn. Chưa kể, điều này còn tạo ra lợi ích rất lớn cho các DN kinh doanh độc quyền thu lời. Họ sẽ tăng giá để không bị lỗ, còn người tiêu dùng thì buộc phải chấp nhận.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cũng nhìn nhận, việc điều chỉnh biên độ được tăng giá cho DN từ 7-12% của quy định hiện hành về 5-8% không có nhiều ý nghĩa. DN vẫn dễ tăng khó giảm. Chưa kể, giá cơ sở tính theo dự thảo chưa phản ánh thật đúng biến động của giá thế giới, vẫn "luẩn quẩn" theo cách cũ là thuế chồng thuế, phí chồng phí, khó minh bạch về giá với người dân.
Theo ông Phong, cần bóc tách giá cơ sở này làm 2 phần: Phần giá cơ sở chỉ đơn thuần là giá DN phải mua, nhà nước không can thiệp được; còn phần thuế, phí là những quy định Nhà nước đưa ra đến đâu thì DN chấp hành đến đó.